Nhớt nội tại

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ ẩm lên tính chất hóa lý và độ tiêu hóa của tinh bột khoai mỡ được chiếu xạ gama (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.9. nhớt nội tại

Mức độ polymer hóa và khối lượng phân tử trung bình của tinh bột được xác định thơng

qua phương pháp đo độ nhớt nội tại. Độ nhớt nội (intrinsic viscosity, ηi, ml/g) được đo theo phương pháp của (Dokic, L., Jakovljevic, J., & Dokic, P., 2004) và (Harding, S. E., 1997). Tinh

bột được pha loãng với KOH 1M thành một dãy các nồng độ từ 1,0 – 5,0 mg/ml. Các dãy dung dịch này sẽ lần lượt được xác định độ nhớt động học (η, m2/s) bằng nhớt kế mao dẫn Oswald có

ϕ = 0,3mm (Ref. No 509 03, Đức). Dung dịch tinh bột sẽ được giữ ở 30°C trong 30 phút trước

khi tiến hành đo. Nước cất được sử dụng như mẫu chuẩn. Độ nhớt động học được xác định theo công thức:

η = 0,004 × 𝑡 −0,12 𝑡

(2.10) Tỉ trọng (ρ) của dung dịch tinh bột sẽ được xác định theo công thức (2.11) với m là khối lượng mẫu tinh bột (g); V là thể tích của mẫu tinh bột (ml):

ρ =𝑚 𝑉

(2.11)

Độ nhớt tương đối (ηrel) tính theo cơng thức:

𝜂𝑟𝑒𝑙 = 𝜂 𝜂𝑜 = 𝑡 𝑡𝑜 × 𝜌 𝜌𝑜 (2.12) Trong đó:

ηo: độ nhớt động học của nước cất (m2/s),

t: thời gian chảy (s) của dung dịch trong nhớt kế, to: thời gian chảy (s) của nước trong nhớt kế,

ρ: tỉ trọng của mẫu ở 30°C, ρo: tỉ trọng của nước ở 30°C

Reduced viscosity (ηred, ml/g) được tính theo cơng thức:

𝜂𝑟𝑒𝑑 =𝜂𝑟𝑒𝑙 − 1 𝑐

(2.13)

Trong đó: c: một nồng độ của dung dịch (mg/ml)

Độ nhớt nội tại (ηi, ml/g) của mẫu tinh bột được xác định theo công thức sau:

𝜂𝑖 = lim

𝑐→0𝜂𝑟𝑒𝑑 (2.14)

34

𝜂𝑖 = K𝑀𝑤𝑎 (2.15)

Trong đó:

K = 1,18 × 10−3 , a = 0,89 và Mw: khối lượng phân tử trung bình tinh bột (g/mol) (Cowie, J. M. G. , 1960). Từ đó, mức độ polymer hóa trung bình (DP) của các mẫu tinh bột được xác

định thông qua công thức:

DP = γ[𝜂𝑖] (2.16)

Trong đó, γ = 7,4 là hằng số được xác định bằng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ ẩm lên tính chất hóa lý và độ tiêu hóa của tinh bột khoai mỡ được chiếu xạ gama (Trang 55 - 56)