Bảng thống kê diện tích theo cao độ của hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 26 - 37)

Cao độ (m) < 0,75 0,75 ÷ 1,0 1,0 ÷ 1,25 1,25 ÷ 1,5 > 1,5 Cộng Diện tích (ha) 8.763,0 13.548,0 10.051,0 9.431,0 14.264,0 56.057,0 Tỷ lệ (%) 15,63 24,16 17,43 16,84 25,44 100

Nguồn: Cơng ty TNHH1TV KTCTTL Bắc Thái Bình - Vùng trong đồng: diện tích có cơng trình tưới là 52.529ha, hiện có 24 cống lớn dưới đê (trong đó triền sơng Luộc có 6 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 29.204ha, triền sơng Hố có 8 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 6.120ha, triền sơng Trà Lý có 10 cống diện tích cấp nguồn nước tưới thiết kế 17.205ha). Các cống lấy nước trữ vào sông trục nội đồng như Tiên Hưng, Sa Lung và các sông trục cấp I, II để tưới trực tiếp một phần, còn chủ yếu tưới bằng bơm điện với tổng số 754 trạm bơm (Trong đó Xí nghiệp thuỷ nơng quản lý 34 trạm, HTX nông nghiệp quản lý 720 trạm, các loại máy bơm từ 540m3

/h-8000m3/h, có 9 trạm bơm quy mơ khá lớn với diện tích tưới thiết kế 19.460ha).

- Vùng bãi: diện tích yêu cầu tưới là 2.099 ha, diện tích có cơng trình tưới theo thiết kế 1.259ha (diện tích thực tưới đạt 65% so với thiết kế) phần diện tích cịn lại 840ha chủ yếu tưới theo hình thức thủ cơng hoặc bằng các trạm bơm nhỏ lẻ.

2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo

Nhìn chung địa hình khu vực như một hịn đảo nổi được đan bằng các dịng sơng bao bọc, đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Địa hình tích tụ sơng – biển hỗn hợp đất đai được hình thành do sự bồi tụ của phù sa sông Hồng và sự vận động của Biển, cao độ phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển. Địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ dễ canh tác, thành phần chủ yếu của đất là cát pha – sét bội kết.

Đồng bằng tích tụ thấp trũng, phù hợp với việc canh tác lúa nước và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quá trình hạn hán và xâm nhập mặn có diễn biến phức tạp và đang bị thu hẹp do mặn lấn sâu.

Hệ thống tưới nằm ở ven biển, thuộc tỉnh duy nhất khơng có đồi, núi. Đất đai được hình thành do sự bồi tụ của phù sa sông Hồng và sự vận động của biển.

Nhìn chung địa hình bằng phẳng độ dốc nhỏ hơn 1% theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao dần ở những vùng ven biển như Thái Thụy, ở đây có dạng sóng lượn hình thành là do q trình lấn biển. Có những địa hình thấp nhấp nhơ có cấu tạo gần giống dạng bát úp như vùng Đại Nẫm, Hệ. Đặc điểm địa hình vùng cao và vùng thấp, trũng xen kẹp, nơi cao (có cao độ từ +1,50m đến +2 m so với mặt nước biển) dễ bị hạn, thường khó khăn về nguồn nước tưới, những vùng thấp trũng nằm tập trung ven sông Hồng, Trà Lý, Luộc có cao độ dưới + 0,75 m dễ bị úng khi có mưa, thường khó khăn về tiêu.

2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

Hệ thống tưới Bắc Thái Bình được hình thành trong quá trình nâng dần do phù sa bồi đắp, do vậy đất đai của hệ thống thuộc loại đất trẻ giầu chất dinh dưỡng, nhưng sự phân bố chất dinh dưỡng khơng đều có vùng nghèo đạm nhưng lại giàu kali và ngược lại. Các vùng cao thường bị rửa trôi, bạc màu, vùng thấp trũng tầng đất canh tác được tăng dần chất dinh dưỡng nhiều nhưng độ chua lớn, đất canh tác thường xuyên bị ngập nước quanh năm, vùng ven biển thường là bãi đất cát cao, lượng muối hồ tan trong đất cịn khá lớn.

Theo báo cáo quy hoạch tổng thể nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Thái Bình năm 2001-2010 thì trong tổng số 87.342ha diện tích đất điều tra có: Đất phù sa chiếm 66,5%, đất phèn chiếm 11,9%, đất phù sa nhiễm mặn chiếm 10,3%, đất cát biển chiếm 11,3%.

Diện tích đất phèn, mặn chiếm tỷ lệ tương đối cao cần được cải tạo để nâng cao độ đồng đều về năng suất giữa các vùng trong tỉnh.

Theo phân loại của Trung tâm khuyến nông tỉnh đất đai của hệ thống tưới được chia theo 6 vùng sinh thái như sau:

- Vùng phù sa sông Hồng được bồi tụ hàng năm thuộc bãi bồi sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý (loại đất Pb) chiếm 3,69% tổng diện tích tự nhiên, pHkcl = 5,6 - 7,0; mùn, N%, P%, K% trung bình khá; N, P, K dễ tiêu khá, địa hình vàn, vàn cao có cả trũng được bồi hàng năm rõ lớp nhưng khơng ổn định diện tích này nằm ở hầu hết các huyện.

- Vùng đất phù sa sông Hồng trong đê không được bồi hàng năm không Glây hoặc Glây yếu (gồm các loại đất Ph; Pt; Pht; Phg; Ptg) chiếm 31,82% tổng diện tích tự nhiên, pKcl = 5,5 - 6,0; mùn, N, P, K% trung bình, P dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thu 25 -29 LĐL/100g; địa hình vàn, khả năng thâm canh hai vụ lúa cộng một vụ đông, tầng đế cày chắc phân tầng rõ. Gồm tiểu vùng phía Tây sơng Tiên Hưng và tiểu vùng phù sa sơng Thái Bình.

- Vùng đất phù sa trong đê phát triển tầng loang lổ đỏ vàng (gồm các loại đất: Pht; Ptf) chiếm 3,51% tổng diện tích tự nhiên, pKcl = 5,0 - 5,6; mùn, N nghèo trung bình, P dễ tiêu khá, dung tích hấp thu 15 - 16 LĐL/100g; địa hình vàn, vàn cao, mỏng màu, tầng đế cày sét vàng chặt, khả năng thâm canh cao do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Vùng cồn cát biển cũ (gồm các loại C, Cc, Ph

c, Phc) ở Thái Thuỵ chiếm 4,40% tổng diện tích tự nhiên, pKcl = 5,5 - 6,0; mùn, N, P, K% nghèo, P dễ tiêu khá, dung tích hấp thu 15 - 16 LĐL/100g địa hình vàn, vàn cao giữ nước kém.

- Vùng đất nhiễm phèn, phèn và vùng hơi nhiễm mặn (gồm các loại đất S, Phgs, Ptgs, M) ở Quỳnh Phụ, Thái Thụy; chiếm 12,81% tổng diện tích tự nhiên, pKcl = 4,0 - 4,5; mùn, N, K khá, P dễ tiêu nghèo; Fe2+di động cao; dung tích hấp thu cao > 25LĐL/100g; địa hình vàn, vàn trùng; tầng đế cày mềm hoặc khơng rõ dễ phản ứng với thời tiết hanh khô hay thừa N cuối vụ.

- Vùng nhiễm mặn - mặn phèn về mùa khô (gồm các loại Mn,SMn, Sn, SM) hai

huyện ven biển Thái Thuỵ, chiếm 4,69% tổng diện tích tự nhiên; pKcl = 6,5 - 7,5; mùn, N, P trung bình, P dễ tiêu trung bình, K dễ tiêu trung bình khá, dung tích đất hấp thu cao.

2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu chính khu vực nghiên cứu

Tính chất khí hậu của hệ thống tưới là khí hậu vùng đồng bằng duyên hải, chịu nhiều ảnh hưởng điều kiện khí tượng phát sinh từ biển.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm (23 – 24) o

C, nhiệt độ cao nhất (34 – 37)oC, cao nhất đạt tới 40o

C, nhiệt độ thấp nhất (dưới 10o C).

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình cả năm đạt 86 % tại Thái Bình; độ ẩm cao nhất là tháng 3 (đạt 91 %), tháng thấp nhất là tháng 1 có thể đạt trị số thấp nhất tuyệt đối là 16%.

- Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi cả năm tại Thái Bình (871 mm). Tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất là tháng 7 đạt 116 mm. Tháng có lượng bốc hơi ít nhất là tháng 3 đạt 40 mm.

- Nắng: Tổng số giờ nắng cả năm ở Thái Bình là 1.655 giờ. Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 đạt 233 giờ, và tháng ít nhất là tháng 2 chỉ đạt 35 giờ.

- Gió : Có hai mùa chính gió mùa đơng nam từ tháng V đến tháng X và gió mùa đông bắc từ tháng XI đến IV.

- Bão: Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, thuỷ văn của tỉnh, thơng thường tốc độ gió từ 40 đến 45 m/s.

- Lượng mưa và phân bố mưa: Tổng lượng mưa trung bình cả năm ở trạm Thái Bình đạt 1.805 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 7, 8, 9, trong đó lượng mưa tháng 9 lớn nhất tới 942 mm (1975), trên 1000 mm (2003). Mưa lớn gây úng thường do bão, áp thấp nhiệt đới, lại trùng vào kỳ triều lửng khó tiêu tự chảy ra biển chiếm tới 63% các trận mưa úng. Số ngày mưa cả năm trung bình nhiều năm đạt 144 ngày. Tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 12. Tháng 3 tuy có ngày mưa phùn nhiều nhất năm nhưng lượng mưa rất nhỏ và ngày càng có xu thế giảm đi rõ rệt.

2.1.4.2. Thủy văn thủy triều và nguồn nước khu vực nghiên cứu

- Mạng lưới sơng ngịi bao gồm các sông lớn và sông nội đồng

+ Sông lớn: Nguồn nước mặt cấp cho sản xuất và dân sinh đối với tỉnh duy nhất là từ sông Hồng. Sông Hồng được tạo thành bởi các sông Đà, sông Thao, sông Lơ Gâm đến Việt Trì với diện tích lưu vực 51.750 km2

. Chiều dài sông Hồng từ nguồn đến biển là 1.138,5 km. Lưu vực sơng Hồng tính đến Sơn Tây diện tích lưu vực 143.700km2, tổng lượng nước tương ứng vào khoảng 118 tỷ m3/năm, lượng nước này được phân ra các phân lưu chính: sơng Đuống 28% ÷ 30% vào mùa lũ và

25% ÷ 25,2% vào mùa cạn; sơng Luộc 9% ÷ 12% (mùa lũ); 7% ÷ 8% (mùa kiệt);

sông Trà Lý 8% ÷10% (mùa lũ); 9% ÷ 11% (mùa kiệt); sơng Đào Nam Định với tỷ lệ 29% ÷ 31% về mùa lũ, 27% ÷ 35% về mùa kiệt. Sơng Ninh Cơ với tỷ lệ 6% ÷ 9%

về mùa lũ, 7% ÷10% về mùa kiệt.

Sơng Hồng chảy qua tỉnh Thái Bình với chiều dài 77 km, là nguồn nuớc chính cấp cho tỉnh và phân lưu vào các nhánh sơng Luộc, sơng Hố, sơng Trà Lý để cấp nước tưới cho hệ thống tưới Bắc Thái Bình.

- Sơng Luộc là một phân lưu của sông Hồng nối sông Hồng với sơng Thái Bình, chiều dài chảy qua địa phận của hệ thống tưới dài 53 km. Hàng năm chuyển lượng nước trung bình từ 28÷30% vào mùa lũ, 25÷25,2% vào mùa kiệt từ sơng

Hồng về sơng Thái Bình. Phần lớn lượng nước sơng Luộc chuyển về sông Mới vào sông Văn Úc.

- Sông Trà Lý là phân lưu của sông Hồng, bắt đầu từ xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại cửa Trà Lý. Sông dài 67 km ranh giới phân khu tưới của tỉnh Thái Bình thành hệ thống Bắc và hệ thống Nam.

- Sơng Hóa nối sơng Luộc với biển, chiều dài chảy qua địa phận của hệ thống tưới là 38 km. Là nguồn nước chính cung cấp cho hệ thống tưới Bắc Thái Bình.

+ Sơng nội đồng: Tổng chiều dài các sông nội đồng của tỉnh Thái Bình trên 2.820 km gồm có sơng trục chính, cấp I, cấp II và cấp III. Do đặc điểm sông Trà Lý chia tỉnh thành 2 hệ thống độc lập nên mạng lưới sơng ngịi cũng có 2 hệ thống tách biệt:

- Hệ thống tưới Bắc Thái Bình có sơng trục chính Tiên Hưng, Sa Lung dài 102 km. 27 sông cấp I dài 250 km, 207 sông cấp II dài 688 km, 726 sông cấp III dài 675 km.

- Hệ thống Nam có sơng trục chính Kiến Giang, Cổ Rồng dài 65 km, 19 sông cấp I dài 166 km, 72 sông cấp II dài 283 km, 428 sông cấp III dài 590 km.

- Chế độ thuỷ văn của biển đông: theo chế độ nhật triều, 14 ngày 1 kỳ triều về mùa kiệt nước mặn xâm nhập sâu vào cửa sông Hồng, sông Trà lý, sơng Hố làm

cho một số khu vực khơng có nguồn nước ngọt để tưới. Về mùa lũ sau khi có hồ Hồ Bình mực nước lũ thường duy trì cao, kéo dài nhiều ngày (báo động I kéo dài nhất 32 ngày, báo động III kéo dài tới 15 ngày), tuy nhiên có năm hầu như khơng có lũ như năm 2010, 2011. Việc lấy nước sa tự chảy vào hệ thống kênh nổi vụ mùa thuận lợi, nhưng việc tiêu nước ra các cống tiêu hạ du lại bị hạn chế.

- Chế độ thuỷ văn nội đồng: Phụ thuộc hoàn toàn vào vận hành của hệ thống tưới cho vụ đông xuân và vụ mùa. Hệ thống tưới Bắc Thái Bình, nước được lấy qua các cống dọc triền sông Luộc, Hố, Trà Lý và sơng Hồng khi thuỷ triều lớn

và tiêu ra bằng các cống hạ du triền sơng Hóa, Trà Lý, sơng Hồng và trực tiếp tiêu ra biển bằng cống Trà Linh;

Đối với vụ Đông Xuân: Hệ thống sơng ngịi trong nội đồng lấy nước trữ và điều tiết cung cấp nguồn nước cho các trạm bơm tưới là chính. Khi nguồn nước ở vùng ven biển bị nhiễm chua mặn thì được điều tiết tiêu thải ra biển. Tháng 5 trở đi nếu có lũ tiểu mãn thì mở cống để lấy phù sa đại trà vừa làm chắc hạt lúa xuân vừa giữ lấm cho làm đất vụ mùa.

Vụ mùa: Thực hiện quá trình lấy nước phù sa đại trà tồn hệ thống tưới Bắc Thái Bình dâng cao mực nước để lấy phù sa tự chảy. Giai đoạn lúa mùa đã cấy trở đi, hệ thống tưới thực hiện phương thức tưới tiêu tách rời là chủ yếu. Mực nước ở các sơng, kênh chìm được giữ ở mức thấp đề phịng úng ngập. Trường hợp khi có mưa thì tồn hệ thống sẽ được tiêu ra các cống hạ du và cống ven biển.

2.1.5. Đặc điểm thủy văn dịng chảy ở ngồi các sơng lớn

Chế độ dịng chảy của các sơng Luộc, sơng Trà Lý và sơng Hóa cấp nước tưới tiêu giống như các sông ở thượng lưu. Dịng chảy hệ thống sơng này đều ở hạ du ven biển sơng Hồng – sơng Thái Bình được tiếp nhận nguồn nước ngoại lai chảy vào và nguồn nước sinh thủy tại chỗ. Chế độ dòng chảy ở các vùng ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều thường rất phức tạp và do chế độ triều chi phối. Sự dao động của thủy triều có tác động tích cực đối với các cống lấy nước ở đỉnh triều và tiêu nước ở chân triều, nhờ chế độ dao động của thủy triều mà lượng nước ngọt trong đồng được giữ lại. Tác động tiêu cực của thủy triều đã làm cho nước biển có độ mặn cao lấn sâu vào các cửa sông của hệ thống. Mực nước các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều tuy mức độ khác nhau (ở cửa sông rất mạnh và giảm dần vào nội địa, mức độ ảnh hưởng khoảng từ 20 ÷ 30 km tuỳ theo từng con sông và theo thời gian).

Do ảnh hưởng chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc bộ là nhật triều, tức là mỗi ngày có một lần nước dâng cao lên tới mức cao nhất gọi là đỉnh triều và một lần xuống thấp nhất gọi là chân triều. Trong một tháng có hai kỳ triều (một kỳ triều cao và một

kỳ triều kém hơn, mỗi kỳ khoảng 13,5 ngày) độ chênh chân đỉnh khoảng 2,5 ÷ 2m; Nối tiếp giữa hai kỳ triều là một số ngày nước ròng với độ chênh chân đỉnh chỉ khoảng 0,2 ÷ 0,3m.

Mực nước biển trung bình của các tháng IX đến tháng XII thường cao hơn mực nước trung bình năm và thấp hơn vào các tháng cịn lại. Theo tài liệu quan trắc mực nước trung bình của trạm Hịn Dấu có tăng khoảng 10 ÷ 12 cm trong thế kỷ qua nguyên nhân là do biến đổi khí hậu tồn cầu làm mực nước biển gia tăng. Mực nước cao nhất tại Hòn Dấu là 2,66m (tháng 10 năm 1955 khi xảy ra bão) và mực nước thấp nhất là -1,62m (tháng 1 năm 1969); biên độ triều lớn nhất 3,94m. Do ảnh hưởng triều trong mùa khô từ tháng XII đến tháng V, nước ở các đoạn sông gần biển thường chảy hai chiều, nguồn nước ngọt và thủy triều tác động trực tiếp đến mức độ xâm nhập mặn trong các sông vùng hạ du.

Độ mặn ngoài biển hầu như là ổn định, mùa cạn là 33 ‰ và mùa lũ là 32‰. Khu vực ven bờ biển thì độ mặn biến đổi theo mùa (mùa lũ, mùa cạn và lượng nước ngọt trong sông đổ ra biển) và thường mùa cạn độ mặn trong tháng và trong ngày biến đổi ít, trung bình khoảng từ 29 ÷ 32 ‰, mùa lũ độ mặn biến đổi nhiều hơn (lớn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)