Giải pháp nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 75)

Bảng 3.7 Danh mục các cơng trình được đề xuất

3.2. Giải pháp ứng phó hạn hán xâm nhập mặn

3.2.5. Giải pháp nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích vùng khó khăn nguồn nước từ trồng lúa vụ xuân sang trồng các cây màu ở các vùng cao thuộc huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ. Các vùng khác lựa chọn giống, thời vụ và phương thức gieo trồng hình thức cấy gieo xạ theo hàng phù hợp với nhu cầu nước cấp, trong những năm có hạn.

- Lúa thuần chất lượng cao đạt diện tích 30% trở lên gồm các giống lúa Nhật Bản, Bắc thơm 7, T10, VS1, QR1, hương thơm 1, N87, N97, TBR45, TDD52

- Lúa thuần năng suất cao đạt diện tích 50% gồm các giống lúa: BC15, TBR1;

- Lúa lai đạt diện tích 20% trở lên gồm các giống: Dưu527, CNR36 trồng cấy ở những chân vàn thấp, tầng canh tác dày,sâu màu và vùng chua mặn ven biển.

Căn cứ vào giống lúa, chân đất, phương thức gieo cấy, cơng thức ln canh để bố trí thời vụ thích hợp bảo đảm nguồn nước tưới. Xây dựng phương án tưới tiêu phục vụ sản xuất vụ xuân phù hợp để ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn.

Vụ xn 2007 có dưới 40% diện tích gieo xạ tới vụ xn 2011 đã có trên 70% diện tích gieo xạ và kế hoạch các năm tới sẽ tăng lên, khi có dự báo hạn, nhu cầu nước tưới sẽ giảm mạnh. Vì vậy giải pháp thay đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển trà xuân sớm sang xuân muộn, cấy tập trung trong tháng 2, đối với năm có dự báo hạn giải pháp chuyển 80% diện tích lúa xuân từ phương thức cấy sang gieo xạ. Các giống lúa thường chọn là: BC15, Bắc thơm số 7, Hương thơm 1, T10, Lúa lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)