Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 85 - 88)

3.2. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học đến nhận thức của về trầm cảm

3.2.6. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp

nghiệp

Chúng tôi chia nghề nghiệp thành các dạng: 1-Lao động trí óc, 2-Lao động chân tay, 3-Lao động tự do, 4-Kinh doanh, buôn bán, 5-Thất nghiệp, 6-Nội trợ, 7-Hưu trí và cũng dùng phép kiểm định One-way ANOVA để cho kết quả về sự khác biệt nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của yếu tố này.

3.2.6.1. Nhận thức về triệu chứng trầm cảm

Phép kiểm định cho thấy sự khác biệt nhận thức các triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp như trong bảng 3.18 cho thấy người bệnh đã nghỉ hưu nhận diện các triệu chứng như Tâm trạng tồi tệ, Mất hứng thú hoặc giảm vui thích trong cuộc sống, Cảm thấy trống rỗng hoặc bản thân khơng có giá trị, Thiếu động lực trong cuộc sống cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Đối với triệu chứng Suy nghĩ chậm hơn hoặc khó ra quyết định

như nhóm nghề nghiệp Lao động trí óc nhận diện đây là triệu chứng của trầm cảm cao nhất. Riêng nhóm Thất nghiệp thì nhận diện Cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi quá mức, không phù hợp là triệu chứng trầm cảm cao hơn so với các nhóm cịn lại.

Bảng 3.18: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp

Triệu chứng F p

Tâm trạng tồi tệ hơn 3,14 0,01

Suy nghĩ chậm hơn hoặc khó ra quyết định 2,23 0,05 Mất hứng thú hoặc giảm vui thích trong cuộc sống 2,75 0,01 Cảm thấy trống rỗng hoặc bản thân khơng có giá trị 2,30 0,04 Cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi quá mức, không phù

hợp 2,56 0,02

Thiếu động lực trong cuộc sống 3,20 0,01

Nhóm triệu chứng

Khí sắc trầm/Giảm hứng thú 3,25 0,01

Kích động hoặc chậm chạp vận động 2,4 0,03

Cảm thấy không giá trị/ tội lỗi quá mức 2,792 0,02

Suy nghĩ khó/ Kém tập trung 2,69 0,02

Khi tổng hợp thành các nhóm triệu chứng thì kết quả là nhóm bệnh nhân Hưu trí nhận diện biểu hiện Khí sắc trầm/Giảm hứng thú, Kích động hoặc chậm chạp vận động cao nhất trong các nhóm nghề nghiệp. Nhóm Thất nghiệp thiên về nhận diện các dấu hiệu Cảm thấy không giá trị/tội lỗi quá mức là triệu chứng của trầm cảm cao nhất. Nhóm Lao động trí óc thì nhận diện các dấu hiệu Suy nghĩ khó/Kém tập trung là triệu chứng của trầm cảm cao nhất so với các nhóm nghề nghiệp cịn lại. Những khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2.6.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm

Kết quả khi tổng hợp thành nhóm nguyên nhân thể hiện trong bảng 3.19 cho thấy nguyên nhân do Y-Sinh học được nhóm người bệnh Hưu trí nhận diện cao nhất rồi đến người Lao động trí óc.

Bảng 3.19: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây ra trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp

Nguyên nhân F p

Do giữ kín cảm xúc đau khổ 2,56 0,03

Do lạm dụng chất 3,08 0,01

Do nhiễm trùng 1,11 0,36

Do ảnh hưởng từ vấn đề xã hội 2,19 0,05

Gặp khó khăn trong cơng việc 2,55 0,03

Do thay đổi nội tiết 3,27 0,01

Do từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần 2,95 0,01 Do bị cử xử tồi tệ hoặc quá được chiều chuộng 2,40 0,03

Do chế độ ăn uống 2,39 0,03

Do điều kiện sống 2,36 0,03

Nhóm nguyên nhân từ Y-Sinh học 2,35 0,03

Nhóm nguyên nhân từ Tâm lý 3,639 0,01

Nhóm ngun nhân từ Mơi trường-Xã hội 3,254 0,01

Với nhóm nguyên nhân Tâm lý và Mơi trường-Xã hội thì nhóm bệnh nhân thất nghiệp nhận diện nhiều nhất, sau đó mới đến người lao động trí óc. Những khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p=0,01-0,05.

3.2.6.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm

Kết quả số liệu trong bảng 3.20 cho thấy, nhóm người bệnh trầm cảm thất nghiệp lại nhận diện các các yếu tố Giữ kín cảm xúc đau khổ, Lạm dụng chất, Bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng, Tang tóc/mất mát, Gặp khó khăn trong mối quan hệ, Chế độ ăn uống, Điều kiện sống, Ảnh hưởng từ vấn đề xã hội, Từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần là nguyên nhân gây ra trầm cảm cao hơn các nhóm nghành nghề cịn lại.

Người lao động chân tay nhận diện các nguyên nhân như do Nhiễm trùng là những nguyên nhân gây ra trầm cảm cao nhất. Người Hưu trí nhận diện cao ở các nguyên nhân như Gặp khó khăn trong cơng việc, Thay đổi nội tiết là những nguyên nhân gây ra trầm cảm cao hơn các nhóm cịn lại.

Bảng 3.20: Khác biệt về nhận thức cách điều trị dưới ảnh hưởng của nghề

Cách điều trị F p

Tăng hoạt động tích cực 3,15 0,01

Tham gia và nhận hỗ trợ xã hội 3,58 0,01 Tìm người thân thiết để chia sẻ 2,72 0,02 Luyện tập kỹ thuật thư giãn hoặc thiền 2,71 0,02

Nhóm phương cách điều trị

Tự giúp mình 2,91 0,01

Nhận hỗ trợ và chia sẻ về mặt xã hội 3,14 0,01

Trong phần này, người hưu trí nhận diện cách điều trị Tăng hoạt động tích cực, Tham gia và nhận hỗ trợ xã hội, Tìm người thân thiết để chia sẻ, Luyện tập kỹ thuật thư giãn hoặc thiền cao nhất rồi đến người lao động trí óc.

Khi tổng hợp theo nhóm phương pháp Ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều trị thì cũng có kết quả tương tự. Cụ thể là nhóm người Hưu trí nhận diện các cách như Tự giúp mình, Nhận hỗ trợ và chia sẻ về mặt xã hội cao nhất sau đó mới đến nhóm người Lao động trí óc. Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)