Bảng 3.7 Danh mục các cơng trình được đề xuất
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Nhìn chung địa hình khu vực như một hịn đảo nổi được đan bằng các dịng sơng bao bọc, đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Địa hình tích tụ sơng – biển hỗn hợp đất đai được hình thành do sự bồi tụ của phù sa sông Hồng và sự vận động của Biển, cao độ phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển. Địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ dễ canh tác, thành phần chủ yếu của đất là cát pha – sét bội kết.
Đồng bằng tích tụ thấp trũng, phù hợp với việc canh tác lúa nước và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quá trình hạn hán và xâm nhập mặn có diễn biến phức tạp và đang bị thu hẹp do mặn lấn sâu.
Hệ thống tưới nằm ở ven biển, thuộc tỉnh duy nhất khơng có đồi, núi. Đất đai được hình thành do sự bồi tụ của phù sa sông Hồng và sự vận động của biển.
Nhìn chung địa hình bằng phẳng độ dốc nhỏ hơn 1% theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao dần ở những vùng ven biển như Thái Thụy, ở đây có dạng sóng lượn hình thành là do q trình lấn biển. Có những địa hình thấp nhấp nhơ có cấu tạo gần giống dạng bát úp như vùng Đại Nẫm, Hệ. Đặc điểm địa hình vùng cao và vùng thấp, trũng xen kẹp, nơi cao (có cao độ từ +1,50m đến +2 m so với mặt nước biển) dễ bị hạn, thường khó khăn về nguồn nước tưới, những vùng thấp trũng nằm tập trung ven sơng Hồng, Trà Lý, Luộc có cao độ dưới + 0,75 m dễ bị úng khi có mưa, thường khó khăn về tiêu.