3.2. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học đến nhận thức của về trầm cảm
3.2.3. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn
học vấn
Để xem xét sự khác biệt nhận thức về trầm cảm có chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn hay không, chúng tôi dùng phép kiểm định One-way ANOVA. Với trình độ học vấn, chúng tơi chia thành 5 mức độ là: Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3, Trung cấp-Cao đẳng và Đại học/Sau Đại học. Kết quả khác biệt theo yếu tố này được thể hiện qua những phần dưới đây.
3.2.3.1. Nhận thức về triệu chứng trầm cảm
Kết quả sự khác biệt có ý nghĩa về nhận thức triệu chứng cũng như các nhóm triệu chứng trầm cảm theo trình độ học vấn được trình bày qua bảng 3.12 chỉ ra trình độ học vấn của người bệnh có thể dẫn đến sự khác biệt trong
nhận thức về triệu chứng trầm cảm. Cụ thể là những bệnh nhân có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học có xu hướng nhận diện các dấu hiệu như Có ý tưởng hoặc lên kế hoạch tự sát, Khó hồn thành nhiệm vụ, Đi lại hoặc hoạt động chậm hơn, Suy nghĩ chậm hơn hoặc khó ra quyết định, Cảm thấy trống rỗng hoặc bản thân khơng có giá trị, Cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi quá mức, không phù hợp, Gặp các vấn đề cơ thể, Thiếu động lực trong cuộc sống, Giảm tập trung-chú ý hoặc hay quên, Kích động là triệu chứng thường gặp của trầm cảm. Năng lực nhận diện các triệu chứng trên của nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn.
Bảng 3.12: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn
Các triệu chứng F p
Có ý tưởng/ kế hoạch hoặc hành vi tự sát 2,65 0,04
Khó hồn thành nhiệm vụ 2,65 0,04
Đi lại hoặc hoạt động chậm hơn 2,85 0,03
Suy nghĩ chậm hơn hoặc khó ra quyết định 3,50 0,01 Cảm thấy trống rỗng hoặc bản thân khơng có giá trị 3,52 0,01 Cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi quá mức 2,73 0,03
Thiếu động lực trong cuộc sống 3,01 0,02
Giảm tập trung-chú ý hoặc hay quên 2,63 0,04
Kích động 2,40 0,06
Khí sắc trầm hoặc Mất/giảm hứng thú 2,54 0,05
Nhóm triệu chứng
Tăng/giảm Vận động-Hành vi 2,63 0,04
Giảm giá trị bản thân 3,56 0,01
Tương tự, xu hướng nhận diện các nhóm triệu chứng đặc trưng của trầm cảm như Khí sắc trầm hoặc Mât/giảm hứng thú, Tăng/giảm Vận động-Hành vi, Giảm giá trị bản thân và Giảm khả năng Tập trung-Suy nghĩ thì nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học cũng cao hơn các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.3.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm
Chúng tôi cũng kiểm định sự khác biệt về hiểu biết nguyên nhân trầm cảm có chịu ảnh hưởng của Trình độ học vấn, kết quả được hiển thị trong bảng 3.13.
Số liệu cho thấy nhóm bệnh nhân có trình độ Đại học-Sau Đại học có xu hướng nhận diện tốt hơn các triệu chứng do Giữ kín cảm xúc đau khổ, Ảnh hưởng từ vấn đề xã hội, Từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần và Tang tóc/mất mát là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Nhóm trình độ học vấn cấp I có xu hướng nhận diện Lạm dụng chất là nguyên nhân gây ra trầm cảm cao nhất.
Bảng 3.13: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn
Nguyên nhân F p
Giữ kín cảm xúc đau khổ 3,24 0,02
Lạm dụng chất 4,99 0,00
Bị ảnh hưởng từ vấn đề xã hội 3,74 0,01
Thay đổi nội tiết 3,91 0,01
Từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần 3,74 0,01
Tang tóc/mất mát 3,44 0,01
Gặp khó khăn trong mối quan hệ 2,74 0,03
Chế độ ăn uống 2,71 0,04
Nhóm nguyên nhân
Y-Sinh học 3,50 0,01
Tâm lý 4,6 0,00
Nhóm trình độ Trung cấp-Cao đẳng có xu hướng nhận diện yếu tố Thay đổi nội tiết, Gặp khó khăn trong mối quan hệ và do Chế độ ăn uống là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Khi xếp theo từng nhóm ngun nhân thì người bệnh trình độ Trung cấp- Cao đẳng nhận diện nhóm Y-Sinh học cao nhất. Bệnh nhân có trình độ Đại học-Sau Đại học nhận diện nhóm ngun nhân do Tâm lý và do Mơi trường- Xã hội cao hơn các nhóm cịn lại. Những khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.3.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm
Kiểm định One-way ANOVA cho kết quả sự khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn như sau.
Kết quả cho thấy người bệnh có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học nhận diện cách điều trị như Khám ở bệnh viện, Uống thuốc theo toa, Đến khám BS chuyên khoa Tâm thần, Giảm hoặc bỏ hành vi khơng có ích, Luyện tập kỹ thuật thư giãn hoặc thiền cao hơn các nhóm cịn lại. Bên cạnh đó, nhóm người bệnh có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học cũng nhận diện các nhóm điều trị Tự giúp mình, Điều trị theo hướng y khoa và Nhận hỗ trợ, chia sẻ từ xã hội cao hơn các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn.
Bảng 3.14: Khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn
Phương pháp ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều
trị F p
Khám ở bệnh viện 2,66 0,04
Uống thuốc theo toa 2,75 0,03
Đến khám BS chuyên khoa Tâm thần 2,66 0,04
Tham gia và nhận hỗ trợ xã hội 2,97 0,02
Thay đổi hoặc bỏ hành vi khơng có lợi 2,99 0,02
Cải thiện hoàn cảnh sống 3,48 0,01
Luyện tập kỹ thuật thư giãn hoặc thiền 3,19 0,02
Điều trị y khoa 2,65 0,04 Nhận hỗ trợ và chia sẻ về mặt xã hội 2,49 0,05
Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân có trình độ cấp I nhận diện cách thức Tham gia và nhận hỗ trợ xã hội, Cải thiện hoàn cảnh sống là cách thức can thiệp cho trầm cảm cao nhất, tiếp theo đó là nhóm bệnh nhân có trình độ Trung cấp-Cao đẳng. Tất cả những kiểm định trên khác biệt với mức ý nghĩa thống kê p<0,05.