2.3.2.1.Nguyên nhân khách quan
-Nguyên nhân từ phíanhững quy định của pháp luật
Một số quy định của pháp luật TTHS về bảo đảm quyền bào chữa chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa hợp lý và chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó áp dụng, chưa có sự thống nhất trong cách hiểu giữa CQTHTT với người bào chữa nên hiệu quả của việc bảo đảm quyền này chưa cao, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Chẳng hạn như quy định về quyền của bị cáo, quyền của người bào chữa, quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, quy định về việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật để xem xét tại phiên tòa, quy định liên quan đến bào chữa bắt buộc… Cụ thể:
Một là: Pháp luật quy định bị cáo có quyền thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc thực hiện quyền bào chữa nhưng việc tiếp nhận, kiểm tra và đánh giá tài liệu, chứng cứ lại do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định (khoản 4 Điều 88 BLTTHS năm 2015). Điều này cho thấy bị cáo chưa thực sự bình đẳng với bên buộc tội, tại phiên tịa sơ thẩm là Hội đồng xét xử. Do đó việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm cịn mang tính hình thức thể hiện việc Hội đồng xét xử sơ thẩm thường chú ý các chứng cứ buộc tội mà ít chú ý đến chứng cứ gỡ tội của bị cáo.
Hai là: BLTTHS quy định chủ toạ phiên tồ hình sự sơ thẩm không được hạn chế thời gian tranh luận của Kiểm sát viên và bị cáo cũng như người bào chữa cho bị cáo, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình, Kiểm sát viên trình bày để buộc tội, bị cáo trình bày để gỡ tội, nhưng chủ tọa có qùn cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án. Nội hàm của khái niệm “không liên quan vụ án” trên thực tế cũng được hiểu theo nhiều khác nhau, có trường hợp chủ tọa dùng quyền của mình để cắt ý kiến của người bào chữa. Hay trường hợp Kiểm sát viên không đáp lại lời bào chữa thì cũng khơng có cơ chế nào buộc họ phải tranh luận đến cùng. Chính vì chất lượng và kết quả tranh tụng bị hạn chế, ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Từ đó chưa hình thành được cơ chế và khn khổ pháp lý vững chắc cho việc đảm bảo phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng cơng khai tại phiên tịa.
Ba là:chưa quy định trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng phải tôn trọng kết quả bào chữa; xem xét các tài liệu, đồ vật do bên bào chữa cung cấp; các tình tiết và những lập luận do bên bào chữa cho bị cáo hoặc bị cáo tự nêu ra. Các vi phạm về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải bị xem là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và khơng có giá trị chứng minh tại phiên toà. BLTTHS chưa quy định về cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm; chế tài theo hướng quy định hậu quả pháp lý, theo đó nếu các cơ quan tiến hành tố tụng có vi phạm thì phải xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nguyên nhân từ thủ tục tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm
Bộ luật tố tụng hình sự quy định chủ toạ phiên toà hình sự sơ thẩm khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm tranh luận trình bày hết ý kiến của
mình, đặc biệt là hai bên buộc tội và gỡ tội, nhưng chủ tọa phiên tịa có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án. Có thể thấy nội hàm của khái niệm “khơng liên quan vụ án” trên thực tế cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của chủ tọa phiên tịa. Do đó, nếu kiểm sát viên tham gia phiên tịa khơng có ý kiến đáp lại thì cũng khơng có cơ chế nào buộc họ phải tranh luận đến cùng. Bên cạnh đó, một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân vẫn còn định kiến với bị cáo là người phạm tội, chưa vận dụng nguyên tắc suy đốn vơ tội. Do đó, chất lượng và kết quả tranh tụng sẽ bị hạn chế và chưa hình thành được cơ chế và khn khổ pháp lý cho việc đảm bảo phán quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm thời gian qua.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
-Nguyên nhântừ phía các chủ thể thực hiện việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm
Muốn bảo đảm được quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự thì vai trị của Hội đồng xét xử rất quan trọng. Thực tế nhận thức pháp luật, trình độ chun mơn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong công tác của một số thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên trên địa bàn thành phố Biên Hòa còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Bên cạnh việc thiếu số lượng, một số cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực trình độ cịn hạn chế, nhận thức pháp luật chưa thật sự đầy đủ, trong quá trình cơng tác chưa cố gắng, đầu tư thời gian nghiên cứu, học hỏi, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao nên chất lượng cơng việc cịn hạn chế, hiệu quả khơng cao dẫn tới việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo ít nhiều bị ảnh hưởng. Một số ít người tiến hành tố tụng
nhận thức về việc bảo đảm quyền bào chữa chưa đầy đủ dẫn đến khơng chú tâm giải thích, hướng dẫn về quyền bào chữa cho người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng, thậm chí cịn có tâm lý khơng muốn có người bào chữa, nhất là luật sư vì cho rằng luật sư sẽ chỉ dẫn cho người bị buộc tội cũng như chỉ dẫn cho bị cáo khơng trung thực trong q trình xét xử vụ án.
Từ kết quả khảo sát thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hịa, có thể thấy rằng tình trạng CQTHTT, NTHTT vi phạm quy định pháp luật về TTHS, gây ảnh hưởng đến quyền của người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng vẫn cịn tồn tại trong đó việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm chưa được đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có các quy định chi tiết, cụ thể về trách nhiệm, chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quyền của bị cáo nói chung, quyền bào chữa nói riêng của các chủ thể có thẩm qùn. Chính điều đó đã khiến cho việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa còn nhiều hạn chế, nhiều vụ án khơng có người bào chữa trong khi năng lực tự bào chữa của bị cáo yếu và thiếu gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo cũng như kết quả giải quyết vụ án.
- Những nguyên nhân khác
Một là: từ phía bị cáo
Trong thực tiễn xét xử sơ thẩm cho thấy: phần lớn bị cáo có trình độ hiểu biết pháp luật thấp, hầu như không nắm được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền bào chữa nên việc họ tự bào chữa cho hành vi phạm tội của bản thân tại phiên tòa sơ thẩm khá sơ sài, nhiều trường hợp không diễn đạt hết được bản chất của sự việc, trình bày những nội dung, tình tiết có lợi cho bản thân mà chỉ loanh quanh diễn tả sự việc đơn thuần gây bất lợi cho bản thân.
Mặt khác, khi đối mặt với sự buộc tội từ phía Hội đồng xét xử, họ thường có tâm lý hoang mang, e ngại. Cùng với sự hạn chế trong hiểu biết pháp luật, một số bị cáo còn cho rằng việc thực hiện các hoạt động tự bào chữa là hành vi chống đối, sẽ bị tăng nặng trách nhiệm hình sự nên thường không dám tự bào chữa mà để cho Tòa án quyết định việc chọn người bào chữa cho họ hoặc bất bình với quyết định của Hội đồng xét xử cũng khơng dám lên tiếng. Chính vì vậy nên đã làm cho bị cáo khơng thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả đồng thời làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án hình sự.
Ngồi ra, bản thân nhiều bị cáo hầu như chưa có nhận thức, quan niệm đúng về người bào chữa cũng như vai trị, vị trí của họ trong tố tụng hình sự và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Thêm vào đó, bị cáo thường có sự lo ngại về vấn đề kinh tế nên trong nhiều vụ án, họ không chủ động nhờ người bào chữa mà để cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cử người bào chữa cho họ. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Hai là: từ phía người bào chữa cho bị cáo
Theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa cho bị cáo tại phiên tịa có thể là luật sư, người đại diện của bị cáo, bào chữa viên nhân dân hoặc trợ giúp viên pháp lý. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa cho thấy hầu hết người tham gia bào chữa cho bị cáo đều là luật sư. Các vụ án có người bào chữa do Trung tâm trợ giúp pháp lý cử đến cũng là luật sư cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm. Chưa có trường hợp nào có người bào chữa là người đại diện hoặc bào chữa viên nhân dân tham gia bào chữa cho bị cáo.
Theo đánh giá của Đồn luật sư tỉnh Đồng Nai thì đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh qua các năm có sự phát triển khá nhanh chóng nhưng chưa bền vững, trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ luật sư chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp. Trong đó có nguyên nhân là chưa có cơ chế bảo đảm sự phát triển bền vững của luật sư, luật sư chưa được tham gia nhiều vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Một bộ phận luật sư chưa nhận thức được đầy đủ về vai trị, vị trí của luật sư, chưa có ý thức bảo vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; chưa có ý thức giữ gìn uy tín nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến niềm tin đối với nghề luật sư. Có trường hợp luật sư nhận bào chữa cùng lúc nhiều vụ án nên xin xét xử vắng mặt hoặc xin hỗn phiên tịa vì khơng thể tham gia hết. Hoặc đối với các vụ án chỉ định luật sự, do thù lao trả thấp nên luật sư không mặn mà nghiên cứu hồ sơ vụ án do đó bào chữa qua loa, đại khái cho xong. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho công tác trợ giúp pháp lý đối với bị cáo nhằm bảo đảm thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Tiểu kết Chương 2
Từ những kiến thức về lý luận có liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm được tác giả nghiên cứu, phân tích tại chương 1. Trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu những số liệu cụ thể, những vụ án hình sự thực tiễn xảy ra trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tác giả đã đánh giá cụ thể những kết quả đạt được từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng đến bị cáo hay người bào chữa cho bị cáo trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Sau đó tiếp tục phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế với những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm tại thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai. Đó là những bất cập liên quan đến các quy định của pháp luật, những bất cập từ phía các bị cáo, người bào chữa cho bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can tại phiên tịa sơ thẩm hình sự trong thời gian tới.
Chương 3