Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 52 - 57)

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Với đề tài này, chúng tơi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề lý luận nhận thức, lý luận về trầm cảm, nhận thức về vấn

đề trầm cảm trong các luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ, sách, báo, tạp chí và trên một số trang web chun ngành có liên quan và ngồi nước.

2.5.2. Phương pháp dùng các thang lượng giá

Các thang lượng giá đã được nghiên cứu nhiều cũng như ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá mức độ trầm cảm cũng như độ ảnh hưởng do bệnh đến các hoạt động chức năng của người bệnh.

2.5.2.1. Phần 1

Thang đánh giá trầm cảm Hamilton: Thang này nguyên bản có 21 đề mục (câu) hoặc 17 đề mục (loại trừ 4 đề mục liên quan triệu chứng loạn thần) đại diện cho các triệu chứng lâm sàng của người bị rối loạn trầm cảm, mỗi đề mục có các mức độ từ 0 – 4. Thang được cho điểm sau khi đã hoàn thành phỏng vấn, mất khoảng 15 phút. Điểm tổng phản ánh mức độ chung của rối loạn trầm cảm. Dựa vào kết quả số điểm này, bác sĩ tâm thần có thể xác định mức độ rối loạn trầm cảm của bệnh nhân. Ngoài ra, các bác sĩ đa khoa cũng thường dùng thang này để phát hiện sớm các trạng thái trầm cảm [16],[17]. Trên lâm sàng, thang này phiên bản 17 câu đang được sử dụng chủ yếu tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh với điểm tổng cộng cut-off như dưới 7: khơng có trầm cảm; từ 8-17: trầm cảm nhẹ; từ 14-18: trầm cảm vừa; từ 19 trở lên: trầm cảm nặng [49]. Thang cũng được chứng minh độ tin cậy cao cả bên trong (0,46-0,97) và bên ngoài (0,46-0,99); độ hiệu lực cao (độ đặc hiệu 0,89; độ nhạy 0,88).

Thang đo trầm cảm Beck: Thang gồm 21 đề mục, thời gian hoàn thành khoảng 10 phút. Độ tin cậy Alpha là 0,93. Đây là thang đánh giá đang được dùng tại Viện sức khỏe tâm thần. Cách đánh giá các mức độ trầm cảm cũng dựa vào điểm tổng cộng 21 câu gồm: 5-9: bình thường; 10-18: trầm cảm nhẹ; 19-29: trầm cảm trung bình; 30-63: trầm cảm nặng. Trong đó điểm số dưới 4:

có khả năng là chối bỏ bệnh; trên 40: có trầm trọng hóa thêm về bệnh hoặc đặc trưng của các rối loạn nhân cách Hystery hay ranh giới [29],[48].

2.5.2.2. Phần 2

Đánh giá những thay đổi liên quan bệnh đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng Thang đánh giá Sự ảnh hưởng Hoạt động và xã hội (WSAS). Đây là thang dành cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ ảnh hưởng các hoạt động chức năng của mình do bệnh lý gây ra. Thang gồm 5 đề mục đơn giản đánh giá sự ảnh hưởng của những vấn đề sức khỏe tâm thần (như trầm cảm, lo âu) lên chức năng hoạt động liên quan khả năng làm việc, quản lý nhà cửa, tham gia các hoạt động yêu thích của bản thân và xã hội, tạo dựng và duy trì các mối quan hệ thân thiết. Kết quả dưới 10 điểm cho thấy triệu chứng chưa thể hiện rõ trên lâm sàng; từ 10-20 có liên quan với sự suy giảm chức năng rõ rệt nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng hơn; trên 20 điểm cho thấy tâm bệnh làm ảnh hưởng chức năng ở mức độ trung bình trở lên [68]. Độ tin cậy Alpha được chứng minh là 0,75; độ hiệu lực bên ngoài của thang cho thấy có sự tương quan với thang HAM-D 17 là 0,76 (p<0,0001).

2.5.3. Phương pháp dùng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức về trầm cảm của người bị rối loạn này khi đến khám lần đầu tiên tại Bệnh viện Tâm thần ở Việt Nam.

Bảng hỏi về nhận thức trầm cảm được điều tra thử trên một mẫu nhỏ người bình thường (sinh viên đến bệnh viện thực tập) ở lần 1 để từ đó được điều chỉnh, thích ứng ngơn ngữ rồi áp dụng cho một nhóm nhỏ bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm được chọn ngẫu nhiên để đảm bảo các yếu tố tường minh, rõ ràng không ảnh hưởng đến việc đánh giá nhận thức về trầm cảm của người bệnh trầm cảm khi đến khám lần đầu tiên tại các bệnh viện Tâm thần ở

Việt Nam. Sau đó mới mang ra đo chính thức trên mẫu bệnh nhân nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần Phụ lục.

Nội dung phiếu hỏi khảo sát nhận thức về trầm cảm:

2.5.3.1. Câu hỏi mở

Nhà nghiên cứu trực tiếp hỏi người bệnh để có thơng tin khách quan về cách người bệnh gọi tên vấn đề, các triệu chứng khiến họ đến khám, nguyên nhân của vấn đề theo quan niệm của bệnh nhân và cách thức bệnh nhân lựa chọn để tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị. Qua đây cũng giúp ta biết được người bệnh vận dụng kiến thức về trầm cảm của họ vào thực tế bản thân như thế nào.

- Câu 1: Các triệu chứng – nhằm khảo sát việc người bệnh nhận biết các triệu chứng trầm cảm của chính mình như thế nào qua câu hỏi mở: “Hãy cho

biết những dấu hiệu/ biểu hiện khó chịu khiến bạn đến đây khám?”.

- Câu 2: Cách đặt tên vấn đề – nhằm biết được chính người bệnh trầm cảm gọi tên rối loạn của mình là gì qua câu hỏi mở: “Bạn gọi tên vấn đề mình đang mắc phải là gì?”.

- Câu 3: Các nguyên nhân được nhận biết – nhằm đánh giá cách nhận định nguyên nhân gây ra vấn đề thông qua câu hỏi mở “Hãy cho biết những yếu tố

quan trọng nào gây ra vấn đề của bạn?”.

- Câu 4: Điều trị và tìm kiếm giúp đỡ - nhằm phát hiện những phương pháp ứng phó với trầm cảm và được đánh giá bằng câu hỏi mở “Theo bạn, những cách nào có ích để giúp bạn ứng phó và/ hoặc điều trị vấn đề này? Bạn đã áp dụng những cách thức nào?”.

Đây là bảng hỏi có nguồn gốc từ nước ngồi nhằm khảo sát mức độ hiểu biết và nhận diện của người bệnh trầm cảm về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, ứng phó trước rối loạn này.

Độ tin cậy Độ hiệu lực

Bảng hỏi về triệu chứng

α = 0,97

Các thang phụ (0,62 - 0,87)

Đo được cái cần đo do:

- Địa bàn nghiên cứu thuộc bệnh viện chuyên ngành nên có tính đại diện cho cả nước.

- Tham khảo theo nhiều nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước Bảng hỏi về Nguyên nhân α = 0,94 Các thang phụ (0,66 - 0,90) Bảng hỏi về Điều trị α = 0,90 Các thang phụ (0,72 - 0,93)

Chúng tôi cũng rút gọn lại Bản khảo sát nhận thức trầm cảm dựa trên các nhóm chính có liên quan và tránh sự trùng lắp. (chi tiết xin xem Phụ lục)

Nguyên bản và thích ứng

Biểu hiện trầm cảm

- Dựa theo DSM-IV; Tổng cộng 78 đề mục được thu gọn thành 19 đề mục tương ứng 9 nhóm với các lựa chọn từ 0 - 4:

1) Khí sắc trầm hoặc mất/ giảm hứng thú: câu 5, 8, 17 2) Thay đổi rõ rệt cân nặng hoặc thèm ăn: câu 2, 10

3) Rối loạn giấc ngủ thường xuyên: câu 9.

4) Tăng hoặc giảm vận động-hành vi: câu 13, 19, 4

5) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng thường xuyên: câu 7, câu 16. 6) Cảm thấy giảm giá trị: câu 14,15

7) Giảm khả năng tập trung/suy nghĩ: câu 6, câu 18. 8) Ý tưởng hoặc kế hoạch/ hành vi tự sát: câu 1, 12

Nguyên nhân trầm cảm

79 đề mục được gộp thành 22 đề mục tương ứng với 4 nhóm nguyên nhân với 5 lựa chọn từ 0 - 4:

1) Y-Sinh học: câu 3, 4, 5, 6, 10, 14, 18, 21 2) Tâm lý: câu 1, 2, 13, 15, 17

3) Môi trường-Xã hội: câu 7, 19, 11, 12, 19 4) Tôn giáo-Tâm linh: câu 16, 20, 8, 22 Điều trị trầm

cảm

51 đề mục được thu gọn thành 19 đề mục tương ứng 5 nhóm với các mức độ từ 0 - 4:

1) Tự giúp mình: câu 12, 16, 5, 9, 14, 8, 15 và 19 2) Y khoa: câu 1, 2, 17, 3

3) Tâm lý: câu 7, 18 4) Xã hội: câu 6, 11

5) Tôn giáo/ Tâm linh: câu 13, 10, 4

Sau đó, chúng tơi cho thực hiện thử trên 15 người bình thường và 10 bệnh nhân được chẩn đốn trầm cảm để thích ứng cho phù hợp ngơn ngữ.

2.5.4. Phương pháp thống kê tốn học

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý kết quả. Phần mềm này giúp mô tả thống kê số lượng, tỉ lệ %, điểm trung bình, so sánh tương quan giữa các biến một cách chính xác. Kết quả đo lường được trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ mang tính trực quan, thể hiện trong chương 3 - Kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)