PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Một số kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn địa lý lớp 12_2 (Trang 45 - 48)

1. Một số kết quả đạt được.

1.1. Đối với giáo viên.

Việc sử dụng đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong phần khởi động đã giúp giáo viên có thêm kiến thức về các hoạt động khởi động, cụ thể là:

- Biết được một cách rõ ràng mục đích của hoạt động khởi động và làm nó một cách có chủ đích.

- Giúp GV hiểu được sự liên kết giữa các hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và với cả những bài học hôm trước.

- Trả lời được câu hỏi: Vì sao một hoạt động khởi động lại lôi cuốn hoặc không lôi cuốn được sự tham gia của học sinh.

- Biết được cách thức tổ chức hoạt động khởi động sao cho hiệu quả, thời lượng dành cho hoạt động khởi động bao nhiêu là đủ.

- Làm thế nào để hoạt động khởi động có thể lơi cuốn được tất cả học sinh cùng tham gia và đưa phản hồi tốt nhất.

- Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Giáo viên đã tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi, hay vấn để mở, chưa cần HS phải có câu trả lời hồn chỉnh.

- Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong phần khởi động một cách nhuần nhuyễn, linh động, linh hoạt giáo viên đã làm cho học sinh cảm thấy luôn thư giãn, thoải mái, hào hứng, năng nổ để sẵn sàng trải nghiệm những bài học. Góp phần xây dựng nên những tiết học hạnh phúc, phát triển năng lực cảm xúc EQ.

1.2. Đối với học sinh.

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tơi đã lập được các tiêu chí đánh giá sau khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để khởi động nhằm phát huy các năng lực, phẩm chất của học sinh đó là:

+ Năng lực tổ chức các hoạt động như vẽ tranh ảnh, tổ chức các hoạt động trị chơi, đóng vai….

+ Năng lực xử lý nhanh thông tin và kĩ năng quan sát Atlat.

+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm và khai thác kiến thức từ các phương tiện truyền thông, đặt vấn đề trước một tình huống thực tế.

+ Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

+ “Nhập vai” để hạnh phúc, học sinh không cảm thấy bị áp đặt vào khuôn mẫu cố định, nhồi nhét kiến thức. Các em được bày tỏ ý kiến, cảm xúc của mình, được tơn trọng và được lắng nghe. Từ đó, giúp các em tự tin, hòa đồng và tiếp thu bài học tốt hơn, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

2. Kết luận.

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục về kiến thức hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh trong thời đại mới; để thực hiện được điều đó thì vai trị của người giáo viên cần tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới. Việc đổi mới không phải bắt đầu từ hoạt động học mà cần bắt đầu từ hoạt động dạy của người thầy. Hoạt động dạy- học lúc này chuyển từ việc lấy giáo viên hay học sinh làm trung tâm sang lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tất cả các hoạt động tiến hành trong tiết học đều hướng tới mục tiêu là hoạt động học của học sinh, thơng qua hoạt động học để học sinh tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất. Để định hướng và tạo đà cho các hoạt động học tập, hình thành kiến thức trong mỗi tiết học thì việc khởi động là cần thiết, do đó đổi mới cần tiến hành trước tiên từ hoạt động khởi động. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học, tôi nhận thấy việc đổi mới hoạt động dạy học là cần thiết. Trong đó, hoạt động khởi động cần được quan tâm đầu tư đổi mới đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và tạo tâm lý tích cực cho học sinh ngay từ đầu mỗi tiết học.

Với việc “sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào phần khởi động

trong giảng dạy mơn địa lý lớp 12” cùng với q trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, chúng tơi nhận thấy đề tài có hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Địa Lý. Từ kết quả và ý nghĩa của đề tài, chúng tôi nhận thấy giải pháp đưa ra không những vận dụng tốt ở các lớp cá nhân chúng tơi thực hiện giảng dạy mà có thể nhân rộng mơ hình này đến tất cả các GVBM bộ môn Địa lý cũng như các GVBM khác trong nhà trường THPT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các mơn học; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên cũng như của nhà trường đồng thời cũng giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, trong việc tìm hiểu kiến thức và đó cũng là tiền đề cần thiết để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh THPT, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.

3. Kiến nghị.

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, bằng việc tổ chức thực nghiệm và thu được một số kết quả bước đầu. Mặc dù vậy tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau:

3.1. Đối với học sinh:

- Muốn cho tiết học diễn ra sơi nổi, hứng thú, hiệu quả cao thì trước tiên học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, nội dung cho học tập.

- Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đơi học tập để trao đổi nhận xét, đánh giá kết quả của nhau.

3.2- Đối với giáo viên bộ môn:

- Thầy cô dạy môn Địa lý cần tâm huyết hơn nữa với mơn của mình để từ đó quan tâm đến việc củng cố và bổ sung kiến thức chun mơn. Vì khi có kiến thức chun mơn vững mới có thể vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt đem lại hiệu quả cao cho bài giảng.

- Khơng chỉ nắm vững kiến thức, có phương pháp dạy học mơn của mình mà giáo viên cũng phải biết phân tích tâm lý, có những hiểu biết để có những chia sẽ, hỗ trợ học sinh. - Nhóm chun mơn phải thường xun dự giờ, rút kinh nghiệm, cùng nhau thiết kế, xây dựng từng bài giảng theo phương pháp và kĩ thuật mới, hiệu quả hơn. Thường xuyên trao đổi, thảo luận chuyên môn qua “trường học kết nối”.

- Thầy cơ phải nhiệt tình, sáng tạo tìm tịi các phương pháp, kĩ thuật dạy học để mỗi tiết học, học sinh được học tập, được vui chơi, được chia sẽ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng.

- Thầy cô cần bổ sung kiến thức tin học, nhất là các phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy và khai thác Internet, tích cực sử dụng các phương tiện dạy.

3.3. Đối với nhà trường và cấp trên.

- Cần có sự quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Địa lý. Tạo điều kiện cho họ nâng cao nghiệp vụ bằng các đợt tập huấn có chất lượng, tham gia các khóa học về kĩ năng sống.

- Thường xuyên bổ sung để từng bước hoàn thiện nguồn tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Địa lý. Như tạo điều kiện cho giáo viên tiếp xúc với các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải của đồng nghiệp, cập nhật cho giáo viên các loại tài liệu hỗ trợ giảng dạy đã có mặt trên thị trường…

Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn địa lý lớp 12_2 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)