Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 46 - 48)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế sau đây:

Thứ nhất, tại một số phiên tịa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai, q trình xét xử cơng khai tại Tịa án việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo cịn mang tính phiến diện, hình thức thể hiện qua việc: Bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ, đồ vật, tài liệu chứng minh có lợi cho hành vi phạm tội của mình và Hội đồng xét xử sơ thẩm có trách nhiệm xem xét, đánh giá những chứng cứ gỡ tội đó để có những phán quyết phù hợp; nhưng trên thực tế rất hiếm có vụ án mà bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo cung cấp chứng cứ gỡ tội được chấp nhận, chủ yếu chỉ là cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến tình tiết giảm nhẹ như xác nhận hồn cảnh gia đình của chính qùn địa phương hay người có cơng với cách mạng… Những người tiến hành tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm là Hội đồng xét xử, là Kiểm sát viên chủ yếu đánh giá các chứng cứ buộc tội đối với bị cáo để từ đó có đủ cơ sở quyết định hình phạt đối với họ.

Thứ hai, tại một số vụ án sơ thẩm hình sự, Hội đồng xét xử sơ thẩm chưa chú ý tập trung tạo điều kiện cho bên gỡ tội là bị cáo được thể hiện quan điểm của mình tại phiên tịa mà ưu tiên cho Kiểm sát viên – người buộc tội đối với bị cáo được trình bày quan điểm nhiều hơn, ít nhiều có sự hạn chế quyền tranh luận của bản thân bị cáo hay người bào chữa cho bị cáo. Ví dụ như: Trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa, bên buộc tội và bên gỡ tội chưa

thực sự bình đẳng với nhau trong việc tranh luận, hỏi đáp. Bản thân bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo nhiều trường hợp không được Hội đồng xét xử cho phép đặt câu hỏi ngược lại với bên buộc tội là Kiểm sát viên để làm rõ bản chất của vụ án. Thực tế này cho thấy việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai cịn có những hạn chế nhất định.

Thứ ba, về phía Kiểm sát viên: tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, bị cáo có khả năng, điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền tự bào chữa của họ, đặc biệt là ở phần tranh luận, đối đáp. Tuy nhiên, một số Kiểm sát viên chưa chuẩn bị tốt cho việc tranh luận tại phiên tịa, thậm chí có trường hợp khơng dự đốn được tình huống bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo cung cấp những chứng cứ, tài liệu mới nên khi tiến hành tranh luận hay đối đáp thì bị động, lúng túng hoặc là né tránh, trả lời lòng vịng khơng đi thẳng vào những vấn đề mà bên bị cáo nêu ra khác với quan điểm của Kiểm sát viên. Thậm chí có trường hợp Kiểm sát viên khơng trả lời được câu hỏi của bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo nên im lặng hoặc nói: Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm truy tố. Do đó, khơng thuyết phục được Hội đồng xét xử, không bảo đảm được quyền của bị cáo, ảnh hưởng trực tiếp tới việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại các phiên tịa hình sự sơ thẩm.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện quyền bào chữa của bị cáo, một số

luật sư của bị cáo được chỉ định hoặc được thuê đã thực hiện một số hoạt động trái pháp luật nhằm mục đích thực hiện bằng được việc bảo vệ thân chủ của mình như hướng dẫn bị cáo hoặc người thân thích của bị cáo khai báo không đúng thực tế, thông cung với nhau khi trả lời xét hỏi tại phiên tòa…, hoặc có trường hợp luật sư cư xử không đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo. Bên cạnh đó, có luật sư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo đã vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư.

Cụ thể như luật sư dùng lời lẽ mang tính chỉ trích, xúc phạm những người tiến hành tố tụng, có phát biểu về những vấn đề liên quan đến vụ việc luật sư đảm nhận bào chữa, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và hoạt động của những người tiến hành tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Điều này đã làm ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm mà còn ảnh hưởng đến việc sáng tỏ vụ án một cách khách quan, tồn diện, góp phần bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN.

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự

Một phần của tài liệu BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)