Đơn vị: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I Doanh thu: 23.906,173 53.104,245 50.282,509
1 Doanh thu tưới, tiêu 23.386,761 52.530,000 49.535,000
2 Doanh thu khác 519,412 574,245 747,509
II Chi phí 23.906,173 53.104,245 50.282,759
1 Chi hoạt động tưới, tiêu 8.577,565 33.369,864 28.838,662
2 Chi lương 9.361,910 11.765,038 12.604,860
3 Chi khác 5.966,697 7.969,342 8.839,236
III Cấp bù Ngân sách nhà nước 25.941,512 61.623,7 57.835,250
1 Cấp bù do miễn giảm thủy lợi phí 23.386,761 52.530,000 49.535,250 2 Cấp cho phòng chống thiên tai úng hạn 75,751 187,700 1.300,000 3 Cấp khác 2.479,000 8.906,000 7.000,000
Nguồn: Cơng ty TNHH 1TV KTCTTL Bắc Thái Bình
Thuận lợi:
Sau 3 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 143/2003/NĐ-CP về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Đã đáp ứng chủ trương giảm bớt một phần chi phí đóng góp của người dân, hệ thống tưới được duy tu sửa chữa kịp thời. Kết quả phục vụ tưới tiêu của các cơng trình được duy trì đảm bảo thường xuyên, chủ động kịp thời trong điều hành quản lý hệ thống tưới.
Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi. Nhờ việc phân cấp mà HTX chủ động hơn trong việc điều tiết nước, việc bảo vệ cơng trình cũng khơng cịn phức tạp như trước đó là do an ninh địa phương đã tự đảm nhận. Cơng trình được bảo vệ, đặc biệt lượng điện
cho tưới tiêu nước của các trạm bơm giảm 20-30%. Ý thức của người dân hưởng lợi có trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ và duy tu bảo dưỡng nhỏ.
Trong các năm 2010, 2011 có nguồn vốn đầu tư tăng hơn so với năm trước. Hệ thống cơng trình được tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, tăng khả năng trữ nước tưới chống hạn và tiêu úng kịp thời.
Đề án phân cấp quản lý sông trục trên hệ thống được triển khai đã phân rõ trách nhiệm quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cơng trình.
Nguồn điện cung cấp đảm bảo theo yêu cầu cả về điện áp và thời gian cấp, thơng tin dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn được cung cấp kịp thời.
Nguồn nhân lực đáp ứng, có nhiều kinh nghiệm điều hành phân phối nguồn nước trong điều kiện hạn hán xâm nhập mặn và nguồn nước cạn kiệt, thời tiết bất lợi và canh tác nông nghiệp không đúng theo chủ trương đề ra.
Khó khăn
Hầu hết cơng trình của hệ thống tưới xây dựng đã lâu, xuống cấp nghiêm trọng, khả năng đảm bảo an toàn trong mùa lũ bão là rất thấp. Về mùa kiệt khi mực nước sơng Luộc, sơng Trà Lý, sơng Hóa xuống thấp hơn do ảnh hưởng của hạn hán xâm nhập mặn đã làm cho việc lấy nước tưới ứng phó với thiên tai càng trở lên khó khăn hơn. Các cơng trình đầu mối lớn bị xuống cấp nặng nhưng chưa được sửa chữa lớn, nâng cấp, làm lại kịp thời như: Cống Việt Yên, Đại Nẫm, Trạm Bơm Thái Học, Tịnh Xuyên Hậu Thượng...
Mặc dù việc giải phóng dịng chảy được sự chỉ đạo và đầu tư hàng năm để khơi thơng lịng giải quyết ách tác. Theo kết quả thực hiện năm 2010 và 2011 bằng nguồn vốn ngân sách chống hạn, cấp bù thủy lợi phí, tự làm của người dân, khối lượng như sau:
- Nạo vét 43 sông trục, sông dẫn với tổng khối lượng 423.720 m3
lớn nhất từ trước tới nay;
- Nạo vét sa bồi cửa cống dưới đê là 9.600 m3 ; - Nạo vét sông dẫn cấp 3 là 320.000 m3;
- Sửa chữa và xây mới cống mặt ruộng 1.848 cái; - Kiên cố kênh mương 20.400m.
Tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi chưa đủ chế tài xử lý và giải quyết dứt điểm của chính quyền địa phương, đã gây ảnh hưởng đến năng lực tưới, tiêu của cơng trình.Việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục không tuân thủ theo pháp lệnh đã làm tái lấn chiếm lịng sơng, co hẹp mặt cắt. Việc cấp phép xả thải vào các sơng trục chưa được coi trọng, dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ơ nhiễm.
Thời gian đổ ải ngắn, rơi vào ngay trước và sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, tập trung vào kỳ triều 30/1÷ 4/2 và 14 ÷ 19/2 rất cận khung thời vụ, đây là hai thời kỳ triều có đỉnh khơng cao và thời gian duy trì ngắn.
Các trạm bơm đã giao về hợp tác xã quản lý nên việc chỉ đạo bơm nước nhằm điều tiết nguồn nước chung cho hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn.
Đại đa số các hộ dân hưởng lợi chưa nhận thức sâu sắc được chính sách miễn thủy lợi phí của nhà nước đã thiếu ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước làm tăng chi phí hoạt động tưới tiêu và gia tăng tình trạng khan hiếm nước trong mùa khô hạn.
Theo đề án sản xuất của tỉnh, của huyện nhằm ứng phó với năm hạn hán thiếu nước tưới thì vụ xuân sẽ bỏ hẳn trà xuân sớm, nhưng thực tế ở nhiều xã của các huyện trong hệ thống tưới gieo cấy với diện tích khơng nhỏ, gây khó khăn cho cơng tác điều hành hệ thống tưới.
Kết luận chương 2:
Điều kiện tự nhiên hệ thống tưới Bắc Thái Bình có địa hình đồng bằng hướng dốc ra Biển, đất đai phù hợp với canh tác chủ yếu là trồng lúa.
Về đặc điểm khí hậu, thủy văn của khu vực nhìn chung là thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên khu vực nghiên cứu nằm ở hạ du ven biển đồng bằng hệ thống sơng Hồng – sơng Thái Bình, nhận nguồn nước cấp từ hệ thống sông này phân lưu vào các sông nhánh cho nhu cầu nước của hệ thống. Vì vậy nguồn nước tưới phụ thuộc vào thượng nguồn và còn chịu ảnh hưởng của thủy
triều và xâm nhập mặn. Vào mùa kiệt, thường xảy ra hạn hán do thiếu hụt lượng nước ở các hồ chứa thượng lưu đã làm cho mực nước sông ở hạ lưu xuống thấp, hiệu quả lấy nước và phân phối nước trên hệ thống khơng đồng đều, canh tác nơng nghiệp cịn bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này. Do đó cần có giải pháp ứng phó để nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới.
Khu vực nghiên cứu có mật độ dân số đơng trung bình 1.186 người/km2, với số dân 1.030.000 người, sống bằng nghề sản xuất nông chiếm 90%,. Mức tăng trưởng dân số duy trì ở mức 1,17%. Do đó nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt trong hệ thống này ngày càng tăng cao.
Phương hướng phát triển kinh tế bao gồm nông nghiệp, công nghiệp đều mạnh trong giai đoạn tới. Dẫn đến nhu cầu dùng nước cho các ngành trong thời gian tới tăng lên gây áp lực về yêu cầu dùng nước và bảo vệ môi trường của hệ thống tưới.
Theo thiết kế, hệ thống tưới Bắc Thái Bình tưới bằng động lực và trọng lực đảm bảo đủ nước tưới cho 56.057 ha đất canh tác trồng lúa hai vụ. Hiện nay mức đảm bảo của hệ thống chỉ đạt 70 – 80% so với diện tích thiết kế là do trong thực tế luôn xảy ra diễn biến hạn thủy văn và thiếu nước sản xuất cho vụ chiêm xuân.
Nhìn chung hiện trạng cơng trình từ đầu mối đến hệ thống kênh mương đều đã xuống cấp. Mặt khác do quy hoạch thiết kế các cống lấy nước chủ lực từ thập kỷ trước nên còn nhiều bất cập là do các hồ chứa đầu nguồn được xây dựng sau làm biến giảm mực nước thiết kế, làm cho khả năng tải nước về mùa kiệt kém hiệu quả, nhu cầu lấy nước tưới đồng loạt càng làm khó khăn về nước tưới cho tồn hệ thống.
Đứng trước những áp lực nhu cầu dùng nước cũng như sự kém hiệu quả trong cơng tác ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn hệ thống tưới Bắc Thái Bình, đề tài mong muốn đưa ra giải pháp ứng phó để nhằm nâng cao khả năng phục vụ của hệ thống thủy lợi cho các đơn vị dùng nước trong hệ thống.
Chương 3: TÌNH HÌNH HẠN XÂM NHẬP MẶN, CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG TƯỚI
3.1. Tình hình hạn hán xâm nhập mặn
3.1.1. Hạn hán hàng năm đối với sản xuất nông nghiệp
3.1.1.1. Đối với cây lúa
Với tương quan mức nước tại Hà Nội duy trì dưới mức 2,5 m thì vùng hạ lưu sơng Hồng thuộc hệ thống tưới Bắc Thái Bình khơng đảm bảo mực nước thiết kế lấy nước tại các cống đầu hệ thống phục vụ trong giai đoạn đổ ải vụ xuân. Vì vậy thường xuất hiện hạn cục bộ xảy ra vào các vụ chiêm xuân tại những vùng có cốt đất cao. Diện tích ảnh hưởng của hạn hàng năm vào khoảng 10.000 - 12000 ha.
Những năm đặc biệt, thực tế như trong các vụ xuân năm 1999, 2004 và 2005 do dòng chảy kiệt thấp nhất trong vịng 30-40 năm trở lại đây, mực nước sơng Hồng xuống rất thấp, tại Hà Nội dưới 2,0 m phải điều tiết hồ Hồ Bình trong giai đoạn đổ ải tập trung từ ngày 5 tháng 2 tới ngày 22 tháng 2 để duy trì được mực nước dao động từ 2,1 tới 2,46 m. Nhưng thực tế trong vịng 18 -20 ngày chỉ duy trì được mực nước bình quân từ 1,75 m tới 2,3 m. Do đặc điểm hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ đều chuyển sang cấy chủ yếu trà xuân muộn đổ ải tập trung trong tháng 2 nên các cống thuộc Hệ thống tưới đều đồng loạt mở lấy nước.
Vì vậy mực nước sơng Hồng hạ du càng bị hạ thấp, nhiều cống lấy nước tưới ở thượng nguồn của hệ thống Bắc Thái Bình trong giai đoạn đổ ải khơng mở được, do đó đã xảy ra hạn nặng tại các vùng Tiến Đức, Hồng An, Phú Sơn... (Hưng Hà), Quỳnh Hoàng, Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ), mực nước nguồn thấp máy bơm khơng hoạt động bình thường (trong đó có nhiều trạm bơm trơ giỏ phải ngừng bơm). Diện tích vùng khó khăn về nguồn nước tưới của hệ thống trong thời gian qua được thống kê ở bảng 3.1.