5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.2.3. Ưu điểm, hạn chế, bất cập trong tổ chức, hoạt động và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời gian vừa qua
pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời gian vừa qua
2.2.3.1. Những ưu điểm, hạn chế, bất cập trong tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời gian vừa qua
Thứ nhất, về ưu điểm: Doanh nghiệp xã hội có hình thức pháp lý khá phong phú, đa dạng, điều đó
đã tạo cơ hội thuận lợi để thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia cống hiến cho Nhà nước và xã hội thơng qua mơ hình doanh nghiệp xã hội. Các Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đang rất nỗ lực để duy trì sự tồn tại, dần khẳng định vị trí, vai trị của mình trong nền kinh tế và xã hội. Những cá nhân, tổ chức thành lập Doanh nghiệp xã hội đều là những người có tâm huyết, có hồi bão và đam mê với các hoạt động giải quyết các vấn đề xã hội vì lợi ích của cộng đồng.
Thứ hai, về hạn chế, bất cập: Số lượng, quy mô và doanh thu của các DNXH ở Việt Nam trong thời
gian vừa qua vẫn cịn rất khiêm tốn. Vì thế, đa số DNXH gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, tiếp cận thị trường, đào tạo nguồn nhân lực…, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, những khó khăn đó lại nhân lên rất nhiều. Bên cạnh đó, các ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của DNXH chưa được phân bổ hài hòa, hợp lý.
2.2.3.2. Những ưu điểm, hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Thứ nhất, những ưu điểm: Đa số các cá nhân, tổ chức thành lập Doanh nghiệp xã hội là những
người tâm huyết, say mê với các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, vì vậy, họ nhận thức tương đối đầy đủ về vị trí, chức năng, vai trò của Doanh nghiệp xã hội đối với nền kinh tế xã hội. Từ khi thành lập đến khi tổ chức, hoạt động, các Doanh nghiệp xã hội ln có ý thức thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội.
Thứ hai, những hạn chế, bất cập: Vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ các cá nhân, tổ chức
trong xã hội chưa nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, chức năng, vai trị của Doanh nghiệp xã hội đối với nền kinh tế xã hội, điều đó khiến cho việc gia nhập thị trường
cũng như tổ chức, hoạt động của Doanh nghiệp xã hội gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý hồi nghi hoặc thiếu cảm thông, chia sẻ từ một bộ phận cá nhân, tổ chức. Một số quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội đang tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định (tác giả đã phân tích ở mục 2.1.3.) điều đó gây nên khơng ít khó khăn cho các cơ quan chức năng và Doanh nghiệp xã hội trong quá trình thực thi các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội. Ví dụ như: quy định thể hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội, quy định phải trích ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường; quy định về các vấn đề xã hội, môi trường.