B. NỘI DUNG
3.1. Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết về khai thác, sử dụng
3.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng cần thiết về khai thác, sử dụng Internet và các trang mạng xã hội nhằm giúp SV Nhà trường khai thác, sử dụng Internet và các trang MXH một cách đúng đắn, hữu ích đối với định hướng giá trị chính trị của bản thân, tức là đối với sự nhận thức, đánh giá, lựa chọn các chuẩn mực của hành vi thể hiện lòng yêu nước và lý tưởng CNXH.
3.1.2. Nội dung và cách thực hiện
a/ Nội dung
Nội dung khái quát của biện pháp là sử dụng nhiều hình thức thơng tin, tuyên truyền, tác động để:
- Nâng cao hiểu biết của SV về: Những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng Internet, MXH; Những tác động tích cực và tiêu cực của Internet và MXH đến định hướng giá trị chính trị của SV; Nội dung, phương thức, thủ đoạn chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trên Internet và các trang MXH đối với nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thơng tin, xác định độ tin cậy, phân biệt tính đúng/sai của các nguồn thơng tin đăng tải trên Internet và các trang mạng xã hội.
b/ Cách thực hiện
Thứ nhất là, thông qua “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”
“Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên” là một đợt sinh hoạt chính trị khơng thể thiếu trong kế hoạch giáo dục – đào tạo mỗi năm học, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của học sinh, SV trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, trong “Tuần sinh hoạt cơng dân – học sinh, sinh viên”, chúng ta có thể tổ chức buổi báo cáo tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng Internet, MXH; buổi nói chuyện chuyên đề về những tác động tích cực và tiêu cực của Internet và MXH đến định hướng giá trị chính trị của SV; về nội dung, phương thức, thủ đoạn chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trên Internet và các trang MXH đối với nền tảng tư tưởng của Đảng cho SV.
39
Tuy nhiên, để những nội dung trên được thực hiện trong “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”, bộ phận chức năng, mà cụ thể Phịng Đào tạo – Cơng tác sinh viên cần tham mưu, đề xuất lãnh đạo Nhà trường phê duyệt và phải được cụ thể hóa trong chương trình, Kế hoạch tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên". Và để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của buổi báo cáo, nói chuyện chun đề, Nhà trường cần làm tốt cơng tác chuẩn bị như: xây dựng, phổ biến, triển khai kế hoạch, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết…đặc biệt cần lưu ý khâu lựa chọn, mời báo cáo viên. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của buổi báo cáo, nói chuyện. Vì vậy, báo cáo viên phải là những người có trình độ, am hiểu sâu sắc về nội dung báo báo cả về lý luận và thực tiễn, phải có năng lực sư phạm, khả năng thuyết trình hấp dẫn, khoa học.
Thứ hai là, thông qua tổ chức hội thi
Hội thi là một hình thức hoạt động thơng qua đó, chúng ta có thể tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng Internet, MXH; định hướng cho SV nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng sử dụng Internet và MXH một cách thơng minh, hữu ích cho việc học tập, rèn luyện, phấn đấu của bản thân.
Để phát huy tác dụng tích cực của Hội thi trong việc nâng cao nhận thức của SV Nhà trường về tác động của Internet và các trang MXH đến định hướng giá trị chính trị, lãnh đạo Nhà trường cần thành lập ban tổ chức hội thi và các tiểu ban phục vụ hội thi như: tiểu ban nội dung, tiểu ban cơ sở vật chất, tiểu ban thư ký. Trong đó, ban tổ chức
hội thi chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường xây dựng và ban hành Kế
hoạch tổ chức Hội thi cụ thể; chỉ đạo triển khai các công tác chuẩn bị cho Hội thi như: thể lệ hội thi, nội dung thi; biên soạn, phê duyệt đề thi, đảm bảo đề thi phù hợp mục đích, yêu câu, nội dung và hình thức thi; cơ sở vật chất cần thiết cho Hội thi; Kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, diễn biến, kết quả hội thi; tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ chức hội thi.
Thứ ba là, thơng qua hoạt động của Đồn thanh niên, Hội sinh viên
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên là 2 tổ chức chính trị - xã hội gắn bó mật thiết với mọi SV trong Nhà trường; là nơi mỗi SV học tập, rèn luyện, phấn đấu, cống hiến và khẳng định mình. Vì vậy, hoạt động của Đồn Thanh niên, Hội SV là một hình thức hữu hiệu để giáo dục nâng cao nhận thức của SV Nhà trường về tác động của Internet và các trang MXH đến định hướng giá trị chính trị. Hình thức này, chúng ta có thể phát huy bằng những cách như:
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng Internet, MXH; thông
40
tin về những tác động của Internet và MXH đến định hướng giá trị chính trị của SV nói chung, SV trường CĐSP Thừa Thiên Huế nói riêng; thơng tin làm rõ nội dung, phương thức, thủ đoạn chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch trên Internet và các trang MXH đối với nền tảng tư tưởng của Đảng ta vào nội dung các buổi sinh hoạt của chi đoàn, chi hội; của liên chi đoàn, liên chi hội; hoặc của Đoàn trường, Hội sinh viên trường.
- Tổ chức tốt các phong trào như: Tuổi trẻ sáng tạo, thanh niên tình nguyện, xung kích bảo vệ Tổ quốc, SV 5 tốt bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, thu hút sự tham gia của đông đảo SV Nhà trường nhằm tạo sân chơi, môi trường để SV hoạt động, rèn luyện, cống hiến và khẳng định mình; góp phần nâng cao nhận thức của SV về trách nhiệm xã hội, về mục đích học tập, rèn luyện, phấn đấu; bồi dưỡng lý tưởng cách mạng. Đó chính là cơ sở giúp SV xác định đúng đắn mục đích sử dụng Internet và các trang MXH; sử dụng thời gian để truy cập Internet và các trang MXH một cách hợp lý, hữu ích; giảm thiểu tác động tiêu cực của Internet và các trang MXH đến học tập, rèn luyện nói chung đến nhận thực, đánh giá, lựa chọn các giá trị chính trị của SV nói riêng.
Thứ tư là, thông qua các buổi sinh hoạt lớp
Quá trình học tập, rèn luyện của SV trong Nhà trường bao giờ cũng gắn liền với một tập thể lớp học cụ thể theo chuyên ngành đào tạo. Thông qua hoạt động của lớp học, nhất là các buổi sinh hoạt lớp mọi chủ trương, chính sách, quy định, hướng dẫn,… của Nhà trường được thông tin, triển khai đến SV; tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, mọi vấn đề nảy sinh trong học tập, rèn luyện của SV được phản ánh đến các cấp quản lý Nhà trường đầy đủ và chính xác nhất. Vì vậy, thơng qua các buổi sinh hoạt lớp, Nhà trường mà trực tiếp là GV QLL/CVHTT có thể giáo dục nâng cao nhận thức của SV về tác động của Internet và các trang mạng xã hộị.
Để thực hiện tốt cách làm trên, Ban QLL/CVHT cần cụ thể hóa nội dung giáo dục nâng cao nhận thức của SV về tác động của Internet và các trang MXH vào Kế hoạch công tác năm học của Ban, trong hướng dẫn nội dung sinh hoạt lớp, cung cấp tài liệu tuyên truyền, phổ biến đầy đủ cho GV QLL/CVHT.
Thứ năm là, rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, khai thác, kiểm chứng thơng tin đăng tải
trên Internet và các trang mạng xã hội phục vụ mục đích học tập, rèn luyện của SV thơng qua q trình dạy học từng mơn học trong Nhà trường, nhất là các mơn Lý luận chính trị. Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi mỗi GV trong quá trình dạy học cần phải xác định đây là một mục tiêu đặt ra đối với quá trình dạy học của bản thân, để từ đó có những biện pháp tác động cụ thể như: giao bài tập nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập thơng tin, bài viết, tư liệu,…; tổ chức thảo luận, cemina về một bài viết, một sự kiện, một vấn đề cụ thể được đăng tải ở một CTTĐT/TTTĐT/trang báo ĐT/trang MXH cụ thể; …
41