Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 42 - 45)

Bảng 3.7 Danh mục các cơng trình được đề xuất

2.4.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

2.4.1. Phương hướng phát triển nơng nghiệp tỉnh Thái Bình

Toàn tỉnh với mức độ thâm canh sẽ được nâng lên, diện tích ruộng 2 vụ giảm đi 53.204 ha, diện tích ruộng 3 vụ tăng thêm 52.782 ha. Dựa trên các dữ kiện này cho thấy công tác phát triển tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn cần tiếp tục phát triển, đảm bảo tưới tiêu chủ động hơn, có đủ nước cho thâm canh, tăng hệ số quay vòng đất và phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây

trồng, phát triển cây trồng có giá trị hàng hố cao. Như vậy đến năm 2010 nhu cầu nước cho nơng nghiệp có thể giảm 3-5% so với hiện nay và tiếp tục giảm nhẹ 2-3% vào năm 2020.

Bảng 2.5. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010, 2020

Đơn vị: ha

0B

Loại đất Năm 2007 Năm 2010 Năm 2020

I. Đất nông nghiệp 106.708,06 104.039,7 99.962

1.Đất sản xuất nông nghiệp 95.450,06 88.270,7 81.102 - Đất trồng cây hàng năm 91.277,16 83.770,7 76.352

- Đất trồng cây lâu năm 4.172,90 4.500 4.750

2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 9138,94 13.142 15.370

3. Đất làm muối và SX NN Khác 95,70 127 130

II.Đất phi nông nghiệp 45.570,73 49.935,3 54.441

1.Đất ở dân cư 12.626,35 13.450 14.540

2.Đất chuyên dùng. Trong đó 23.792,62 28.418,3 31.620

+Đất khu công nghiệp 306,50 1.870 3.200

3.Đất khác 9.151,75 8.067 8.281

III.Đất chưa sử dụng 2.600,19 618 200

IV.Đất có mặt nước ven biển 10.177,94 10.177,94 10.177,94

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Bình

Trên phương án phát triển nông nghiệp, tỉnh xây dựng đề án sản xuất vụ xuân, vụ hè cho từng năm của mỗi huyện trong hệ thống với chủ trương chung:

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích lúa hiệu quả thấp sang ni trồng cây con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trọng tâm phát triển cây vụ xuân và nuôi trồng thủy sản ở những vũng trũng. Diện tích có địa hình cao và vàn cao chuyển sang gieo trồng chuyên rau màu như ngô, lạc, ớt, đậu đỗ, dưa và rau

các loại, tạo thành vùng có cơng thức ln canh 4 -5 vụ/năm, tăng hệ số quay vòng đất mang lại giá trị hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích.

- Lúa xuân gieo cấy 100% bằng các giống lúa ngắn ngày để chủ động trong mọi loại địa hình thời tiết và thâm canh giành năng suất cao nhằm ổn định năng suất, sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực.

- Mở rộng diện tích gieo thẳng, gieo xạ hàng cải tiến tăng cường đưa cơ giới vào các khâu trong sản xuất nơng nghiệp, nhằm giảm chi phí đầu vào đảm bảo thời vụ trong điều kiện thiếu lao động.

Trong đó coi trong cơng tác thủy nơng, điều tiết nước hợp lý giữa các vùng, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng, tạo thuận lợi cho sản xuất cây màu và gieo cấy lúa xuân. Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng vụ trong năm đặc biệt đối với những năm có dự báo xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn.

Bảng 2.6. Kế hoạch sản xuất năm 2012 của các huyện trong hệ thống

TT Huyện Lúa xuân Rau màu,

CCN (ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Hưng Hà 11.219,6 73.9 82.913 1.257 2 Đông Hưng 12.380,4 73.1 90.501 1.102 3 Quỳnh Phụ 11.592,2 74 85.782 978 4 Thái Thụy 13.258,0 71 94.132 1.548 Cộng; 48.450,2 73 353.328 4.885

Nguồn: Công ty TNHH 1TV KTCTTL Bắc Thái Bình

2.4.2. Phương hướng phát triển ngành cơng nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2020 ngành cơng nghiệp của Thái Bình sẽ phát triển theo hướng: phát triển cơng nghiệp dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh phát triển nghề, làng

nghề. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2010 đạt khoảng 4.265 tỷ đồng, năm 2020 là 5.666 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 26%, giai đoạn 2011-2010 là 16,8%, giai đoạn 2016- 2020 là 14%. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất cho cơng nghiệp là 1870 ha, đến năm 2020, đất cho các khu công nghiệp là 3.200 ha.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình (Trang 42 - 45)