1.1. Các nghiên cứu lý luận về Doanh nghiệp xã hội và pháp luật về Doanh nghiệp xã hội
Các cơng trình nghiên cứu tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội và pháp luật của Doanh nghiệp xã hội như: Khái niệm, đặc điểm, sự ra đời và phát triển, vai trò của Doanh nghiệp xã hội; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội.
Tính đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất về Doanh nghiệp xã hội. Đa số các tác giả đều cho rằng: Doanh nghiệp xã hội là tổ chức tồn tại dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau và hoạt động khơng vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận nhuận. Ngồi những đặc điểm của Doanh nghiệp thương mại, Doanh nghiệp xã hội cịn có một số đặc điểm riêng như: Có mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng; tồn tại dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau; được thành lập bởi các thương nhân xã hội là chủ yếu; phục vụ nhu cầu nhóm đáy của xã hội. Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội là hệ thống các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp xã hội. Nung cơ bản của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội bao gồm: Thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản Doanh nghiệp xã hội; hình thức pháp lý của Doanh nghiệp xã hội; chính sách ưu đãi, hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội; quản lý Doanh nghiệp xã hội.
1.2.Nghiên cứu thực trạng pháp luật về Doanh nghiệp xã hội
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trước đây đều tập trung vào những nội dung như: Tiêu chí nhận diện Doanh nghiệp xã hội; chính sách ưu đãi, hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội; hình thức pháp lý cuả Doanh nghiệp xã hội; thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản Doanh nghiệp xã hội; quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội; quản trị Doanh nghiệp xã hội. Đa số các tác giả đều cho rằng pháp luật về Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự tạo lập được hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích Doanh nghiệp xã hội ra đời, phát triển và làm trịn sứ mệnh của nó đối với Nhà nước và xã hội.
1. 3. Các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội
Đa số các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trước đây đều cho rằng, để khuyến khích Doanh nghiệp xã hội ra đời, phát triển và làm trịn sứ mệnh của nó theo như mong đợi của Nhà nước và cộng đồng xã hội ở Việt Nam, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về Doanh nghiệp xã hội. Những đề xuất, kiến nghị tăng cường địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội tập trung vào những
34
nội dung chính như: xây dựng định nghĩa Doanh nghiệp xã hội, quy định cụ thể hơn nữa chính sách ưu đãi, hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội, mở rộng hình thức pháp lý cho Doanh nghiệp xã hội.