CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.2. Thời gian nhìn từ lí thuyết Đavăn hoá
2.2.1. Thời gian gắn với hành trình đi tìm bản ngã
Trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas, thời gian trần thuật chủ yếu là thời gian tuyến tính gắn liền với hành trình đi tìm bản ngã của nhân vật ơng Biswas, cũng chính là hành trình đi tìm một chốn nương thân – một ngôi nhà để khẳng định cái Tơi. Câu chuyện được kể lại theo trình tự: hiện tại – quá khứ – hiện tại, gắn liền với những lần chuyển nhà của nhân vật chính. Mở đầu là hồn cảnh của ơng Mohun Biswas, một nhà báo ngụ tại phố Sikkim Street, St James, thủ đô Port of Spain, 10 tuần trước khi qua đời. Sau đó, cuộc đời của ông Biswas từ khi sinh ra được hé lộ dần, trong đó các mốc quan trọng đều gắn với một ngơi nhà nào đó. Khép lại cuốn truyện là lễ hoả táng và vợ con ông Biswas quay lại trong tổng trấn, hướng về ngơi nhà rỗng tuếch trên phố Sikkim.
Hình 2.2: Thứ tự xuất hiện của những ngôi nhà ông Biswas đã sinh sống trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas.
Như vậy, nếu xét cả thời gian và khơng gian nhà thì câu chuyện có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo nên dư âm bi ai, ám ảnh cho một kiếp người, hay lớn hơn là bi kịch của cả một cộng Ngôi nhà trên phố Sikkim Căn lều tranh vách đất của cha mẹ Biswas Căn nhà Hanuman Nhà ở Chase Nhà ở Green Vale Nhà ở Shorthills Căn hộ Tulsi ở thủ đô Port of Spain Ngôi nhà trên phố Sikkim
56
đồng. Một điểm đáng chú ý là Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas được xây dựng dựa trên chính hình mẫu người thân của tác giả: bố của
V.S. Naipaul cũng có may mắn được đi học giống ông Biswas và họ ngoại
Capildeos của ơng cũng có một ngơi nhà là “Ngơi nhà sư tử” ở Chagaunas. Vậy nên, khi xem xét thời gian của tác phẩm, chúng tôi thiết nghĩ, cũng cần phải đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó. Những sự kiện trong Một Ngôi nhà dành cho Biswas, bắt đầu vào khoảng năm 1900 và kết thúc khoảng trước năm 1950, một thập kỉ trước khi Trinidad giành được độc lập khỏi sự cai trị của Anh vào năm 1962. Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh là khoảng năm mươi năm cuối cùng thực dân Anh cai trị Trinidad, vì thế hành trình tìm kiếm ngơi nhà của ơng Biswas có thể nói là đại diện cho hành trình tìm kiếm tự do, tìm kiếm bản ngã của người dân Trinidad. Kết cấu vòng trịn của thiên truyện đóng vai trị như là cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu chuyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu chuyện khác. Thời gian dường như truyền tải một thông điệp: đây mới một chương nhỏ trong lịch sử ngàn đời của cộng đồng người di cư tại các nước thuộc địa, và cuộc sống ln sẽ những vịng trịn lặp lại như thế, con người luôn khát khao tự do và một mái nhà thực sự của mình, và “dành cho” mình.
Đi sâu hơn vào dịng chảy thời gian của tác phẩm, khơng khó nhận thấy những mốc quan trọng trong cuộc đời ngắn ngủi, 46 năm của nhân vật chính đều gắn bó mật thiết với một ngơi
nhà. Có lẽ chính vì thế mà V.S. Naipaul đã đặt tên cho 5/13 chương trong truyện chính là tên
của các ngôi nhà, như bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.2: Những ngôi nhà gắn với mốc sự kiện trong cuộc đời ơng Biswas
Ơng Biswas ra đời Ơng Biswas đến làm việc và cưới vợ Ơng Biswas bắt đầu tự kinh doanh, sắp có đứa con đầu lịng. Ơng Biswas chuyển việc làm tài xế / giám sát phụ Gia đình ơng Biswas và bà Tulsi đi khỏi Arcawas Ơng Biswas bắt đầu viết báo Ơng Biswas mua căn nhà đầu tiên
Ngơi Ngôi nhà Nhà ở Nhà ở Nhà ở Căn hộ Ngôi nhà
nhà Hanuman Chase Green Vale Shorthills Tulsi ở trên phố
tranh (cửa hàng) (Tiêu đề (Tiêu đề thủ đô Sikkim
vách (Tiêu đề phần 1 - phần 2 - Port of (Tiêu đề
đất phần 1 - chương 5) chương 3) Spain phần 2 -
57
Bắt đầu từ căn lều vách đất của các cụ thân sinh Biswas ở một bãi lầy là ngôi nhà đầu tiên trong cuộc đời ông, một ngôi nhà thơn q, nhưng vẫn là tài sản gia đình và là ngơi nhà duy nhất mà ơng cịn có một số quyền. Trớ trêu thay, khi người ta bắt đầu phát hiện ra mỏ dầu trong khu vực, bà Bibti, mẹ của Biswas, bị ép bán nhà. Từ lúc này trở đi, trong con người ông dường như đã mất mát đi gốc rễ, cội nguồn, đánh mất chính mình và cảm giác ấy càng được củng cố sau mỗi lần chuyển nhà. Ông Biswas chuyển tới nhà Hanuman House, sau đó là một loạt các nhà: Chase, Green Vale, Shorthills, căn hộ Tulsi ở thủ đô Port of Spain, cho đến khi cuối cùng đã mua ngơi nhà của chính ơng, nơi ơng qua đời tại phố Sikkim. Nhưng cái gì khiến cho ngơi nhà trở nên quan trọng trong cuộc đời của ông Biswas? Ta cần chú ý từ nhan đề cuốn tiểu thuyết là Một Ngôi
nhà dành cho ông Biswas (A House for Mr Biswas), với từ Ngôi nhà (House) được in hoa. Thông
thường, mạo từ “a” trong tiếng Anh sẽ đứng trước một danh từ số ít, đếm được, và mang nghĩa là một. Danh từ phía sau mạo từ, theo quy tắc ngữ pháp, sẽ không cần viết hoa. Chương 7 của cuốn tiểu thuyết có tiêu đề là The House, cũng có nghĩa là ngơi nhà đã xác định, nhưng vẫn với chữ Ngôi nhà viết hoa. Tuy nhiên, ở đây, tác giả đặt tên tác phẩm là A House for Mr. Biswas với chữ
House được viết hoa rất đặc biệt. Phải chăng nhà văn muốn ngầm ám chỉ tầm quan trọng của một không gian sống đối với nhân vật Biswas? Đến cuối truyện, V.S. Naipaul đã đặt dấu chấm kết thúc tồn bộ cuốn sách với từ “the house” – “ngơi nhà” một lần nữa. Kết cấu vịng trịn của khơng gian “ngơi nhà” như một tứ thơ kết hợp với bố cục thời gian: hiện tại - quá khứ - hiện tại dường như đã tạo nên một nỗi ám ảnh khôn nguôi về một nơi trú ngụ từ đầu đến cuối thiên truyện. Chất thơ ẩn khuất dưới những gam màu buồn của một nhân vật u hồi, mệt mỏi trong hành trình theo đuổi giấc mơ. Một motif gợi nhắc đến nỗi ám ảnh thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, khi mở đầu và kết thúc đều là thời gian của tình u, nghệ thuật và kí ức. Hay chính hành trình tìm kiếm ngơi nhà của ơng Biswas là nỗi đau đáu của con người muốn khẳng định chủ quyền của bản thân, muốn tìm cách kết nối với xung quanh trong cái phông nền xã hội hậu thuộc địa khắp châu lục Á và Phi, mà đại diện cho chế độ thực dân là hình ảnh ngơi nhà chung của đại gia đình Tutsi?
Như vậy, thời gian trong Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas đã góp phần tái hiện các sự kiện trong cuộc đời của nhân vật, đào sâu thêm thế giới nội tâm đầy những bi kịch, và những mâu thuẫn hiện sinh trong hành trình khẳng định cái Tơi.
Nhịp độ thời gian mang tính chủ quan, diễn ra lúc nhanh, lúc chậm, là “thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện” [116,33]. Có khi thời gian của cả một đời người được cô đọng trong một câu văn ngắn, như khi nói đến ơng ngoại của ơng Biswas thì “chính số phận đã đưa ơng từ Ấn Độ đến trại mía đường, khiến ơng già đi nhanh chóng, rồi chết trong một căn lều xiêu vẹo ở vùng đầm lầy” [96,15]. Có khi là một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng lại được trần thuật tỉ mỉ trong suốt nhiều trang giấy ví dụ như cơn mưa lớn ở cuối chương 5 (trước Khởi hành – Departure), khi hai bố con ông Biswas và Anand ở lại căn nhà dột nát và xiêu vẹo trong mưa gió, sấm chớp. Nhưng ẩn trong dịng chảy thời gian của truyện là những lát cắt của cuộc đời ông Biswas, men theo những thay đổi trong nhận thức của nhân vật, từ cái tự ngã phát triển lên thành bản ngã theo thuyết của Freud. Và
58
thời gian gắn với hành trình đi tìm bản ngã đã góp phần khơng nhỏ tạo nên giá trị tư tưởng cho tác phẩm.