Một số ưu điểm và hạn chế, bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hộ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. (Trang 123 - 145)

2. Theo nghiên cứu sinh, địa vị pháp lý của DNXH là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của DN trong quá trình tổ chức và hoạt động của DN, qua đó phân biệt được DNXH với các

2.1.3. Một số ưu điểm và hạn chế, bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hộ

Doanh nghiệp xã hội

2.1.3.1. Một số ưu điểm và hạn chế, bất cập trong các quy định về vị trí, vai trò, chức năng của Doanh nghiệp xã hội

Thứ nhất, đối với các quy định về vị trí của DNXH. Về ưu điểm, quy định về vị trí của

DNXH trong pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay đã thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của Đảng và Nhà nước ta đối với mơ hình DN này. Bên cạnh đó, nó cịn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vị trí của DNXH trong nền kinh tế và xã hội. Ngoài ưu điểm kể trên, quy định về vị trí của DNXH theo pháp luật Việt Nam hiện hành cũng còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định, điển hình là chưa mang tính tồn diện. Bởi lẽ, với việc thừa nhận DNXH có hình thức pháp lý là “doanh nghiệp” [38, khoản 1, Điều 10], pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay mới chỉ phản ánh được chức năng kinh tế của DNXH là chủ yếu chứ chưa phản ánh được chức năng xã hội của DNXH. Như đã phân tích, chức năng chủ yếu của DN nói riêng và chủ thể kinh doanh nói chung là thực hiện hoạt động kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký. Kinh doanh được hiểu là “là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cơng đoạn của q trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”[38, khoản 21, Điều 4]. Quy định này cho thấy, cái đích cuối cùng mà các DNTM nói riêng và chủ thể kinh doanh nói chung hướng đến là lợi nhuận. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện hoạt động kinh doanh, DNXH khơng chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận (mục tiêu kinh tế), mà còn hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường (mục tiêu xã hội). Với

quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, thì vị trí của DNXH chỉ phản ánh được chức năng kinh tế chứ chưa phản ánh được chức năng xã hội của DNXH.

Thứ hai, đối với các quy định về vai trò của DNXH. Về ưu điểm, với việc thừa nhận

DNXH có hình thức pháp lý là “doanh nghiệp” [38, khoản 1, Điều 10], “có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng” [38, điểm b, khoản 1, Điều 10], pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay đã thể hiện sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về những cống hiến của DNXH đối với nền kinh tế, đặc biệt về mặt xã hội. Bên cạnh đó, các quy định này cịn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với DNXH. Về hạn chế, qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy vai trò của DNXH đối với nền kinh tế và xã được ghi nhận một cách rất mờ nhạt trong pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay. Điều này có thể dẫn đến sự hồi nghi của một bộ phận khơng nhỏ cá nhân, tổ chức trong xã hội về vai trị của DNXH. Thực tế cho thấy, khơng ít người cho rằng, DNXH là DN chỉ làm từ thiện, nghĩa là nó chỉ có đóng góp về mặt xã hội chứ khơng đóng góp về kinh tế hoặc DNXH khơng có chức năng kinh doanh mà chỉ có chức năng xã hội, vì vậy, các sản phẩm do DNXH cung cấp ra thị trường sẽ không đảm bảo chất lượng.

124

năng của DNXH đã tạo căn cứ pháp lý để DNXH có cơ sở thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng xã hội. Bên cạnh đó, quy định này cịn là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với DNXH. Ngoài những ưu điểm kể trên, quy định về chức năng của DNXH vẫn cịn hạn chế nhất định do thiếu tính cụ thể. Ví dụ như, mặc dù pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện hành thừa nhận DNXH có chức năng xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng như đã đã đăng ký). Tuy nhiên, các vấn đề xã hội, môi trường mà DNXH được thực hiện là những vấn đề gì, mã số của các lĩnh vực đó ra sao thì đến nay vẫn chưa được quy định một cách cụ thể. Để tạo điều kiện thuận lợi cho DNXH trong tổ chức, hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNXH, các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam cần cụ thể hóa những ngành nghề, lĩnh vực xã hội, mơi trường và có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước sau đây.

Ở Phần Lan, chức năng xã hội của DNXH được xác định rất rõ ràng trong Đạo luật Doanh nghiệp xã hội năm 2003 [146, Phần1]. Theo đó, DNXH cung cấp cơ hội việc làm đặc biệt cho người khuyết tật và người thất nghiệp dài hạn. Đạo luật

cũng giải thích rõ: Người khuyết tật là những nhân viên có tiềm năng kiếm được cơng việc phù hợp, duy trì cơng việc hoặc thăng tiến trong công việc đã giảm đáng kể do chấn thương, bệnh tật hoặc khuyết tật được chẩn đốn thích hợp. Người thất nghiệp dài hạn là nhân viên, những người trước khi bắt đầu mối quan hệ việc làm của họ là người tìm việc thất nghiệp như được đề cập trong chương, mục 7 (1), đoạn 5 của Đạo luật Dịch vụ Việc làm Công cộng (1295/2002) hoặc trong Chương 7, phần 6 (1), đoạn 1 và 2 của Đạo luật Bảo đảm Thất nghiệp (1290/2002). Tại Hàn Quốc, mục tiêu xã hội của DNXH được xác định rất cụ thể trong Luật Xúc tiến DNXH năm 2006. Theo đó, mục tiêu của DNXH là “nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng bằng cách cung cấp cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương các dịch vụ xã hội hoặc cơ hội việc làm hoặc bằng cách đóng góp cho cộng đồng trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình” [140, khoản 1, Điều 2]. Theo Luật Xúc tiến Doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc, nhóm xã hội dễ bị tổn thương “là một nhóm người gặp khó khăn trong việc mua các dịch vụ xã hội cần thiết theo giá thị trường hoặc gặp khó khăn đặc biệt trong việc kiếm việc làm trong điều kiện bình thường của thị trường lao động, mà các tiêu chí chi tiết hơn sẽ là do Tổng thống quy định” [140, khoản 2, Điều 2] và “dịch vụ xã hội” là “các dịch vụ trong các lĩnh vực được quy định bởi Nghị định của Tổng thống, bao gồm giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, mơi trường, văn hóa và các dịch vụ khác tương tự” [140, khoản 3, Điều 2].

2.1.3.2. Một số ưu điểm và hạn chế, bất cập trong các quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản của Doanh nghiệp xã hội

Thứ nhất, ưu điểm và hạn chế, bất cập của các quy định về thành lập DNXH. Về ưu

điểm, các quy định về thành lập DNXH ở Việt Nam hiện nay không những tạo lập được căn cứ pháp lý để DNXH có cơ sở ra đời, mà cịn là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với DNXH ngay từ khi gia nhập thị trường. Bên cạnh ưu điểm kể trên, các quy định về thành lập DNXH ở Việt Nam hiện nay cũng đang tồn tại một số hạn chế nhất định, ví dụ như chưa cụ thể, thiếu tính tồn diện. Điển hình là Luật Doanh nghiệp năm 2020 thừa nhận: “Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh

125

nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật [38, điểm b, khoản 2, Điều 10] nhưng trên thực tế lại khơng quy định rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đó là gì. Hoặc thơng qua quy định DNXH là “doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định

của Luật này” [38, điểm a, khoản 1, Điều 10], có thể thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành dường như đang đồng nhất thủ tục đăng ký DNTM với thủ tục đăng ký DNXH. Điều đó chưa thực sự hợp lý, bởi vì, mặc dù đăng ký DNXH và đăng ký DNTM đều là thủ tục pháp lý để khai sinh ra DN về mặt pháp lý và thực tiễn. Tuy nhiên, vị trí, chức năng, vai trị, mục đích hoạt động, quyền và nghĩa vụ của DNTM và DNXH khơng hồn tồn như nhau. Vì vậy, nếu đồng nhất thủ tục đăng ký DNXH với thủ tục đăng ký DNTM thì vơ hình chung, pháp luật về DNXH ở Việt Nam đã phủ nhận sự khác biệt về vị trí, chức năng, vai trị, mục đích hoạt động, quyền và nghĩa vụ của DNTM với DNXH. Một điểm bất cập nữa không thể không kể đến đó là, pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay đang thiếu quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký DNXH. Thông qua quy định DNXH là “doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, có thể hiểu, pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay dường như đã mặc nhiên thừa nhận DNXH được cấp giấy chứng nhận đăng ký DNXH khi nó thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, trong q trình tổ chức hoạt động, DNXH khơng chỉ thực hiện chức năng kinh doanh mà còn thực hiện chức năng xã hội và được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ phía nhà nước và cộng đồng. Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ban hành là nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước đối với DNTM, chưa thể hiện nhu cầu quản lý của Nhà nước đối với mơ hình DN vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng xã hội, hoạt động khơng vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận như DNXH. Vì vậy, những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa thực sự phù hợp khi được dùng làm căn cứ để xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký cho DNXH. Một điểm bất cập nữa, đó là pháp luật về DNXH hiện nay chưa có quy định cụ thể về tên của DNXH. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có DNXH sử dụng cụm từ “doanh nghiệp xã hội” trong tên của DN mình nhưng cũng có những DNXH lại khơng có cụm từ này trong tên của DN mình. Hệ quả của vấn đề này là khiến cho một bộ phận không nhỏ cá nhân, tổ chức trong xã hội gặp khó khăn khi xác định một DN trên thực tế có phải là DNXH hay khơng. Bởi vì, theo lẽ thơng thường, cá nhân, tổ chức trong cộng đồng xã hội thường nhận diện DNXH thơng qua tên gọi của nó trên thực tế, thay vì đi tra cứu thơng tin của DN đó trên cổng thơng tin đăng ký quốc gia. Hơn nữa, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng đủ điều kiện và biết cách tra cứu thơng tin về DN để xác định đó có phải là DNXH hay không. Thực tế cho

thấy, pháp luật về DNXH của một số quốc gia trên thế giới đã có những quy định rất cụ thể về tên DNXH. Ví dụ, pháp luật về DNXH của Italy quy định, DNXH bắt buộc phải có cụm từ tiếng Anh là “social enterprise” (DNXH) [144, khoản 1 Điều 7]; pháp luật về DNXH ở Phần Lan quy định chỉ những DN đăng ký là DNXH mới có quyền sử dụng tên DNXH [146, Điều 2]; pháp luật về DNXH của Hàn Quốc quy định, nếu khơng phải là DNXH thì khơng được sử dụng tên là DNXH hoặc các tên tương tự [140, Điều 19]. Theo ý kiến tác giả, Việt Nam nên học tập kinh

126

nghiệm của Italy để quy định về tên DNXH vì điều đó giúp cho cộng đồng xã hội dễ phân biệt được DNTM với DNXH, đồng thời hạn chế được tình trạng mạo danh tên DNXH nhằm trục lợi riêng, gây ảnh hưởng đến uy tín của DNXH.

Thứ hai, ưu điểm, hạn chế và bất cập của các quy định về tổ chức lại DNXH.

Về ưu điểm, các quy định về tổ chức lại DNXH không những đã tạo lập được căn cứ pháp lý để DNXH có cơ sở tiến hành tổ chức lại DN theo nhu cầu của mình, mà cịn góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DNXH trong tổ chức và hoạt động. Ngoài ra, những quy định này còn là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với DNXH khi DNXH tiến hành tổ chức lại DN. Bên cạnh ưu điểm kể trên, các quy định về tổ chức lại DNXH theo pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đang tồn tại một số bất cập nhất định vì thiếu tính thống nhất và chưa tồn diện. Điển hình là, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, các cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện được chuyển thành DNXH bằng cách được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng ký DNXH sau khi có quyết định cho phép chuyển đổi thành DNXH bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện [19, Điều 6]. Theo quy định này, thủ tục chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội thành DNXH được thực hiện như thủ tục đăng ký DNXH. Nghiên cứu sinh cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý, vì vơ hình chung đã đồng nhất thủ tục chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành DNXH với thủ tục đăng ký DNXH. Khi các cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội muốn chuyển sang hoạt động theo mơ hình DNXH, nghĩa là họ muốn thay đổi bản chất pháp lý của mình và sự thay đổi về hình thức pháp lý của những tổ chức này thực chất là kết quả của việc thay đổi bản chất pháp lý trước đó. Về nguyên tắc, khi một tổ chức muốn thay đổi bản chất pháp lý của mình để hoạt động theo mơ hình DNXH thì phải thực hiện thủ tục đăng ký DNXH, chứ không phải là thủ tục chuyển đổi như quy định trên. Một

điểm bất cập nữa liên quan đến quy định này đó là, theo Nghị định số 93/2019/NĐ- CP ngày 25/11/2019 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khơng có thẩm quyền cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện chuyển đổi hoặc đăng ký hoạt động theo mơ hình DNXH [15, Điều 18]. Như vậy, quy định về chuyển đổi DNXH như hiện nay khơng những chưa hợp lý như đã phân tích ở trên, mà cịn thiếu tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Tổ chức lại DN là “một vấn đề bao gồm nhiều nội dung gắn liền với việc thay đổi quy mô, cấu trúc bộ máy tổ chức, thay đổi hình thức pháp lý của những DN đang tồn tại trong nền kinh tế” [98]. Thế nhưng, pháp luật Việt Nam hiện hành lại không cho phép DNXH được thay đổi về hình thức pháp lý của mình trong quá trình tổ chức và hoạt động. Cụ thể, pháp luật về DNXH ở Việt Nam hiện nay chỉ cho phép DNXH được tổ chức lại thơng qua bốn hình thức đó là chia, tách, hợp nhất, sáp nhập DNXH [19, Điều 5]. Giả sử, theo quy định này, khi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn 2 thành viên DNXH A muốn chuyển đổi thành Công ty Cổ phần DNXH B thì Cơng ty Trách nhiệm Hữu hạn 2 thành viên DNXH A phải thực hiện thủ tục giải thể DN, sau đó lại thực hiện thủ tục thànhlập DNXH có hình thức pháp lý là Cơng ty Cổ phần. Rõ ràng, quy định này chưa thực sự hợp lý vì khơng những đi ngược lại tinh thần của nguyên tắc quyền tự do kinh doanh mà còn gây tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc của DNXH.

127

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định “hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với DNXH thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp” [19, khoản 3, Điều 6]. Tuy nhiên, các quy định về tổ chức lại DN được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh về quá trình tổ chức lại của DNTM - một chủ thể

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. (Trang 123 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w