KẾT LUẬN 1 Nhận định chung

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT_2 (Trang 47 - 49)

1. Nhận định chung

Vấn đề Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường và tích hợp liên mơn hiện nay là một vấn đề bức thiết với trong nền giáo dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Bởi xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Một thời đại mới cần có những con người đổi mới, nhanh nhạy, tự tin, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Và một xã hội mới, phát triển sẽ kéo theo những vấn nạn về mơi trường nghiêm trọng hơn, địi hỏi con người cần có cách ứng xử đúng đắn, thơng minh hơn (bởi vấn nạn về môi trường không chỉ làm biến đổi khí hậu tồn cầu mà cịn hủy hoại sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người).

Nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của việc Tích hợp liên mơn và tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường với học sinh nói chung, tích hợp liên mơn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mơn Địa lý cấp THPT nói riêng. Tơi đã tìm tịi các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong q trình giảng dạy. Tuy nhiên đây là một vấn đề hay, đã được triển khai đại trà trong vài năm nên nhiều người tìm tịi. Vì thế những vấn đề tơi đưa ra chưa hẳn là đột phá nhưng nó phần nào giúp tơi và các đồng nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề tích hợp liên mơn và giáo dục bảo vệ môi trường để vấn đề này khi đưa vào giảng dạy – đặc biệt là giảng dạy mơn Địa lý trở nên hấp dẫn hơn, có hiệu quả thực sự .

2. Hướng tiếp tục nghiên cứu

Để hồn thiện hơn cho sáng kiến, trong q trình giảng dạy tơi tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề trọng tâm như:

- Thứ nhất: Cách thức đưa vấn đề vào trong giảng dạy ở phân môn Địa lý và một số môn học tôi được phân công giảng dạy.

- Thứ hai: Biến những tri thức sách vở bằng hành động, việc làm cụ thể cho học sinh và cộng đồng dân cư.

- Thứ ba: Tiếp tục tìm hiểu hệ thống kiến thức các môn học để làm phong phú hệ thống kiến thức của bản thân và những vấn đề môi trường của địa phương.

3. Những đề xuất, kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả tích hợp liên mơn trong giảng dạy mơn Địa lí tơi có một số kiến nghị sau:

- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp

+ Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra những kinh nghiệm quý báu không chỉ với mơn Địa lý mà cịn là kinh nghiệm với các môn học khác.

48 + Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng hai nội + Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng hai nội dung này ở tất cả các phân môn trở nên dễ dàng hơn.

+ Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp một cách có hiệu quả.

- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường

+ Tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tích hợp liên mơn trong dạy học.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo.

+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn Địa lý cũng như các mơn học khác bằng nhiều hình thức như : kiểm tra đột xuất, định kỳ, hay các cuộc thi…

+ Tổ chức một trang Web về chuyên môn cho các giáo viên trong nhà trường để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

+ Kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn, Đội, Hội phụ huynh, Y tế học đường để các em không chỉ được học tập trên lý thuyết mà còn được thực hiện các vấn đề đã học bằng hành động, việc làm cụ thể.

49

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT_2 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)