Các nghiên cứu liên quan đến nhận thức về trầm cảm

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 30 - 33)

Trầm cảm đã được nói đến từ thời cổ đại trước công nguyên nhưng đến năm 1899, từ việc tổng hợp những hiểu biết trước đó của các nhà tâm thần học người Pháp và Đức, khái niệm trầm cảm mới được bác sĩ Emil Kraepeline đề cập cụ thể, rõ ràng và có hệ thống hơn với những tiêu chuẩn vẫn cịn có giá trị cho đến nay. Phần lớn các nghiên cứu tại nhiều nước tập trung vào vấn đề dịch tể, những phát hiện mới về nguyên nhân-yếu tố nguy cơ và hướng điều trị hiệu quả đối với rối loạn.

Trong phạm vi của đề tài này, tơi chỉ tập trung vào tìm hiểu Rối loạn trầm cảm chủ yếu hay cịn gọi là trầm cảm điển hình (trầm cảm).

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thực tế, tỉ lệ mắc trầm cảm chia đều cho cả dân số phương Tây và phương Đông nhưng phần lớn các nghiên cứu về trầm cảm cũng như hiểu biết, quan niệm rối loạn này lại tập trung nhiều ở các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Vì vậy, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu khảo sát và so sánh mức độ tương đồng và khác biệt liên quan hiểu biết về trầm cảm giữa 2 cộng đồng này.

Tại một nghiên cứu ở Anh, người Anh bản xứ nhận định trầm cảm của họ liên quan đến vấn đề y khoa hơn và cả những thay đổi về hoàn cảnh xã hội và xác định trầm cảm bằng khí sắc trầm và vơ vọng; trong khi đó, người Anh gốc Nam Á thường định nghĩa trầm cảm bằng sự lo lắng (Lawrence và cộng sự, 2006) [62].

Theo Karasz (2005), người Mỹ chính gốc cũng cho rằng những nguyên nhân của trầm cảm đa dạng, phạm vi từ “mất cân bằng hormone” đến “các vấn đề thần kinh”, vịn người Mỹ gốc Á thì cho rằng những căng thẳng và vấn đề trong cuộc sống liên quan trầm cảm nhiều hơn và họ chọn việc tự quản lý để vượt qua trầm cảm [58].

Trong nghiên cứu của Niewsma (2009) thì hiểu biết về triệu chứng trầm cảm ở người Ấn bản địa và người Ấn định cư tại Mỹ khá tương đồng nhau nhưng người Ấn bản địa khơng thể xác định người nhà của mình có bị trầm cảm cũng như phần lớn cho rằng nguyên nhân gây ra trầm cảm có liên quan khả năng kiểm sốt sự chịu đựng của bản thân [71].

Như vậy, trong mỗi nền văn hóa, những niềm tin bản địa cho thấy ảnh hưởng đến người bị trầm cảm trong việc xác định rối loạn, dạng điều trị họ tìm đến và việc cam kết với các cách thức điều trị. Những niềm tin bản địa về trầm cảm bao gồm điều gì gây ra nó, làm gì với nó và những hậu quả xã hội của nó cần được xem xét cho những chính sách chăm sóc sức khỏe và cách tiếp cận các cách điều trị hiệu quả khác nhau. Tuy chúng đơi khi có vẻ đối nghịch nhau nhưng những khái niệm nền tảng về trầm cảm cần phải không mâu thuẫn. Xem xét về mặt văn hóa, các nhà nghiên cứu và nhân viên y tế có thể tìm cách để tơn trọng những niềm tin khác nhau mà không cần phải ép buộc họ, cũng như các cách sử dụng kiến thức khoa học chính xác mà khơng phá vỡ hệ thống niềm tin thuộc về văn hóa [43],[50]. Cả hiểu biết về mặt chuyên môn và niềm tin bản địa về trầm cảm đều có những chức năng quan trọng liên quan đến thực hành chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bị trầm cảm thường mơ tả bệnh lý của mình với tình trạng thể chất hơn (Rahman, 2007) [77]; Weiss và cộng sự, 1995 [88]; Mirza và cộng sự, 2006 [67]. Ngoài ra, họ cũng dùng những từ ngữ liên quan cơ thể để đặt tên cho trầm cảm như “rối loạn thần kinh”. Có nghiên cứu cho thấy họ

hay gọi là stress, căng thẳng, áp lực. Rất ít nghiên cứu cho thấy bệnh nhân gọi trầm cảm là một rối loạn tâm thần.

Trầm cảm cũng cho thấy ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành trách nhiệm trong gia đình và gây ra những khó khăn về mối quan hệ. Ngồi ra, trầm cảm cịn tác động đến cơng việc, việc nhà, thực hiện những hoạt động thường ngày cũng như chức năng xã hội và nghề nghiệp.

Các nghiên cứu trên cũng cho thấy nhiều bệnh nhân tin rằng khơng có điều trị nào có thể giúp họ. Phần lớn bệnh nhân tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Các thành viên gia đình và bạn bè thường được mô tả là “có tính tương trợ, bản chất tốt và thấu hiểu”. Cũng có nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị trầm cảm giấu kín cảm xúc của họ.

Bệnh nhân trầm cảm cũng ứng phó với trầm cảm bằng cách chấp nhận sự khó khăn của hồn cảnh hoặc nhận thức tích cực về tình huống như qua thời gian khó khăn sẽ ổn hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh trầm cảm thường cố gắng giải quyết vấn đề như một cách tự ứng phó. Họ cũng thực hiện những hành vi sức khỏe như ăn uống đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và tập yoga hoặc thiền. Ngoài ra, bệnh nhân còn chọn cách thư giãn khác như nghe nhạc, đọc sách và tắm nước lạnh. Hơn thế, họ còn đọc sách báo để thu thập thông tin về vấn đề và học cách ứng phó tốt hơn với trầm cảm.

1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Cho đến nay, ta có rất ít cơng bố khoa học chính thức nào về việc khảo sát hiểu biết, nhận thức của chính bệnh nhân người Việt Nam. Gần đây, có báo cáo của tỉnh Đà Nẵng trong việc khảo sát và can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trầm cảm (VVAF, 2012) cung cấp những số liệu liên quan những kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân và lựa chọn điều trị của người dân tại đây [22].

Ngoài ra, Việt Nam thật sự chưa có báo cáo khoa học nào về hiểu biết trầm cảm của chính người mắc rối loạn này, đặc biệt tại chính cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, nơi mà người bệnh có thể đã chịu ảnh hưởng từ bệnh cũng như tìm kiếm cho mình những phương pháp can thiệp khác nhau.

Vì lẽ đó, đề tài này chọn khách thể nghiên cứu chính là các bệnh nhân bị trầm cảm lần đầu tiên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, giới hạn của đề tài là khảo sát hiểu biết về trầm cảm chỉ ở các phương diện:

- Khả năng hiểu biết và nhận diện các triệu chứng trầm cảm

- Khả năng hiểu biết và chấp nhận các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm

- Khả năng hiểu biết và chấp nhận các hình thức can thiệp trầm cảm cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người xung quanh và các dịch vụ chăm sóc khác

- Năng lực vận dụng hiểu biết về trầm cảm cho bản thân người bệnh

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)