Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho

Một phần của tài liệu Tác động của internet và các trang mạng xã hội đến định hướng giá trị chính trị của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thừa thiên huế (Trang 48)

B. NỘI DUNG

3.2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho

cho sinh viên trên mơi trường mạng

3.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV trên môi trường mạng nhằm khai thác, sử dụng những ưu thế của môi trường mạng để thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV. Qua đó, giúp SV được tiếp cận, được tương tác với nguồn thơng tin chính thống, tin cậy, có tính giáo dục chính trị tư tưởng cao, từ đó góp phần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, bản lĩnh chính trị, tăng sức “đề kháng” trước những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet và MXH. Và đó cũng chính là tiền đề để mỗi SV có sự đánh giá, lựa chọn, điều chỉnh thái độ và hành vi của bản thân phù hợp các giá trị chính trị mà xã hội địi hỏi, mong đợi.

3.2.2. Nội dung và cách thực hiện

a/ Nội dung

Nội dung khái quát của biện pháp tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV trên mơi trường mạng là:

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV thơng qua TTTĐT của Nhà trường.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng tư tưởng chính trị cho SV thơng qua trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH.

b/ Cách thực hiện

Để tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV trên môi trường mạng, trước hết cần xác định được những nội dung cơ bản cần thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV trên môi trường mạng. Cụ thể là:

- Những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Lịch sử vẻ vang của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam; những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc; các các lãnh tụ của Đảng, Anh hùng cách mạng.

- Các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy và học, gương người tốt, việc tốt trong Nhà trường và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; các tấm gương SV tiêu biểu, xuất sắc trong học tập và rèn luyện;

- Các chuyên đề giáo dục chính trị tư tưởng theo chỉ đạo của tổ chức Đảng cấp trên, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và địa phương nhằm nâng cao nhận thức của SV, đấu tranh phòng chống âm mưu ‘‘Diễn biến hịa bình”, phản bác những thơng tin sai trái, xun tạc, thơng tin kích động, lôi kéo.

42

Để thông tin, tuyên truyền, giáo dục những nội dung trên cho SV trên môi trường mạng, chúng ta có thể thực hiện thơng qua hai hình thức cơ bản sau:

Thứ nhất, thơng tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV

thơng qua TTTĐT của Nhà trường

TTTĐT (Website) của Nhà trường là một kênh thông tin, truyền thông mang đến cho SV nguồn thông tin, tư liệu phục vụ việc học tập, rèn luyện khơng những nhanh nhất, thuận lợi nhất mà đó cịn là nguồn thơng tin an tồn, lành mạnh, hữu ích và tin cậy. Vì vậy, các lực lượng giáo dục trong Nhà trường cần khai thác, phát huy tối đa kênh thông tin này trong giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV. Muốn vậy, cần:

- Lãnh đạo Nhà trường phân công, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận chức năng trong Nhà trường (trực tiếp là bộ phận Công tác SV, tổ LLCT) trong việc viết bài tuyên truyền, cập nhật thông tin, sàng lọc thông tin, tổng hợp thông tin, duyệt thông tin trước khi cập nhật lên TTTĐT của Nhà trường.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV thơng qua TTTĐT của Nhà trường.

Về xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính

trị cho SV thơng qua TTTĐT: mỗi bộ phận chức năng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy về cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị; Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng hàng năm; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và cơng tác HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho SV thơng qua TTTĐT. Kế hoạch cần xác định rõ các nội dung cơ bản như: mục đích, u cầu; nội dung thơng tin, tun truyền, giáo dục; thời gian thực hiện từng nội dung; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận.

Về tổ chức triển khai Kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị

cho SV thông qua TTTĐT: lãnh đạo Nhà trường cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch cũng như kiểm sốt chặt chẽ mọi thơng tin, tư liệu được cập nhật trên TTTĐT của trường nhằm đảm bảo tính chân thực của mọi thơng tin. Thứ hai, thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng tư tưởng chính trị cho SV thơng qua trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH.

Trong thực tế, trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH thường được sử dụng để tạo ra một nhóm cộng đồng có cùng một sở thích chung, mục tiêu, quan điểm... với nhau. Trong trường CĐSP Thừa Thiên Huế, các trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH thường được các cán bộ Đoàn thanh niên, Hội SV, các GV QLL/CVHT lập ra và sử dụng nó như là kênh để kết nối, trao đổi thông tin giữa cán bộ Đoàn thanh niên,

43

Hội SV với đoàn viên thanh niên, hội viên Hội SV; giữa GV QLL/CVHT với SV lớp mình quản lý. Theo đánh giá của một số GV QL/CVHT thì việc lập trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH sẽ giúp cho việc kết nối giữa GV QLL/CVHT và SV được thực hiện một cách “Thuận tiện, nhanh chóng, nhất là trong các trường hợp khơng gặp các sinh

viên trực tiếp được hoặc các tình huống khẩn cấp”; giúp“Giảng viên và sinh viên cập nhật thông tin của nhà trường và xã hội một cách nhanh nhất”; “Phục vụ học tập, trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức, kỹ năng”…

Thông qua các trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH các cán bộ Đoàn thanh niên, Hội SV, GV QLL/CVHT có thể thơng tin, tun truyền, phổ biến, chia sẻ mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin thời sự, ...đến SV, định hướng nhận thức, tư tưởng cho SV trước mọi vấn đề nảy sinh; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề về tư tưởng phát sinh trong đoàn viên thanh niên, hội viên Hội SV, SV nói chung để từ đó kịp thời giải quyết.

Lợi ích của việc lập trang thơng tin (Fanpage), nhóm (Group) trên MXH trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để phát huy tác động tích cực của nó, mỗi cán bộ Đồn thanh niên, Hội sinh viên, GV QLL/CVHT cần có sự am hiểu sâu sắc về các vấn đề chính trị - xã hội, các thơng tin thời sự, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV; nhạy bén trong nắm bắt tình hình để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh về tư tưởng chính trị của SV hoặc kịp thời phản ánh, báo cáo với lãnh đạo Nhà trường để có hướng giải quyết đúng đắn.

3.3. Tăng cường giáo dục định hướng giá trị chính trị cho sinh viên thông qua dạy học các mơn Lý luận chính trị

3.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV là q trình giáo dục giúp SV có hiểu biết, nhận thức đúng đắn về các giá trị chính trị, để từ đó SV có sự đánh giá, lựa chọn, điều chỉnh thái độ và hành vi của bản thân phù hợp các giá trị chính trị mà xã hội địi hỏi, mong đợi. Đó là q trình được thực hiện một cách tự giác: có mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức xác định, được thực hiện thông qua đội ngũ giảng viên, nhà quản lý, nhà lãnh đạo đã được đào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, khi tình hình trong nước và thế giới đang có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, đặc biệt là q trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tồn cầu hóa, với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV càng trở nên cần thiết và cấp

44

bách. Nó khơng những góp phần phát triển ở SV một nhân cách tồn diện, mà cịn giúp SV có được lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, khơi dậy ở họ tinh thần dân tộc, sức mạnh vươn lên trong học tập và rèn luyện. Qua đó sẽ giúp họ có được sự định hướng giá trị chính trị đúng đắn – tức là có được sự nhận thức, đánh giá, lựa chọn, điều chỉnh thái độ và hành vi của bản thân phù hợp các giá trị chính trị mà xã hội đã và đang địi hỏi, mong đợi ở họ là yêu nước và lý tưởng CNXH.

Định hướng giá trị chính trị của SV Việt Nam chung, SV trường CĐSP Thừa Thiên Huế nói riêng phụ thuộc thế giới quan, nhân sinh quan của chính mỗi SV. Nó là kết quả hịa nhập giữa tri thức và niềm tin, nhất là tri thức và niềm tin của mỗi SV về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về lịch sử vẻ vang của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, của thế giới. Vì vậy, tăng cường giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV thơng qua việc dạy học các mơn Lý luận chính trị (LLCT) là một biện pháp không thể thiếu. Đây là các môn học trực tiếp trang bị, bồi dưỡng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho SV, tạo nền tảng tảng tư tưởng vững chắc để phát huy những tác động tích cực và đồng thời tăng “sức đề kháng” trước những tác động tiêu cực của Internet và các trang MXH ở mỗi SV.

3.3.2. Nội dung và cách thực hiện

a/ Nội dung

Nội dung khái quát của biện pháp tăng cường giáo dục định hướng giá trị chính trị cho SV thông qua việc dạy học các môn LLCT là mỗi GV LLCT tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của q trình dạy học; tích hợp mục tiêu nội dung giáo dục định hướng giá trị chính trị vào trong q trình giảng dạy các môn LLCT; chủ động khai thác, sử dụng Internet và các trang mạng xã hội vào q trình dạy học các mơn LLCT.

b/ Cách thực hiện

Thứ nhất, mỗi GV LLCT cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ

bản của quá trình dạy học, từ nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học cho đến hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học.

Về nội dung dạy học, GV LLCT cần tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao tính thực tiễn trong nội dung bài giảng nhằm làm cho những tri thức mang tính lý luận trừu tượng, khó hiểu, phức tạp của mơn học trở nên gần gũi, hấp dẫn, dễ tiếp thu hơn; giúp SV không những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về nội dung bài học, mà còn nhận thức được giá trị thực tiễn của nó; hình thành kỹ năng vận dụng tri thức lý luận của môn học vào việc xem xét, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn; bồi dưỡng niềm tin vào tính

45

khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào đường lối lãnh đạo của Đảng; khơi dậy mong muốn, khát vọng cống hiến vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ở SV; góp phần giúp SV có nhận thức, đánh giá, lựa chọn, điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân phù hợp với các giá trị chính trị cơ bản mà xã hội đặt ra với con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí minh đó là u nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Để nâng cao tính thực tiễn của nội dung bài giảng, GV cần xác định rõ nội dung cần liên hệ thực tiễn; thu thập, lựa chọn những thông tin, sự kiện, vấn đề thực tiễn mang tính thời sự, điển hình được xã hội, SV quan tâm; mỗi yếu tố thực tiễn đưa vào bài giảng không dừng lại minh họa cho nội dung bài giảng mà cần có sự phân tích, đánh giá để làm rõ nội dung bài học.

Về phương pháp dạy học, cần đổi mới theo hướng “…phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [8, tr. 128,129] bằng những cách khác nhau như:

- Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng cho SV tự nghiên cứu, tìm hiểu giáo trình, tài liệu tham khảo;

- Phối kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phù hợp với đặc thù của các môn LLCT, với đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của SV và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trong đó, phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong phương pháp dạy học cần lưu ý. Đây là phương pháp dạy học, trong đó sinh viên tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV. Thơng qua q trình đó, tính chủ động, tích cực, sáng tạo của SV được phát huy; SV sẽ tự tìm tịi, nghiên cứu, nắm bắt, chiếm lĩnh, củng cố, vận dụng, khắc sâu tri thức môn học.

Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học phù hợp, cần vận dụng trong dạy học các môn LLCT. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp dạy học này, GV cần đặc biệt lưu ý đến khâu xây dựng tình huống có vấn đề.

Tình huống có vấn đề phải là những vấn đề thực, có thể xảy ra trong chính q trình học tập, rèn luyện của SV, trong thực tiễn đời sống chính trị - xã hội, mang tính thời sự, được SV quan tâm; chứa đựng mâu thuẫn cần lý giải và vừa sức; có thể là một vấn đề mang tính nghịch lý, địi hỏi lựa chọn, bác bỏ hoặc phân tích, lý giải tại sao.

Ví dụ: Khi dạy học Chương V. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định

46

Nam, chúng tôi đã đưa ra vấn đề: “Anh/chị có ý kiến như thế nào về luận điểm sau:

Khơng có cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản? Vì sao có ý kiến như vậy?”. Đây là vấn đề, đòi

hỏi SV phải vận dụng tri thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kinh tế thị trường để bác bỏ luận điểm trên, đồng thời qua đó góp phần giúp SV nhận thức được tính đúng đắn của đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng; bồi dưỡng, nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới đất nước.

Về hình thức dạy học, cần chủ động, tích cực đổi mới theo hướng “Chuyển từ dạy

học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã

Một phần của tài liệu Tác động của internet và các trang mạng xã hội đến định hướng giá trị chính trị của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thừa thiên huế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)