DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. (Trang 56 - 60)

4. Từ thực trạng các quy định hiện hành về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, cũng thực tiễn thực thi các quy định này trên thực tế cho thấy, cần thiết phải tăng cường địa vị pháp lý của Doanh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 DN Doanh nghiệp

2 DNTM Doanh nghiệp thương mại

57

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Phát triển bền vững đất nước là một trong những vấn đề rất quan trọng được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã đề ra

phương hướng xây dựng đất nước, theo đó, từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nước công nghiệp hiện đại, theo quan điểm của Đảng được xác định trong Cương lĩnh là một nước có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả và bền vững [21]. Để thực hiện Cương lĩnh của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát về phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị và xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Như vậy, phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng, mà bao gồm cả vấn đề xã hội, mơi trường, văn hóa, con người. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau và một trong những giải pháp quan trọng khơng thể khơng nhắc đến đó là tăng cường nguồn lực tài chính thơng qua việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nguồn đầu tư xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho chiến lược phát triển bền vững [41]. Sự ghi nhận DNXH trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các giải pháp nêu trên nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2011 - 2020 và hiện nay là giai đoạn 2021 - 2030 [25].

Kể từ khi xuất hiện ở London (Vương quốc Anh) vào thế kỷ XVII (1665), đến nay, DXNH trên thế giới đã trải qua gần 5 thế kỷ trưởng thành và phát triển. Trong quãng thời gian đó, DNXH ln nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới các góc độ và bình diện rộng, hẹp khác nhau, nhưng tính đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về DNXH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam

nói riêng. Mặc dù vậy, đa số các nhà khoa học đều cho rằng, DNXH là tổ chức tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định, vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng xã hội nhưng luôn đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng lên hàng đầu.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) [78], hiện nay đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt ở các vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là Việt Nam đã giải quyết thành cơng và triệt để tình trạng đói nghèo cũng như các vấn đề xã hội, môi trường. Thực tế cho thấy, những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường cùng với những thay đổi về kinh tế và xã hội do sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến cho Nhà nước gần như bị quá tải trong việc giải quyết chúng để bình ổn và phát triển xã hội. Trong điều kiện

58

Nhà nước (với tư cách là một thiết chế công) vẫn chưa đủ nguồn lực để giải quyết hiệu quả các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của mình, thì việc huy động và khuyến khích mọi nguồn lực cùng chung tay gánh đỡ, chia sẻ khó khăn với Nhà nước một cách lâu dài, ổn định, hiệu quả nhu cầu tất yếu khách quan, cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước. Luật Doanh nghiệp năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã tạo nên khuôn khổ pháp lý để DNXH có cơ sở ra đời và tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật về DNXH ở Việt Nam nói chung và những quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam nói riêng cho thấy, các quy định này đã bộc lộ những hạn chế nhất định, gây cản trở đến sự phát triển của DNXH. Ví dụ như vị trí, chức năng, vai trò của DNXH chưa được quy định cụ thể, thiếu tính tồn diện, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về DNXH; chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH phát triển quy định khá chung chung và chưa đồng bộ trong hệ thống pháp luật về DN, khiến cho DNXH không thể tiếp cận được; một số quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể DNXH chưa phù hợp với tính đặc thù của DNXH; các quy định về quản trị DNXH thiếu toàn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị của DNXH trên thực tế.

So với một số quốc gia trên thế giới như Vương quốc Anh, Bỉ, Lavita, Hàn Quốc, DNXH ở Việt Nam được công nhận về mặt pháp lý tương đối muộn. Thế nhưng hiện nay, các thuật ngữ như “doanh nghiệp xã hội”, “pháp luật về doanh nghiệp xã hội” và “địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội” khơng cịn là vấn đề quá mới mẻ trong khoa học pháp lý ở Việt Nam. Đã có nhiều cơng trình trong nước nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của DNXH, địa vị pháp lý của

DNXH theo pháp luật Việt Nam dưới các góc độ, bình diện rộng, hẹp khác nhau và được cơng bố trong các tạp chí, giáo trình, sách, kỷ yếu hội thảo,… Các cơng trình nghiên cứu này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về mặt lý luận và thực tiễn, tuy nhiên, tính đến thời điểm này, chưa có cơng trình nào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của DNXH theo pháp luật Việt Nam một cách cụ thể và toàn diện.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của DNXH là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Địa vị pháp lý của doanh nghiệp

xã hội theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ luật học nhằm

tìm kiếm các giải pháp tăng cường địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy DNXH ở Việt Nam ngày càng phát triển.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy DNXH ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

59

Một là, thực hiện đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên

quan đến đề tài Luận án, từ đó, chỉ rõ những vấn đề mà Luận án kế thừa, những vấn đề sẽ được triển khai nghiên cứu trong nội dung của Luận án; xác định rõ các lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cũng như hướng tiếp cận nghiên cứu của Luận án.

Hai là, Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam.

Đồng thời, để làm sâu sắc hơn các vấn đề nghiên cứu, Luận án cũng khảo cứu kinh nghiệm pháp luật DNXH ở một số nước trên thế giới về vấn đề này.

Ba là, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng địa vị pháp lý của DNXH theo pháp luật

Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định này; phân tích, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động của DNXH kể từ khi Luật Doanh nghiệp

năm 2014 có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/5/2020, chỉ ra những ưu điểm, những vấn đề vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế đó.

Bốn là, từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất định hướng và một số giải

pháp nhằm tăng cường địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về DNXH, hệ thống các quy định pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan đến địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam hiện nay.

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các quy

định pháp luật về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Về khơng gian và thời gian: DNXH chính thức được cơng nhận về mặt pháp lý ngay sau

khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Luận án nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành đến ngày 01/5/2021. Bên cạnh đó, Luận án cũng khảo cứu kinh nghiệm pháp luật về DNXH ở một số nước trên thế giới về vấn đề này.

4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách phát triển kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường để làm rõ nội dung nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, để làm rõ nội dung nghiên cứu, Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu mang tính truyền thống như sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng trong tất cả các chương nhằm lý

giải những vấn đề thuộc về bản chất, các quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng, để từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường địa vị pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam.

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê về kết quả tổ chức hoạt động của

60

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm so sánh kinh nghiệm pháp luật của một số

quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng địa vị pháp lý của DNXH

- Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng để xử lý các tài liệu được tham khảo từ sách, báo,

tạp chí, các tài liệu từ cơ sở dữ liệu ProQues, Springer và Google Scholar liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó, tổng thuật theo chủ đề trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đặt ra, từ đó, khẳng định tính mới trong nội dung nghiên cứu của Luận án.

-Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để xem xét quá trình hình thành, phát triển DNXH ở

Việt Nam và quá trình tăng cường địa vị pháp lý của DNXH ở Việt Nam.

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng để tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định

pháp luật về địa vị pháp lý của một số DNXH ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam. (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w