Diện tích thường khó khăn về nguồn nước của hệ thống Bắc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 63 - 67)

Năm Hưng Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ Thái Thụy Thành phố Cộng

1985 3.884 3.304 3.793 3.661 0 14.642 1986 3.450 3.021 1.386 1.685 0 9.542 1987 2.818 5.530 2.153 3.782 271 14.554 1988 3.572 4.572 3.925 4.408 602 17.079 1989 3.580 2.100 3.500 1.800 75 11.055 1991 0 0 6.500 0 0 6.500 1993 0 0 0 768 0 768 1994 0 500 0 0 655 1.155 1999 3.500 1.800 1.400 1.430 70 8.200 2004 5.300 2.100 2.800 2.050 150 12.400 2005 - 2010 5.500 2.100 2.800 2.100 200 12.700

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Bình

- Vùng ven biển thuộc huyện Thái Thụy do mặn thường xâm nhập sâu về vụ xuân, nhất là thời kỳ đổ ải nên hầu hết các cống hạ du không mở lấy nước tưới được, chủ yếu nguồn nước lấy từ các cống thuộc các huyện phía thượng lưu: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Vũ Thư. Do vậy về vụ xuân thường khó khăn về nguồn nước tưới, đặc biệt các năm hạn điển hình 1999, 2004 và từ năm 2005 đến 2010.

- Vùng tự chảy thường xuyên thuộc các huyện Quỳnh Phụ những năm hạn do mực nước nguồn thấp không lấy được tự chảy nên rất bị động về tưới, đã ảnh hưởng tiến độ gieo cấy lúa xuân trong thời vụ tốt nhất, làm giảm năng suất cây trồng và gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị cao trên 1 đơn vị diện tích của tồn vùng.

Như vậy hình hạn xâm nhập mặn của hệ thống theo các năm xảy ra thường xuyên. Đặc biệt với những năm hạn điển hình mực nước nguồn xuống thấp, mặn

xâm nhập sâu nếu chuyển toàn bộ sang cấy trà lúa xuân muộn sẽ có tới gần 60% diện tích bị hạn giảm năng suất do khó khăn về nguồn nước tưới.

3.1.1.2. Đối với cây trồng cạn

Do hệ thống sông trục bị bồi lắng nhiều năm khơng có vốn nạo vét nên những giai đoạn triều kém khả năng dẫn nước của sông trục rất bị hạn chế ảnh hưởng đến việc cấp nguồn nước cho các trạm bơm và các phương tiện tưới tát thủ công nên trong từng thời đoạn chưa đáp ứng được yêu cầu tưới cho cây trồng cạn.

Theo thống kê diện tích bị hạn chủ yếu đối với cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn trái là do không được tưới đầy đủ:

- Tỷ lệ bị hạn đối với cây cây công nghiệp ngắn ngày (20-30)% trong đó khơng có diện tích mất trắng chỉ có diện tích hạn làm giảm năng suất.

- Tỷ lệ bị hạn đối với cây cơng nghiệp dài ngày (25-30)%, trong đó khơng có diện tích mất trắng chỉ có diện tích hạn làm giảm năng suất.

Về phương diện kỹ thuật tưới cho cây trồng cạn mới chủ yếu tưới rãnh và tưới ẩm bằng phương tiện thủ công, năng suất lao động thấp và chưa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm nhất là cây lấy củ.

3.1.1.3. Cấp nước dân sinh

Do hệ thống thuỷ nông của tỉnh làm cả nhiệm vụ cấp nước sản xuất, dân sinh và tiếp nhận nước tiêu từ nông nghiệp, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nên thường sau hai tuần trữ nước chất nước trong hệ thống bị ô nhiễm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của dân cư. Đối với vùng ven biển của hệ thống tưới do khơng có nguồn nước ngầm dân cư trong vùng chủ yếu dùng nước mặt của hệ thống thuỷ nơng, về vụ xn tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho các xã vùng ven biển đang ngày càng trở lên gay gắt, ảnh hưởng đời sống dân cư.

3.1.2. Tác động dòng chảy các tháng mùa kiệt

3.1.2.1. Hạn chế năng lực các cống lấy nước

Trong những năm qua kể từ năm 2004 tới năm 2010, tình trạng dịng chảy mùa kiệt của sơng Hồng có xu hướng ngày càng cạn kiệt khơng bình thường, gây

ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực lấy nước của hệ thống tưới. Qua theo dõi quá trình vận hành các cơng trình, sự ảnh hưởng biểu hiện cụ thể như sau:

* Trường hợp khi chưa có sự điều tiết của các hồ chứa thuỷ điện

- Giai đoạn triều kém khi khơng có điều tiết của các hồ thuỷ điện mực nước thấp các cống chỉ lấy được 2-3 giờ trong một ngày và có ngày khơng lấy được nước.

- Giai đoạn triều cường khi khơng có điều tiết của các hồ thuỷ điện, thời gian mở cống lấy nước trung bỉnh từ 6 – 8 giờ trong một ngày.

Nhìn chung khi dịng kiệt sơng Hồng khơng có điều tiết của các hồ thuỷ điện thì mực nước thấp, mặn xâm nhập sâu vào cửa sông, ảnh hưởng trực tiếp năng lực cấp nguồn nước của các cống dưới đê như sau:

+ Lưu lượng nước lấy được qua các cống nhỏ hơn so với thiết kế;

+ Tổng lượng nước lấy qua các cống nhỏ do số lượng cống tưới mở lấy được nguồn nước ít hơn, một số cống tưới chủ lực ở hạ lưu bị mặn không mở được hoặc mở được rất hạn chế như: Cống Thuyền Quan (trên sông Trà Lý), cống Hệ (trên sơng Hố), gây khó khăn về nguồn nước cho huyện ven biển Thái Thuỵ.

* Trường hợp có sự điều tiết của các hồ chứa thuỷ điện:

Đánh giá tác động của các đợt xả nước của các hồ chứa thuỷ điện trong các vụ xuân từ năm 2007 đến nay cho thấy:

- Giai đoạn triều cường mực nước sơng Hồng ở khu vực Thái Bình cao hơn so với khơng có điều tiết của các hồ từ 30 - 40 cm, đẩy mặn lùi xuống phía cửa biển tăng được các cống lấy nước, lưu lượng lấy nước lớn hơn, thời gian mở cống tăng lên trung bình mở được 9 -11 giờ/ngày.

- Thực tế điều hành nước trong những năm qua cho thấy mực nước các sông Hố, sơng Trà Lý ngày càng cạn kiệt hơn, không đáp ứng đủ yêu cầu đổ ải vụ xuân và càng khó khăn hơn do khơng có nguồn nước để thau chua rửa mặn cho vùng đất chua mặn của tỉnh. Do vậy hạn chế rất lớn đến việc cải tạo đất và thâm canh, trong khi đó tài nguyên nước lại tự do chảy ra biển do khơng có đập ngăn giữ.

Tồn tỉnh Thái Bình có 1185 trạm bơm có quy mơ từ 88.000 m3/h đến 540 m3/h. Khi mực nước sông Hồng cạn kiệt (dưới 2,5 tại Hà Nội), dòng chảy sau các cống lấy nước từ sơng cho các trạm bơm duy trì ở mực nước thấp, đã hạn chế khả năng hoạt động của các trạm bơm tưới như phải giảm số máy bơm, về thời gian bơm ít dẫn đến thời gian tưới kéo dài. Hệ thống sông trục phần lớn chưa được đầu tư nạo vét cịn nơng có nhiều vật cản làm cho nhiều trạm bơm trơ giỏ không hoạt động, đa số trạm bơm hoạt động trong điều kiện mực nước thấp, số máy bơm hoạt động không đạt mức thiết kế, thời gian bơm kéo dài kéo dài.

3.2.2.3. Ảnh hưởng xâm nhập mặn

Trong mùa cạn, mực nước biển trung bình và mực nước đỉnh triều cao nhất cũng không cao bằng tháng 9, tháng 10. Khi triều lên hiện tượng nước chảy từ biển ngược vào trong sông, mang theo nước mặn, càng vào sâu trong sông độ mặn càng giảm và có đoạn giảm rất nhanh.

Độ mặn trong các sông biến đổi theo mùa, nhỏ về mùa lũ, lớn về mùa cạn, tuỳ theo lượng nước ngọt từ thượng lưu đổ về và độ lớn của sóng triều, của lưới sơng hay mưa gió bão ở địa phương. Độ mặn thay đổi mạnh từ tháng XI năm trước đến hết tháng V năm sau, tăng từ đầu mùa đến giữa mùa rồi lại giảm dần tới cuối mùa (vào tháng V). Tuy nhiên độ mặn trung bình tháng lớn nhất mùa cạn thường xảy ra vào tháng II và tháng III. Khả năng bổ sung lưu lượng về mùa cạn của hồ chứa Hoà Bình sẽ cải thiện cơ bản tình hình xâm nhập mặn này. Việc hạn chế sử dụng nước cho nông nghiệp không tăng nhiều nữa so với mức cơ bản, các nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và công nghiệp tăng chưa nhanh, mặt khác có thể xử lý thu hồi giữ lại tới trên 90%, và việc có thêm cơng trình Thủy điện (Sơn La) thì tình hình xâm nhập mặn mùa cạn của hệ thống tưới cũng được cải thiện.

Xâm nhập mặn ở các hệ thống sơng phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều dịng chảy trong sông, đặc biệt là vào mùa kiệt:

- Chế độ nhật triều. Một ngày xuất hiện 01 lần triều cao và 01 lần triều thấp. - Chu kỳ con triều khoảng 14 ngày (xuất hiện 01 triều cường và 01 triều kém).

- Dao động thuỷ triều trung bình trên 3m.

Diễn biến mặn của nước biển vào các cửa sông về mùa khô dưới tác động của triều biển, cộng thêm gió thường gây nước dâng ven biển tạo thành dịng chảy ngược từ biển vào sâu cửa sông trên nền của nguồn nước thượng lưu đổ về trong thời kỳ mùa kiệt.

Hiện tượng xâm nhập mặn ở cửa sông được biểu thị bằng ranh giới độ mặn (1g/l hoặc 4g/l). Đây là độ mặn cho phép để đảm bảo nước có thể dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp mà cây trồng không bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)