Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của mức thu nhập

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 84 - 85)

3.2. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học đến nhận thức của về trầm cảm

3.2.5. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của mức thu nhập

nhập

Khi xét sự ảnh hưởng của thu nhập lên nhận thức về trầm cảm, chúng tôi cũng sử dụng phép kiểm định One-way ANOVA. Với tổng thu nhập bình quân hàng tháng, chúng tôi chia thành các mức độ như sau: 1-Dưới 5 triệu VND, 2-Từ 5 đến dưới 10 triệu VND, 3-Từ 10 đến dưới 15 triệu VND, 4- Từ 15 đến dưới 20 triệu VND, 5-Từ 20 triệu VND trở lên. Kết quả cụ thể trên từng khía cạnh nhận thức về trầm cảm được thể hiện như sau.

3.2.5.1. Nhận thức về triệu chứng trầm cảm

Khi xét sự ảnh hưởng của thu nhập lên nhận thức về triệu chứng trầm cảm, kết quả kiểm định cho thấy khơng có khác biệt nào có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh nhân.

3.2.5.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm

Kết quả khi kiểm định phần này cho thấy sự khác biệt về nhận thức nguyên nhân trầm cảm dưới ảnh hưởng của mức thu nhập thể hiện như nhóm có thu nhập khá là từ 15 đến dưới 20 triệu VND có xu hướng xác định Thay đổi nội tiết là một nguyên nhân gây trầm cảm cao hơn các nhóm khác (F=3,09). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0,02.

3.2.5.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm

trị của người bệnh trầm cảm. Kết quả chính được thể hiện trong bảng 3.17 sau đây.

Bảng 3.17: Khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của thu nhập

Cách điều trị F p

Cầu nguyện 2,67 0,03

Tham gia trị liệu tâm lý 2,84 0,02

Kết quả cho thấy cũng là nhóm có thu khoảng từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên nhận diện tham gia trị liệu tâm lý là một cách điều trị trầm cảm cao hơn nhóm thu nhập dưới 10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, điều thú vị là nhóm thu nhập từ 15 – dưới 20 triệu VND/tháng cũng nhận diện cầu nguyện là một cách thức chữa trị trầm cảm cao nhất so với các nhóm thu nhập khác. Những sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy p lần lượt bằng 0,03 và 0,02.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân (Trang 84 - 85)