Kĩ thuật Kipling (5W1H).

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn địa lý lớp 12_2 (Trang 31 - 34)

3.2.4.1. Các bước thực hiện và cách thức triển khai.

Kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới,

hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển. - Dụng cụ

Giấy bút cho người tham gia.

+ Bước 1: GV cung cấp thông tin, phát phiếu học tập với các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.

Ví dụ:

+ Vấn đề là gì?

+ Vấn đề xảy ra ở đâu? + Vấn đề xảy ra khi nào?

+ Tại sao vấn đề lại xảy ra?

+ Làm thế nào để giải quyết vấn đề? + Ai sẽ tham gia giải quyết vấn đề? + Khi nào thì vấn đề giải quyết xong?

+ Bước 2: HS nghiên cứu thông tin, trả lời các câu hỏi

+ Bước 3: Học sinh trình bày và bổ sung chéo giữa các nhóm có cùng phiếu học tập. Lưu ý

- Các câu hỏi cần ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề.

- Các câu hỏi cần bám sát vào hệ thống từ khóa 5W1H (What, where, when, who, why, how).

3.2.4.2. Ví dụ minh họa. Ví dụ minh họa 1. Ví dụ minh họa 1.

Bài 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIĨ MÙA HĐ 1. Khởi động(4 phút)

1. Mục đích

- Đánh giá được khác biệt về khí hậu giữa hai miền Nam Bắc và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sản xuất.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm và khai thác kiến thức từ các phương tiện truyền thông, đặt vấn đề trước một tình huống thực tế.

2. Nội dung.

- Phương pháp thảo luận nhóm/ Kĩ thuật Kipling.

- Phương tiện: Clip giáo viên chuẩn bị sẵn, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu. 3. Sản phẩm dự kiến.

HS được thời điểm, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên 4. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm làm chung 1 nhiệm vụ), phát phiếu học tập và cho HS xem clip về bài hát “Gửi nắng cho em”

- Thời gian: 3 phút PHIẾU SỐ 1

1. Cho biết nhân vật Anh trong lời bài hát hát đang ở đâu?

2. Nhân vật này muốn gửi gì cho cơ gái?

1. Cho biết nhân vật Em trong lời bài hát hát đang ở đâu?

2. Tại sao sao nhân vật anh lại thương những người thợ cày thợ cấy?

PHIẾU SỐ 3

1. Cho biết bài hát đang viết vào thời điểm nào trong năm?

2. Theo em tại sao nhân vật Anh lại nhớ đến đến hoa đào chứ không phải hoa mai?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh xem clip và trả lời câu hỏi trong thời gian 3 phút.

Bước 3: Học sinh trình bày và bổ sung chéo giữa các nhóm có cùng phiếu học tập. Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và vào bài.

Ví dụ minh họa 2.

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta HĐ1. Khởi động(5 phút)

1. Mục đích.

- HS biết được về ngày tổng điều tra dân số và hiểu được mục đích của việc điều tra dân số.

2. Nội dung.

- Hình thức: Các câu hỏi được GV đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.

- Giấy nháp, bút.

- Kĩ thuật dạy học: Kipling. 3. Sản phẩm dự kiến.

Vận dụng kiến thức đã học và của bản thân trả lời các câu hỏi của giáo viên 4. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: GV phát giấy nháp cho học sinh và giao nhiệm vụ.

Nhiệm vụ: GV sẽ đọc lần lượt các câu hỏi được GV sắp xếp theo logic. Lần lượt sau mỗi câu hỏi GV dùng thẻ lớp để rút thăm người trả lời. (Thẻ này được GV làm từ đầu năm học).

BỘ CÂU HỎI

1. Em biết gì về ngày 1 tháng 4? (Có thể có HS trả lời là ngày “cá tháng tư” – GV có thể linh hoạt kể một tình huống vui về ngày này. Nhưng, cần chú ý linh hoạt, không nên để HS dẫn lạc chủ đề)

2. Ngày này (điều tra dân số VN) được thực hiện bao lâu một lần? (Điều 29 của Luật Thống kê: 10 năm thực hiện 1 lần. Sau năm 1975 thực hiện các năm 1979 – 1989 – 1999 – 2009 – .......).

3. Tại sao chúng ta phải thực hiện đều đặn điều tra dân số các đợt như thế?

Em biết dân số nước ta năm ....... là bao nhiêu khơng? dự đốn dân số nước ta vào đến ngày 1/4/2029 sẽ như thế nào?

Dân số chính là nguồn nhân lực quan trọng cùng với phương thức sản xuất quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Điều tra dân số để phục vụ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; phân tích và dự báo tình hình phát triển dân số; phục vụ đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn; xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.

3. Em thử đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng đó?

- Bước 2: HS suy nghĩ và note trong vòng 1 phút - Bước 3: tiến hành Hỏi/Đáp.

- Bước 4: GV đánh giá và vào bài mới

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn địa lý lớp 12_2 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)