Các phương pháp chiếu xạ thực phẩm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ ẩm lên tính chất hóa lý và độ tiêu hóa của tinh bột khoai mỡ được chiếu xạ gama (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

5. Các phương pháp chiếu xạ thực phẩm

Chiếu xạ thực phẩm sử dụng một dạng năng lượng điện từ cụ thể, năng lượng của bức xạ ion hóa. Tia X, là một dạng bức xạ ion hóa, được phát hiện vào năm 1895. Phóng xạ và các bức xạ ion hóa liên quan của nó như tia alpha, beta và gamma, được phát hiện vào các năm tiếp theo. Các thí nghiệm ban đầu cho thấy bức xạ ion hóa có thể tiêu diệt vi khuẩn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy một số nguyên tố có thể được tạo ra phóng xạ dẫn đến việc sản xuất các nguồn tia gamma khác, chẳng hạn như Coban-60. Những tiến bộ này đã thúc đẩy sự quan tâm mới đến chiếu xạ thực phẩm (World Health Organization., 1988). Nhờ vào các phương pháp chiếu xạ,

giúp tăng thời hạn bảo quản thực phẩm, tránh các loại nấm mốc và vi sinh vật gây bệnh, an toàn

cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tia gamma, tia electron và tia X có cùng hiệu ứng ion hóa. Sự khác biệt chỉ tồn tại liên

quan đến phân bố liều lượng theo khả năng đâm xuyên và tốc độ giữa các các nguồn máy khác

18

tia Gamma và chùm tia điện tử Electron Beam (EB),… Tuy nhiên, tia Gamma được nghiên cứu nhiều nhất, sau đó là tia EB vì tia gamma là dạng năng lượng cao nhất của bức xạ điện từ, có mức năng lượng từ 10keV đến hàng trăm kiloelectron volts, và do đó chúng có khả năng xuyên thấu mạnh hơn các bức xạ khác như tia alpha và beta. Tia gamma là một loại bức xạ ion hoá và

tương tác với các nguyên tử hoặc các phân tử để tạo ra các gốc tự do trong tế bào, các gốc này làm thay đổi các thành phần, đặc tính và cấu trúc tế bào (Wi, Seung Gon, et al., 2007)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ ẩm lên tính chất hóa lý và độ tiêu hóa của tinh bột khoai mỡ được chiếu xạ gama (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)