thẩm vụ án hình sự thơng qua việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, qùn bào chữa có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng. Thơng qua việc thực hiện qùn bào chữa, bị cáo có thể thực hiện các hành vi tố tụng mà pháp luật quy định cho họ nhằm loại bỏ sự nghi ngờ, phủ nhận toàn bộ hay một phần sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với họ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Theo đó, pháp luật TTHS quy định bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo có các quyền tố tụng nhất định để có thể thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Tuy nhiên, để quyền này
được thực hiện hiệu quả thì khơng thể khơng kể đến trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho bị cáo hoặc người bào chữa thực hiện qùn bào chữa cho bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Trên thực tế, hoạt động, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện quyền bào chữa của bị cáo.
Do đó, các quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa cho bị cáo nhằm bảo đảm cho quá trình xét xử bị cáo tại phiên tịa được khách quan, tồn diện và đúng pháp luật, tránh làm oan người vơ tội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Ở mỗi giai đoạn tố tụng, trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của các cơ quan tiến hành tố tụng là khác nhau. Đối với hoạt động xét xử bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo thuộc về Viện kiểm sát và Tòa án.
Đối với VKS, đây là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS nói chung, xét xử vụ án nói riêng. Khi thực hiện chức năng của mình trong giai đoạn xét xử, VKS có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết để bị cáo có thể thực hiện quyền mà pháp luật quy định cho họ, trong đó có quyền bào chữa; tạo điều kiện để người bào chữa thực hiện việc bào chữa của họ tại phiên tịa. Sau đó ghi nhận những lời bào chữa của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm để có căn cứ luận tội và đề ra mức hình phạt phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Đồng thời, VKS cịn có trách nhiệm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý những hành vi gây cản trở hoặc xâm hại đến quyền bào chữa của bị cáo khi tiến hành kiểm sát quá trình xét xử sơ thẩm VAHS.
Trách nhiệm của Tòa án: Đây là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp với hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình TTHS là xét xử. Trong tồn bộ q trình giải quyết vụ án, phiên tịa có ý nghĩa rất quan trọng,
đặc biệt là phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tại phiên tịa, tồn bộ chứng cứ, kết quả của quá trình TTHS từ giai đoạn điều tra, truy tố được đưa ra xem xét, các bên buộc tội và gỡ tội đưa ra các ý kiến tranh tụng để trên cơ sở đó, HĐXX đưa ra phán quyết đối với bị cáo. Trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong q trình xét xử tại phiên tịa chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Tịa án. Trong q trình này, Tịa án phải đảm bảo cho bị cáo, người bào chữa của bị cáo có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho họ. Trong đó, trước hết phải đảm bảo cho bị cáo cho bị cáo có mặt tại phiên tịa: “Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu
tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hỗn phiên tịa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh” (Khoản 1 Điều 290
BLTTHS năm 2015). Tòa án chỉ xét xử vắng mặt bị cáo khi bị cáo trốn và việc truy nã khơng có kết quả; bị cáo đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tòa; bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; nếu sự vắng mặt của bị cáo khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Bên cạnh đó, Tịa án có nhiệm vụ giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo và bảo đảm cho họ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó một cách đầy đủ và hiệu quả, trong đó có quyền bào chữa.
Đối với người bào chữa, để đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo, nếu người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tịa án phải hỗn phiên tịa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt khơng vì lý do
bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tịa án vẫn mở phiên tịa xét xử. Trường hợp chỉ định người bào chữa được quy định tại Điều 76 BLTTHS mà người bào chữa vắng mặt thì HĐXX phải hỗn phiên tịa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Toà án là cơ quan đóng vai trị quyết định, trung tâm và điều khiển phiên toà, Tồ án phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền chứng minh của mình. Theo quy định của BLTTHS hiện hành, phiên toà xét xử sơ thẩm chia thành những phần sau: Phần thủ tục bắt đầu phiên toà, phần xét hỏi, phần tranh luận, phần nghị án và tuyên án. Tại phiên toà, các chứng cứ được xem xét công khai bằng thủ tục xét hỏi; các bên tranh luận, đưa ra quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ được xem xét, về các điều khoản BLHS, BLTTHS và các văn bản có liên quan khác cần áp dụng để giải quyết vụ án và đề xuất các biện pháp cụ thể cho việc giải quyết vụ án. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các chứng cứ cũng như pháp luật áp dụng và kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử sẽ cân nhắc các quan điểm, yêu cầu, đề xuất... để ra phán quyết đúng đắn, khách quan, hợp pháp.
Như vậy, giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng rất phức tạp, bắt đầu từ khi toà án nhận hồ sơ vụ án từ VKS, vào sổ thụ lý và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Giai đoạn này không chỉ bị quy định bởi tính phức tạp của q trình chứng minh vụ án hình sự tại phiên tồ mà nó cịn bị quy định bởi nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn xét xử là xác định chân lý khách quan của vụ án, bao gồm: xác định có sự kiện phạm tội hay khơng; nếu có thì ai là người thực hiện hành vi phạm tội; hành vi đó cấu thành tội phạm nào được quy định trong bộ luật hình sự; trách nhiệm hình sự, trách hiệm dân sự của người đã thực hiện hành vi phạm tội.Do đó, để xác định sự thật khách quan của vụ án đòi hỏi Hội đồng xét xử tuân thủ các nguyên tắc
chung của pháp luật tố tụng hình sự trong đó có bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm góp phần làm sáng tỏ vụ án một cách chính xác và khách quan.
Tóm lại:Pháp luật TTHS của nước ta không những thừa nhận qùn bào chữa trong tố tụng hình sự nói chung và trong xét xử vụ án hình sự nói riêng mà cịn có những cơ chế nhằm bảo đảm quyền này được thực hiện hiệu quả trên thực tế, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế trong bảo vệ quyền con người.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống, phân tích những vấn đề lý luận về quyền bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự như khái niệm qùn bào chữa, khái niệm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự; nội dung và ý nghĩa của bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự. Đồng thời, trong chương này, luận văn cũng đã trình bày quy định về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới. Tuy chưa thật sự toàn diện nhưng kết quả của luận văn thể hiện trong chương 1 là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta cũng như đánh giá thực trạng bảo đảm quyền này trong thực tiễn ở chương tiếp theo.
Chương 2