2.1. Tiến trình nghiên cứu
2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
2.1.2.1. Nghiên cứu lý luận
a) Mục đích:
Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và tìm hiểu các kết quả nghiên cứu đã có.
Xây dựng hệ thống khái niệm cơng cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu.
b) Nội dung: Đọc và phân tích tài liệu, bài viết và cơng trình nghiên cứu có liên quan tới luận văn. Từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái niệm công cụ, phiếu hỏi.
c) Phương pháp: Đọc và phân tích tài liệu.
2.1.2.2. Khảo sát thực trạng, xử lý số liệu
d) Mục đích:
Khảo sát thực trạng nhận thức về trầm cảm của người bệnh về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị trong lần đầu đến khám tại các bệnh viện Tâm thần ở Việt Nam.
e) Nội dung:
Dựa theo 3 mức độ đầu tiên về nhận thức trong mơ hình của tác giả B. S. Bloom (biết, hiểu và vận dụng), chúng tôi được xây dựng phiếu khảo sát của mình. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi đóng với những danh mục liên quan liên quan triệu chứng, nguyên nhân và cách thức ứng phó - điều trị trầm cảm.
Thu phiếu, mã hóa, thống kê và xử lý số liệu với phương pháp tốn thống kê, phân tích và viết nhận xét các kết quả nghiên cứu nhận thức về trầm cảm của người bị rối loạn này khi đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa Tâm thần.
f) Địa bàn và khách thể nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên tổng số 109 bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm tại 2 bệnh viện chuyên khoa Tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, 9 trường hợp vẫn điền đầy đủ thông tin nhân khẩu học cũng như trả lời đầy đủ bảng câu hỏi mở nhưng nói
đóng. Tuy nhiên, chúng tơi vẫn lấy tất cả vào mẫu nghiên cứu vì vẫn sử dụng những thơng số đã có, đặc biệt liên quan khả năng nhận thức của người bệnh về vấn đề sức khỏe tâm thần họ đang gặp.