3.2. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học đến nhận thức của về trầm cảm
3.2.1. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi
Chúng tơi muốn tìm hiểu sự khác nhau về nhận thức trầm cảm có thật sự bị ảnh hưởng bởi nhóm tuổi khơng. Khi chia tuổi thành các nhóm: Thanh niên,
Trưởng thành, Trung niên, Tuổi già thì với phép kiểm định Oneway-ANOVA, chúng tơi có các kết quả thể hiện qua từng khía cạnh hiểu biết về trầm cảm (triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị) như sau.
3.2.1.1. Nhận thức về nhận diện trầm cảm qua biểu hiện/triệu chứng
Kết quả phân tích ANOVA về sự khác biệt nhận thức triệu chứng trầm cảm theo nhóm tuổi cho thấy chỉ có duy nhất 1 triệu chứng có khác biệt mang ý nghĩa thống kê (F=3,28; p=0,02) là Suy nghĩ chậm hơn/ khó ra quyết định với người bệnh ở nhóm tuổi Thanh niên nhận diện nhiều nhất (2,42), rồi đến tuổi trưởng thành (2,38), thứ ba là Trung niên (1,82) và cuối cùng là Tuổi già (1). Ngồi ra, các triệu chứng hay nhóm triệu chứng trầm cảm khác khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhóm tuổi.
3.2.1.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm
Tương tự như trên, phân tích ANOVA về sự khác biệt nhận thức nguyên nhân và nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm theo nhóm tuổi được thể hiện trong bảng. Kết quả như bảng 3.9 sau đây.
Bảng 3.9: Khác biệt trong nhận diện nguyên nhân và nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi
Nguyên nhân/ Nhóm nguyên nhân F p
Bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng 8,19 0,00
Tang tóc/mất mát 6,22 0,00
Bị ảnh hưởng từ vấn đề xã hội 4,37 0,01 Gặp khó khăn trong mối quan hệ 4,39 0,01 Gặp khó khăn trong cơng việc 3,74 0,01 Nhóm ngun nhân Mơi trường-Xã hội 8,29 0,00
Nhóm nguyên nhân Tâm lý 3,74 0,01
Qua bảng trên ta thấy, hiểu biết những nguyên nhân trầm cảm như người Tuổi già (Do bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng, do tang tóc/mất mát, Do ảnh hưởng từ vấn đề xã hội và Gặp khó khăn trong cơng việc có bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhóm tuổi một cách có ý nghĩa thống kê. Cũng tương tự
vậy khi kết quả cho thấy hiểu biết về 2 nhóm nguyên nhân Tâm lý và Môi trường-Xã hội chịu ảnh hưởng của nhóm tuổi với nhóm Thanh niên là đồng tình cao nhất. Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.
3.2.1.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm
Liên quan đến nhóm tuổi, chúng tơi cũng muốn xem sự khác biệt về hiểu biết cách điều trị trầm cảm có chịu ảnh hưởng của yếu tố này không thông qua phép kiểm định Oneway-ANOVA.
Kết quả trình bày ở bảng 3.10 cho thấy người bệnh ở độ Tuổi trung niên đồng tình chọn Uống thuốc theo toa nhiều nhất (3,06; ĐLC=0,93), thấp nhất là Thanh niên (2,26; ĐLC=1,05); Người già và Trung niên cầu nguyện nhiều nhất (2; ĐLC lần lượt là 0 và 1,13), ít nhất là Thanh niên (1,11; ĐLC=0, 88), trong khi đó Thanh niên chọn nhiều nhất ở cách Thay đổi hành vi khơng có ích (2,32; ĐLC=1,20), cịn thấp nhất là ở Tuổi già (1; ĐLC=1,41).
Bảng 3.10: Khác biệt về nhận thức về các cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi
Cách ứng phó, tìm kiếm giúp đỡ/điều
trị F p
Uống thuốc theo toa 4,12 0,01
Cầu nguyện 2,98 0,04
Thay đổi hoặc bỏ hành vi khơng có ích 2,75 0,05 Nhóm điều trị theo hướng Y khoa 3,19 0,03
Từ đó, cho thấy người trẻ đồng tình chọn cách thay đổi bản thân cao hơn người có tuổi; cịn người trung niên sẽ chọn cách ít cần thay đổi nhưng có tính khoa học như uống thuốc theo toa và người già chọn cầu nguyện. Điều này cũng lặp lại kết quả cho thấy nhóm Tuổi trung niên đồng tình nhiều nhất hướng Điều trị theo y khoa cịn thấp nhất là nhóm Tuổi già. Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.