Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 74 - 80)

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của người dân: Tăng cường tuyên

truyền, phổ biến pháp luật là phương pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức của người dân về kiến thức pháp luật nói chung, quyền bào chữa nói riêng. Qua đó giúp cho người dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và xã hội, đồng thời giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện một cách nhanh chóng và xử lý kịp thời đối với hành vi phạm tội. Việc thay đổi nhận thức về QBC là cách tốt nhất để trang bị cho người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng những phương tiện, biện pháp giúp họ bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía những NTHTT, CQTHTT; họ có thể tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa để bảo vệ qùn và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai: Đối với người bào chữa: cần củng cố, kiện toàn, phát triển đội

ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh nói chung, thành phố nói riêng nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người bào chữa phải thường xuyên được cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn thực hiện QBC của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm một cách có hiệu quả và đúng nghĩa của nó.

Thứ ba:Đối với trợ giúp viên pháp lý: Qua khảo sát thực tế trên địa bàn

thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho thấy hoạt động hỗ trợ, trợ giúp pháp lý chủ yếu do luật sư thực hiện. Việc thực hỗ trợ pháp lý trong thực hiện QBC

của bị cáo sẽ giúp cho việc thực hiện quyền hiệu quả hơn, bị cáo sẽ thoát khỏi sự lo lắng về tài chính khi phải mời luật sư bào chữa. Do đó, việc phát triển đội ngũ trợ giúp viên pháp lý sẽ là giải pháp giúp tăng cường hiệu quả hoạt động bào chữa đối với bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự.

Cần chú trọng quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho đội ngũ người bào chữa nói chung nhằm xây dựng đội ngũ người bào chữa có chất lượng, tinh thơng nghiệp vụ, pháp luật, có bản lĩnh vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Theo đó, người bào chữa phải thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn tâm trong sáng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bào chữa. Cần tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng tranh tụng để phục vụ tốt nhiệm vụ bào chữa như kỹ năng đặt câu hỏi, trình bày lập luận để tranh luận, chứng minh các tình tiết có lợi cho bị cáo tại phiên tòa, thuyết phục HĐXX theo quan điểm của mình… Theo đó, cần xem xét tăng thù lao cho người bào chữa tham gia bào chữa chỉ định tương xứng với công sức, chi phí họ bỏ ra; cải thiện chế độ tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý để bảo đảm cuộc sống cho họ. Có như vậy mới thu hút những người có trình độ, năng lực tham gia thực hiện quyền bào chữa cho người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng.

Bên cạnh đó, cần có chế định cụ thể xử lý đối với hành vi vi phạm đến QBC của người bị buộc tội nói chung, QBC của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói riêng, kể cả hành vi cản trở hoạt động hành nghề của người bào chữa. Trên thực tế, người có thẩm quyền vi phạm những vấn đề này chưa bị xử lý nghiêm túc, cơng khai. Do đó, địi hỏi phải có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với vi phạm củangười tiến hành tố tụng mà cụ thể là những vi phạm của Hội đồng xét xử trong việc bảo đảm QBC của người bị buộc tội trong

TTHS cũng như bị cáo khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Ngồi ra, Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai là địa bàn có số vụ án hình sự tính theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện và tương đương cao nhất cả nước. Tuy nhiên, biên chế Thẩm phán của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hịa cịn ít, chỉ hơn 40 người trong khi số vụ án hình sự hàng năm phải xét xử khoảng gần 1000 vụ. Do đó có thể thấy khối lượng cơng việc q lớn làm cho nhiều vụ án được xét xử sơ thẩm chưa bảo đảm được quyền bào chữa cho bị cáo. Do đó, giải pháp cấp bách là cần tăng cường biên chế Thẩm phán cho Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tăng cường chế độ đãi ngộ để các Thẩm phán, cán bộ Tịa án n tâm cơng tác, yên tâm làm công tác chun mơn. Có như vậy thì các ngun tắc của tố tụng hình sự nói chung, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo nói riêng mới được thực thi một cách đầy đủ và chính xác.

Tiểu kết Chương 3

Qua Chương 3 của luận văn, tác giả đã phân tích, làm rõ về các yêu cầu và giải pháp áp dụng đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa. Cụ thể đó là các u cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, yêu cầu của tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa – tức là thực hiện đúng các quy định của pháp luật và yêu cầu về bảo vệ quyền con người, quyền tố tụng và quyền bào chữa của bị cáo để các chủ thể áp dụng đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự.

Từ những yêu cầu đó tác giả đề ra những giải pháp nhằm áp dụng đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa, bao gồm: tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội nói chung, cho bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói riêng. Đồng thời tại chương 3 tác giả cũng đưa ra những giải pháp khác nhưkịp thời ra các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật về quyền bào chữa; giải pháp đối với các chủ thể thực hiện việc bảo đảm quyền bào chữa như: nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự kết hợp với nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp và giải pháp về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự cùng thực tiễn thực hiện hoạt động này trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Một là, vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng được ghi nhận tại nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, luật pháp của các quốc gia trên thế giới và trở thành giá trị pháp lý quốc tế hóa. Vấn đề này được ghi nhận là nguyên tắc cơ bản trong LTTHS của Việt Nam, là phương châm, định hướng chi phối tồn bộ q trình TTHS nói chung, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng. Qua đó thể hiện tư tưởng, mục tiêu, bảo vệ quyền con người của Nhà nước ta, phù hợp xu thế phát triển chung của pháp luật quốc tế.

Hai là, qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế định bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS Việt Nam cho thấy về cơ bản, các quy định về QBC của BLTTHS hiện hành là sự kế thừa quy định về QBC đã được ghi nhận trong các BLTTHS trước đó, nhưng có sự mở rộng hơn phạm vi chủ thể thực hiện quyền này trong TTHS…Qua khảo sát, nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm QBC trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, có thể thấy được việc bảo đảm thực hiện QBC đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như bảo đảm tốt hơn QBC cho người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng, bảo đảm quyền con người. Đồng thời giúp cho các CQTHTT giải quyết giải quyết vụ án khách quan, công minh, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn bảo đảm QBC của bị cáo trong xét xử sơ thẩm còn nhiều vấn đề vướng mắc. Điều đó địi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy

định đó nhằm đáp ứng yêu cầu công tác thực tiễn của q trình TTHS nói chung, xét xử vụ án hình sự nói riêng.

Ba là, trên cơ sở những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bảo đảm QBC của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả đã xác định, làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về bảo đảm QBC, đồng thời đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện QBC của người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)