cho thấy, bên cạnh những ưu điểm đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Điều này xuất phát từ nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng cơ bản là do pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn. Sau khi được định hình và cơng nhận về mặt pháp lý, bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự lan tỏa về tinh thần và trách nhiệm xã hội, thì tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp xã hội vẫn còn tồn tại những yếu kém nhất định, điển hình như quy mơ kinh doanh nhỏ, tính cạnhtranh chưa cao, thị trường hẹp, số lượng Doanh nghiệp xã hội đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất hạn chế, lĩnh vực, địa bàn hoạt động chưa đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn... Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân cơ bản là phần lớn Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đang trong giai đoạn khởi nghiệp nên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động; cộng đồng xã hội chưa biết nhiều đến DNXH nên có thái độ hồi nghi, chưa hiểu đúng về Doanh nghiệp xã hội nên chưa thực sự nhiệt tình ủng hộ; hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật về DNXH nói riêng, đặc biệt là các quy định về địa vị pháp lý của Doanh nghiệp xã hội còn nhiều bất cập, chưa thực sự thiết lập được hành lang pháp lý thuận lợi để thúc đẩy DNXH ra đời, phát triển và làm tròn sứ mệnh của nó đối với Nhà nước và xã hội.