Thực trạng sử dụng Internet và cáctrang mạng xã hội của sinh viên

Một phần của tài liệu Tác động của internet và các trang mạng xã hội đến định hướng giá trị chính trị của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thừa thiên huế (Trang 27 - 34)

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng tác động của Internet và cáctrang mạng xã hội đến định hướng giá trị

2.2.1. Thực trạng sử dụng Internet và cáctrang mạng xã hội của sinh viên

Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng Internet và các trang MXH của SV trường CĐSP Thừa Thiên Huế, chúng tôi dựa kết quả điều tra của các câu hỏi số 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10

(Mẫu 1) và câu hỏi số 1, 2, 3, 6, 5 và 7 (Mẫu 2).

Trước hết, với câu hỏi số 1 – câu hỏi, mà câu trả lời là điều kiện đầu tiên để xác

định tính hợp lệ của Phiếu khảo sát - “Anh/Chị có sử dụng Internet và tham gia các

trang MXH không?”, kết quả thu được là 433/439 (98,6%) phiếu thu về (Đợt 1: 168 phiếu; đợt 2 là 271 phiếu) có câu trả lời là“Có”. Con số này cho thấy, tỷ lệ SV Trường

CĐSP Thừa Thiên Huế sử dụng Internet và các trang MXH chiếm tỷ lệ rất cao.

21 của câu hỏi: “Thời gian Anh/Chị

truy cập Internet và các trang xã hội trong một ngày thường là bao lâu?” thể hiện ở Biểu đồ 2.3, chúng tôi nhận thấy rằng đa số SV Nhà trường (60,6%) dành thời gian khá nhiều (từ 3 giờ trở lên/ngày) cho

việc truy cập Internet và các trang MXH hàng ngày.

Vậy, thời gian truy cập Internet và MXH, được SV sử dụng để tương tác với những cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử/trang báo điện tử/trang mạng xã hội (CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT/trang MXH) nào? Câu trả lời cho vấn đề này được thể hiện ở kết quả điều tra câu hỏi số 3 (Mẫu 1): “Mức độ tương tác của Anh/Chị với mỗi CTTĐT/ TTTĐT/trang báo ĐT /trang MXH sau đây như thế nào?”. Với câu hỏi này,

chúng tôi liệt kê 6 CTTĐT/TTTĐT của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương, 7 trang báo ĐT và 4 trang MXH được đánh giá có tỷ lệ người dùng nhiều ở nước ta; Với mỗi CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT/trang MXH chúng tôi đưa ra 4 lựa chọn – 4 hoạt động tương tác mà người dùng Internet và các trang MXH thường thực hiện: 1. Đọc thông tin; 2. Chia sẻ thông tin; 3. Để lại bình luận; 3. Khơng tương tác. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Biểu đồ 2.4.

Quan sát Biểu đồ 2.4, ta nhận thấy mức độ tương tác của SV với các CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT được liệt kê tập trung ở 2 hoạt động là “Đọc thông tin” hoặc “Khơng tương tác”; cịn các hoạt động khác: “Chia sẻ thông tin”, “Để lại bình luận”

Biểu đồ 2. 4. Mức độ tương tác với mỗi CTTĐT/TTTĐT/Trang báo ĐT/trang mạng XH (Mẫu 1)

Biểu đồ 2. 3. Thời gian sử dụng Internet và các trang mạng xã hội của SV/ngày

22

chiếm một tỷ lệ rất thấp. Trái lại, với các trang MXH, tỷ lệ SV tương tác trên cả 3 mức độ: đọc thông tin, chia sẻ thông tin và để lại bình luận khá cao. Ví dụ như trang Facebook, có đến 117/129 (90.7%) SV đọc thơng tin; 65/129 (50.4%) chia sẻ thông tin; 64/129 (49,6%) để lại bình luận. Thực tế này chứng tỏ mức độ tương tác của SV Nhà trường với các trang MXH thường xuyên hơn so với các CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT. Kết luận trên về mức độ tương tác của SV với các CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT/trang MXH trên còn được khẳng định qua kết quả khảo sát câu hỏi số 3 (Mẫu 2):–

“Mức độ truy cập của Anh/Chị vào mỗi CTTĐT/ TTTĐT /trang báo ĐT/ trang MXH sau đây như thế nào?”.

So với Mẫu 1, trong câu hỏi số 3 (Mẫu 2), các CTTĐT/TTTĐT/trang báo

ĐT/trang MXH được liệt kê khảo sát khơng thay đổi nhưng thang đo có sự thay đổi. Cụ thể, chúng tôi dùng thang likert 5 điểm: 1. Không bao giờ; 2. Hiếm khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên. Kết quả khảo sát thể hiện ở Biểu đồ 2.5 và Bảng 2.1.

Bảng 2. 1. Mức độ truy cập vào mỗi CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT/trang MXH (Mẫu 2)

TT CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT /trang MXH ĐTB Độ LC

Vị thứ

1. CTTĐT/ TTTĐT 1.91 0.97

1 CTTĐT của Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội 1.68 0.85 5 2 CTTĐT của Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ 1.68 0.89 6

Biểu đồ 2. 5. Mức độ tương tác của SV với mỗi CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT/trang MXH(Mẫu 2

23

3 TTTĐT của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1.88 1.06 5

4 CTTĐT Thừa Thiên Huế 1.87 1.03 1

5 CTTĐT Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2.16 1.01 3

6 CTTĐT của chính quyền địa phương cấp huyện, xã (hoặc

tương đương) mà Anh/Chị đang sinh sống) 2.18 1.01 4

2. Trang báo ĐT 2.13 1.01

7 Báo ĐT của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Ban Đảng 1.94 0.90 6

8 Báo Nhân dân online 2.04 0.97 5

9 Báo Lao động online 2.06 0.95 4

10 Báo Dân trí online 2.25 1.09 3

11 Báo Tuổi trẻ online 2.4 1.10 1

12 Báo mới online 2.33 1.08 2

13 Báo Vnexpress online 1.91 0.98 7

3. Trang MXH 3.31 0.87 14 Facebook.com 3.94 0.98 2 15 Youtube.com 4.2 0.87 1 16 lnstagram.com 1.25 0.60 4 17 Zalo 3.86 1.03 3 Ghi chú: 1<ĐTB<5

Qua Biểu đồ 2.5 và số liệu Bảng 2.1 cho thấy, mức độ truy cập vào mỗi CTTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT của SV Nhà trường phần lớn tập trung ở mức độ

“Không bao giờ”, “Hiếm khi”, “Thỉnh thoảng”; còn với các trang MXH như Facebook, Youtube, Zalo thì ngược lại tập trung ở mức độ “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên”.

Như vậy, với kết quả khảo sát câu 3 (Mẫu 1 và Mẫu 2) ở trên, đã chứng tỏ phần lớn thời gian sử dụng Internet và các trang MXH của SV Nhà trường là dành cho việc truy cập các trang MXH, nhất là các trang như Youtube, Facebook. Và đây cũng là thực tế một số GV QLL/CVHT khi được phỏng vấn đã khẳng định (Phụ lục 2).

Việc SV dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động tương tác trên MXH là vấn đề chúng ta cần quan tâm, bởi bản thân Youtube cũng như các MXH khác thường không kiểm sốt hết được các thơng tin được đưa lên. Vì vậy, việc thường xuyên tham gia MXH, SV rất có thể sẽ tiếp cận với những thơng tin sai trái, phản động, thông tin chưa được kiểm duyệt. Vấn đề này đã được khẳng định qua kết quả điều tra mức độ tiếp cận với các thông tin sai trái, phản động khi sử dụng Internet và các trang MXH của SV Nhà trường qua câu hỏi số 7 (Mẫu 1): “Trong năm qua, khi khi sử dụng Internet và tham gia

các trang MXH, Anh/Chị có gặp phải các bài viết/video có nội dung sau đây khơng? Mức độ như thế nào?” và câu số 6 (Mẫu 2): “Khi sử dụng Internet và tham gia các trang

24

MXH, Anh/Chị có thường xuyên gặp những bài viết/video có nội dung sau đây không?”.

Ở 2 câu hỏi trên, chúng tôi đã liệt kê 9 nội dung chủ yếu mà các thế lực thù địch, phản động thường tập trung chống phá. Về thang đo: Mẫu 1 chúng tôi dùng thang đo thang đo likert 3 điểm (1. Khơng, 2. Có, vài lần; 3. Có, nhiều lần); Mẫu 2 chúng tôi

dùng thang đo likert 5 điểm (1. Không bao giờ; 2. Hiếm khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường

xuyên; 5. Rất thường xuyên). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thang đo giữa 2 mẫu

phiếu điều tra xuất phát từ sự phân tích, đánh giá kết quả điều tra đợt 1 theo Mẫu 1, chúng tôi nhận thấy, hạn chế của việc dùng thang đo likert 3 điểm là chưa sát với mức độ tiếp cận thông tin sai trái, thù địch trong thực tế của SV Nhà trường, nên chúng tơi đã có sự điều chỉnh thang đo câu hỏi này ở Mẫu 2. Tuy nhiên, kết quả điều tra của Mẫu 1 ở đợt 1 chúng tôi vẫn sử dụng để đối chiếu, kiểm chứng độ tin cậy của kết quả điều tra theo mẫu 2. Kết quả điều tra được thể hiện ở Biểu đồ 2.6, 2.7 và Bảng 2.2.

Biểu đồ 2. 6. Mức độ tiếp cận với các bài viết/video có nội dung sai trái, phản động (Mẫu 1)

25

Bảng 2. 2. Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận các bài viết có nội dung sai trái, phản động

TT Bài viết/video có nội dung

Kết quả khảo sát theo Mẫu 1 Kết quả khảo sát theo Mẫu 2 ĐTB ĐỘ LC ĐTB ĐỘ LC 1 Phủ định tính khoa học, cách mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.57 0.72 2.03 0.7

2

Cho rằng lý luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng; chủ nghĩa tư bàn là đỉnh cao của nhân loại, sẽ tồn tại vĩnh hằng.

1.50 0.71 1.95 0.7

3 Phủ nhận nội dung, giá trị của tư tưởng

Hồ Chí Minh 1.50 0.73 2.03 0.74

4

Đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

1.50 0.72 2.03 0.77

5

Phủ nhận, xuyên tạc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.46 0.65 2.16 0.81 6 Xuyên tạc lịch sử, đòi "viết lại lịch sử". 1.53 0.72 2.19 0.87

7

Nói xấu, bơi nhọ đời tư, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Các Mác, Lênin, các lãnh tụ của Đảng, Anh hùng cách mạng, những người đã trở thành những tấm gương sáng trong lòng dân tộc Việt Nam.

1.37 0.65 2.36 0.88

8 Kích động, kêu gọi biểu tình, chống đối

chính quyền. 1.40 0.64 1.89 0.62

9

Phản ánh, thông tin sai lệch về các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.

1.43 0.66 2.42 1.01

Ghi chú 1<ĐTB<3 1<ĐTB<5

Quan sát Biểu đồ 2.6, 2.7 và số liệu Bảng 2.2, cho thấy, mức độ tiếp cận với những bài viết/video có nội dung sai trái, phản động khi sử dụng Internet và các trang MXH của đa số SV Nhà trường không thường xuyên. Với Mẫu 1, đa số SV cho biết không bắt gặp hoặc nếu bắt gặp thì phổ biến ở mức vài lần/năm; tương tự, ở Mẫu 2, tỷ lệ SV tiếp cận ở mức “Thường xuyên” rất ít, đặc biệt khơng SV nào tiếp cận ở mức “Rất thường

26

Khi tiếp cận với những bài viết/video có nội dung sai trái, phản động, SV Nhà trường đã làm gì? Qua kết quả điều tra của câu hỏi - “Anh/Chị đã thực hiện hành động tương

tác nào dưới đây khi tiếp cận với bài viết/video có nội dung sai trái, phản động?” (Câu hỏi số 8 – Mẫu 1; câu hỏi số 7 – Mẫu 2) đã cho chúng ta câu trả lời cụ thể. Ở câu hỏi

này, chúng tôi đã liệt kê 5 hành động mà người dùng Internet và các trang MXH thường thực hiện đó là: 1. Đọc/xem; 2. Nhấn like; 3. Chia sẻ; 4. Bình luận, thảo luận; 5. Không đọc/không xem; Đồng thời

nêu rõ SV có thể đồng thời chọn các hoạt động tương tác: đọc-xem/nhấn like/chia sẻ /để lại bình luận, thảo luận. Kết quả thu được thể hiện ở Biểu đồ 2.8. Theo Biểu đồ này thì phần lớn SV - 248/384 (64,6%) - cho biết đã

đọc/xem; 136/384 (35,4%) khơng đọc/khơng xem những bài viết/video đó.

Khi được hỏi “Nguyên nhân thúc đẩy Anh/Chị đọc/xem những bài viết/video đó là

gì? – Câu hỏi số 9.a (Mẫu 1), thì 74/77 SV đã đọc/xem cho biết là “Muốn đọc/xem cho biết”; 3/77 SV cho biết là “Muốn biết để nâng cao nhận thức, đấu tranh, phản bác”.

Với những câu trả lời này, chứng tỏ đa số SV đã đọc/xem những bài viết/video có nội dung sai trái, phản động xuất phát từ động cơ tị mị. Động cơ này khơng sai trái, nhưng chúng ta cần lưu tâm bởi sự tác động của nó đến chuyến biến về nhận thức, tư tưởng, lập trường chính trị có thể sẽ xảy ra nếu SV thiếu một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng vững chắc.

Tóm lại, qua các kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng Internet và các trang MXH

của SV trường CĐSP Thừa Thiên Huế cho thấy, việc truy cập Internet và các trang MXH đã trở thành một hoạt động thường xuyên, hàng ngày của đa số SV đã và đang theo học trong Nhà trường; Phần lớn thời gian sử dụng Internet và các trang MXH của SV dành cho việc truy cập các MXH như Youtube, Facebook, Zalo. Trong q trình đó, một bộ phận khơng nhỏ SV đã có sự tiếp cận, tương tác với các bài viết/video có nội dung sai trái, phản động. Và sự tiếp xúc, tương tác của SV Nhà trường phần đông dừng lại ở mức độ đọc/xem cho biết.

Biểu đồ 2. 8. Mức độ tương tác với các bài viết/video có nội dung sai trái, phản động

27

Một phần của tài liệu Tác động của internet và các trang mạng xã hội đến định hướng giá trị chính trị của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thừa thiên huế (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)