Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp của nước ta trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 56 - 58)

Việt Nam đã là thành viên trong hệ thống pháp luật như các quy định về tố tụng hình sự, quyền con người trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hơn nữa các quyền con người trong TTHStrong đó có bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm.

Để đáp ứng yêu cầu này, BLTTHS của nước ta đã xây dựng chương II: Những nguyên tắc cơ bản trong đó Điều 16 là bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Quy định này chính là cơ sở, là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo đảm QBC của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Từ đó xây dựng nền tư pháp gần gũi với thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

3.1.2. Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp của nước ta trong thời gian tới gian tới

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và Nhà nước rất chú trọng việc cải cách tư pháp, coi đây là khâu đột phá quan trọng thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Điều này được thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải

cách tư pháp” [3]; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định: Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp… và cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, cơng khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa án làm căn cứ quan trọng để pháp quyết bản án, coi

đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp… [2]. Tuy

nhiên, tại Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã chỉ rõ: “Hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN” [1].

Tăng cường tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự là tư tưởng mang tính đột phá, được xác định là một trong những vấn đề quan trọng nhất của cải cách tư pháp. Tranh tụng trong tố tụng hình sự thực chất là quá trình tồn tại, vận động, đấu tranh giữa hai chức năng cơ bản của tố tụng hình sự: chức năng buộc tội và chức năng bào chữa - hai chức năng có định hướng ngược chiều, đối trọng nhau. Chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng này được tạo điều kiện bình đẳng với nhau trong việc bày tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến của phía mình trong tồn bộ quá trình giải quyết vụ án, mà đỉnh điểm của quá trình này diễn ra tại phiên toà sơ thẩm. Tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng với việc đẩy mạnh dân chủ, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, tăng cường tranh tụng chính là một trong những giải pháp quan trọng, đặt yêu cầu đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và từng cán bộ tiến hành tố tụng phải tự nâng cao năng lực, trình

độ, trách nhiệm, bản lĩnh công tác để đáp ứng những địi hỏi của q trình tố tụng hình sự.

Do đó, để góp phần thực hiện tốt cải cách tư pháp đẩy mạnh hoạt động tranh tụng thì một trong những yêu cầu đặt ra là cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền bào chữa, làm cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội trong TTHS nói chung, bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm nói riêng.Mặt khác, theo quy định của BLTTHS thì việc phán quyết của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tịa cơng khai, có tranh luận. Hiện nay, khi mà chúng ta đang tiến hành công cuộc cải cách tư pháp, tố tụng tranh tụng dành một vị trí đặc biệt cho việc bảo vệ lợi ích của người bị buộc tội nói chung, bị cáo nói riêng thì việc bảo đảm QBC của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm có vai trị, ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, xã hội cũng như pháp lý.

Một phần của tài liệu BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)