CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.1. Cội rễ Đavăn hoá trong thế giới nhân vật
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, trước hết, chúng tơi tìm hiểu về con người
và phong cách sáng tác của nhà văn. Bản thân V.S. Naipaul xê dịch nhiều và
chiêm nghiệm nhiều, chứng kiến cuộc sống đa dạng và kì lạ ở nhiều nơi vào những thời điểm khác nhau. Từ năm 18 tuổi, ơng nhận được học bổng của chính phủ, rời Trinidad sang Anh học tại Đại học Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm biên tập viên cho chương trình “Tiếng nói Caribe” của BBC và tạp chí văn học The New Statesman (Chính khách mới). Sau đó là một V.S. Naipaul của rất nhiều chuyến đi khắp các châu Mĩ, Phi, Á, Âu. Từ những chuyến đi đầu những năm 1960, tới vùng biển Caribe và châu Phi, nhằm hiểu hơn về lịch sử của người di dân Ấn Độ và chủ đề thuộc địa, ông
67
đã cho ra mắt độc giả hơn 20 cuốn sách bao gồm tiểu thuyết, sách lịch sử, tập truyện ngắn, tiểu luận và du kí. Ngay từ thời kì đầu mới tập trở thành nhà văn,
V.S. Naipaul đã ý thức việc viết văn trước hết phải một người ghi chép lại sự việc, con người để rồi biến những điều đó thành một thứ văn chương nghiêm túc, sâu sắc. Với quan niệm rằng nghề văn phải có óc quan sát, ghi chép cần mẫn, có mục đích, ơng mua một cuốn tập nhỏ, một cái bút chì và ghi lại tất cả những đặc điểm cũng như những đoạn hội thoại với tài xế taxi, hành khách đi cùng, người làm ở nhà trọ, bạn bè đại học…; các cuộc gặp gỡ khác nhau, tất cả những thứ này đều được ghi chép lại, trở thành “chất liệu sáng tác đơ thị” và sau đó đi vào tác phẩm. Xã hội thu nhỏ trong cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà dành cho ông Biswas, Bí ẩn khi
tới và Khúc quanh của dịng sơng là những con người đến từ nhiều quốc gia,
mang theo những đặc trưng văn hoá tâm linh, ẩm thực, và phong tục tập qn từ chính những quan sát, ghi chép thực tế đó của V.S. Naipaul.
Thêm vào đó, theo cách nói của Beaujour, bức chân dung tự truyện của mỗi nhà văn đều nhằm trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”. Câu trả lời mang tính triệt để nhất: tơi chính là phong cách, là viết và là văn bản. Người viết tự truyện, như V.S. Naipaul hay Rushdie, đều muốn được nhớ đến cuộc đời mà họ từng sống, ít nhiều như trong câu chuyện họ kể. “Bức chân dung tự hoạ khơng gì khác chính là văn bản của anh ta: anh ta sẽ tồn tại thơng qua nó, hoặc hồn tồn khơng tồn tại” [118,343]. Điều này hoàn toàn đúng với hai cuốn tiểu thuyết mang tính tự truyện như Ngơi nhà dành cho ơng
Biswas hay Bí ẩn khi tới, khi người đọc có cảm giác chính V.S. Naipaul đang hiện hữu
trong tác phẩm một cách chân thực và sống động, như V.S. Naipaul từng nói rằng cuộc đời ơng nằm trọn trong các cuốn sách ông đã viết.
Hơn nữa, trong một cuộc phỏng vấn, với Bernard Levin, V.S. Naipaul đã giải thích quan điểm của mình về bản sắc đa văn hóa: “Tơi khơng nghĩ ai trong chúng ta có thể tuyên bố rằng chúng ta đến từ một cộng đồng bộ lạc duy nhất và khép kín. Chúng ta đều là những tế bào nhỏ bị bắn phá (bombarded cells), phải vậy không? Nhiều điều xảy ra tạo nên con người chúng ta như này, và ai cũng sống với tất cả những thứ đã tạo nên con người mình” [1119,98]. Nguyên gốc tiếng Anh, V.S. Naipaul dùng từ “bombarded cells”, trong đó “bombarded” là từ phái sinh của từ động từ gốc “bomb”, nên “bombarded” được hiểu là “bị tấn cơng
68
liên tục bằng bom, mìn, lựu đạn”. Đây là một động từ mang nét nghĩa mạnh của chiến tranh, bom đạn, và nhà văn sử dụng để ẩn dụ cho những biến thiên của cuộc sống, đã khiến cho cuộc đời mỗi con người bị “bắn phá” trôi dạt đến những vùng đất mới, hồ nhập, thay đổi văn hố. Hình ảnh ẩn dụ “các tế bào bị bắn phá” đó phần nào thể hiện chính những trải nghiệm của nhà văn với hồn cảnh xuất thân đặc biệt. Chính hội đồng giải thưởng Nobel danh giá cũng đã nhận xét về V.S. Naipaul là “một nhà văn tầm cỡ quốc tế có trình độ rất cao, và thực tế là chính bản thân ơng cũng xuất phát từ sự thiếu gốc rễ nguồn cội: ông khơng hài lịng về sự nghèo nàn về văn hóa và tinh thần của Trinidad, ơng cảm thấy bị xa lạ với Ấn Độ, và ở Anh, ông không thể tạo nên mối dây liên hệ với các giá trị truyền thống của nơi từng là cường quốc thực dân” [122].
Có thể thấy hoàn cảnh xuất thân và lớn lên rồi sống trong những môi trường đa dạng văn hố như vậy đã tạo nên một cá tính độc đáo của các nhân vật trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul: những con người luôn trăn trở, suy tư về cái Tôi và cái Ta trong một thế giới đầy biến động. Trong các sáng tác của V.S. Naipaul luôn thường trực cảm giác khám phá được một cái mới sau mỗi chuyến đi, phản ánh cuộc sống của người dân bản địa một cách đầy đủ và phong phú. Ơng tìm kiếm chất liệu sáng tác từ trong chính những chuyến đi thực tế khắp các châu lục, bởi những chuyến đi đó “sớm trở thành một sự kích thích cần thiết đối với tơi. Nó mở rộng tầm nhìn thế giới của tơi; nó cho tơi thấy một thế giới đang thay đổi và đưa tôi ra khỏi cái vỏ thuộc địa của chính mình; nó đã thay thế cho những trải nghiệm trưởng thành - kiến thức sâu sắc về một xã hội - mà nguồn gốc xuất thân và bản chất cuộc sống đã phủ nhận tơi… Tơi học được cách nhìn riêng của mình” [120,11].
Bằng sự mẫn tiệp của một nhà văn, cảm giác chân thực của một người di cư và khả năng quan sát tinh tế, V.S. Naipaul đã nhận ra sự đa dạng của mỗi cá thể trong một thế giới đa văn hóa và đưa họ vào trong câu chuyện của chính mình. Cảm hứng sáng tác của ơng đến từ cuộc sống thường nhật, từ những người dưng ông gặp trong cuộc hành trình dài lần đầu trong đời đi qua New York, Southampton, London, Oxford, rồi đến những chuyến đi thực tế đến khắp nơi trên thế giới. Tóm lại, cái Tơi đa văn hố của V.S. Naipaul là kết quả của rất nhiều chuyến đi, để có thêm kiến thức, và cảm hứng sáng tác nhưng trên hết, đó là để hiểu chính con người mình. Ở điểm này, với một
69
người chỉ có một nền văn hóa (như V.S. Naipaul) cũng có thể trở thành một cơng dân tồn cầu nhờ những chuyến chu du khắp thế giới “để hiểu ta là ai có nghĩa là phải hiểu ta đang ở đâu. Ta ln mang theo trong mình cốt lõi của thế giới… Trung tâm và biên giới, nhà cửa và những nơi khác, đã được lập bản đồ cho chúng ta… Địa điểm, hành trình: giúp chúng ta biết vị trí, tương lai của chúng ta” [121].
Như vậy, các nhân vật của V.S. Naipaul thường có nguồn gốc xuất thân đa văn hố, cộng với sở thích du lịch, khám phá qua những chuyến đi, giống như chính con người tác giả khi sáng tác dựa trên hiện thực khách quan và nêu lên quan điểm về Đa văn hố, là các yếu tố chính tạo nên tính đa văn hố trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết.
Ở bước tiếp theo, chúng tôi tiến hành lập bảng khảo sát tính Đa văn hố qua
nguồn gốc xuất thân và môi trường sống của các nhân vật. Trong các tiểu
thuyết của V.S. Naipaul khơng khó nhận ra một phơng nền văn hố đa chủng tộc, đa tầng lớp đan xen, pha trộn vào nhau như một tấm thảm đa sắc, với những gam màu rực rỡ nắng Trinidad, màu xám ẩm ướt của màn mưa mù nước Anh và màu đậm đà, tương phản của văn hoá Ấn Độ. Nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết của V.S. Naipaul thường là những người có xuất thân phức tạp; mỗi người thường là tổng hoà của nhiều nguồn gốc văn hố khác nhau. Từ những nhân vật chính bao gồm: nhân vật Mohun Biswas khi chuyển đến sống ở Greenvale, nhân vật Tôi trong Bí ẩn khi tới xuất thân từ Trinidad nhưng sang Anh sinh sống và học tập, cho đến nhân vật Salim, gốc Ấn theo đạo Hồi, nhưng chuyển đến sống ở Trung Phi; đến hầu hết các nhân vật phụ xuất hiện trong ba cuốn tiểu thuyết đều có nguồn gốc xuất thân và mơi trường sinh sống đa văn hố. Do đó, tính đa văn hố là một đặc điểm nội tại trong hệ thống nhân vật trong các tiểu thuyết của V.S. Naipaul. Qua bảng khảo sát sau, có thể thấy tồn bộ các nhân vật, trừ người làm vườn tên Jack, đều là những người chuyển dịch, di cư trong cả 3 tác phẩm. Có nhân vật chỉ di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác (bà Tulsi, ông bà Phillips, Ferdinand, Metty), cũng có những nhân vật di cư xuyên quốc gia (Angela) và thậm chí là xuyên lục địa (Anand, Indar, Raymond, cha Huisman)…
70
Bảng 3.1: Hệ thống nhân vật tiêu biểu trong ba tiểu thuyết của V.S. Naipaul – Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas, Khúc quanh của dịng sơng, Bí ẩn khi tới
Tiểu
thuyết Nhân vật Xuất thân Mơi trường sống
Một Ngơi nhà dành cho ơng Biswa s
Mohun Biswas, nhân vật
chính Căn lều tranh ở vùngnông thôn Trinidad 7 lần chuyển nhà, lên thủđô Shama
Vợ của ông Biswas Nhà Hanuman
Những ngôi nhà tạm bợ của ông Biswas, nhà trên phố Sikkim.
Savi
Con gái lớn của ông bà Biswas
Sinh ra trong nhà Hanuman
Lên thủ đô, đi du học, trở về ni cả gia đình Anand - Con trai duy
nhất của ông bà Biswas, em của Savi
Sinh ra trong nhà
Hanuman Lên thủ đô, đi du học, Bà Tulsi
Mẹ vợ của ông Biswas Gố chồng, có 2 con trai và 14 con gái Sống trong nhà Hanuman, ở thị trấn Arwacas Sống trong nhà Hanuman, ở thị trấn Arwacas, sau đó chuyển đến thủ đơ Port of Spain. Owad
Con trai của bà Tulsi Sinh ra trong nhàHanuman Đi du học ở Anh, trở vềthủ đơ
Khúc quanh của dịng sơng Salim Nhân vật chính
Gốc Ấn theo đạo Hồi ở một quốc gia bên bờ biển
Đông Phi Một quốc gia Trung Phi Indar, bạn thưở niên
thiếu của Salim
Gốc Ấn theo đạo Hồi ở một quốc gia bên bờ biển Đông Phi
Sang Anh du học, về một quốc gia Trung Phi, rồi quay trở lại Anh
Raymond (và vợ Yvette) - Nhà sử học và là cựu cố vấn cho Tổng thống
Người Bỉ Một quốc gia Trung Phi Cha Huismans
Cha xứ Nước Bỉ Một quốc gia Trung Phi
Metty
Trợ lí của Salim Một quốc gia bên bờ biểnĐơng Phi Một quốc gia Trung Phi Ferdinand
Con trai của Zabeth Vùng cây bụi xa xơi hẻolánh Thành phố thủ đơ
Bí ẩn khi tới
Nhân vật Tơi Nước cộng hồ Trinidadvà Tobago Vương quốc Anh
Jack Gốc rễ ở Wiltshire, Anh Miền quê Wiltshire, Anh Pitton Có thời gian phục vụtrong quân ngũ Miền quê Wiltshire, Anh
Angela Miền Nam nước Ý London, Anh
Ông bà Phillips
Thành thị, từng làm việc cho một khu điền trang
71
Từ bảng trên có thể thấy rõ nét sự đa dạng, phong phú trong thế giới nhân vật của V.S. Naipaul, như những “tế bào nhỏ bị bắn phá” trong một xã hội đa chủng tộc, đa chiều văn hố. Hồn cảnh chung của các nhân vật đã phần nào phản ánh hệ quả của những vỉa tầng văn hoá dày đặc trong tác phẩm. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết V.S. Naipaul là thế giới của hầu hết những con người di cư, trốn chạy từ Châu Phi hoặc Ấn Độ đến Tây Ấn, đến Anh, hoặc những người châu Âu lạc lõng giữa một châu Phi xa lạ. Có nhà nghiên cứu cho rằng thậm chí sau ba trăm năm, đối với những người nhập cư, khơng có một cộng đồng nào hoặc khơng có hệ thống các giá trị nào mà các nhân vật này có thể bén rễ. Đồng thời, sự di cư và chuyển dịch địa điểm của các nhân vật sẽ quyết định căn tính đa văn hố của mỗi cá nhân và có thể là cả cộng đồng.
Thêm nữa, có thể dễ dàng nhận thấy một tuýp nhân vật ưa dịch chuyển, thích khám phá qua các sáng tác của V.S. Naipaul. Nhân vật Mohun Biswas chuyển nhà đến 7 lần trong suốt cuốn truyện, thậm chí, chuyển từ vùng nơng thơn ra thủ đô Port of Spain. Nhân vật Salim cũng phiêu lưu khi chọn cách đi sâu vào lục địa châu Phi để mạo hiểm kinh doanh, rồi cũng chu du sang Anh, trở về, và trốn chạy trên một chiếc tàu hơi nước. Trong Bí ẩn khi tới, nhân vật Tơi, chính là bản thân tác giả cũng là người di chuyển rất nhiều: ngoài việc di chuyển từ Trinidad sang Anh, là chuyến đi Tây Ban Nha hồi tháng Giêng, trong một khu nghỉ mát trượt tuyết gần Madrid; ở Ấn Độ, ở Simla vào tháng 12 và ở dãy núi cao Himalaya hồi tháng Tám… và chuyến đi thăm nhà xuất bản ở Đông Berlin, bảo tàng ở Tây Berlin, rồi ở cuối truyện là chuyến bay về Trinidad dự lễ tang em gái. Vậy nên tính đa văn hố là một đặc điểm nội tại trong thế giới nhân vật của V.S. Naipaul, khi họ sinh ra, lớn lên, sinh sống trong mơi trường đa văn hố, đều sẽ chịu ít nhiều ảnh hưởng và tác động của mơi trường đó.
Câu hỏi thứ hai là từ những khía cạnh đó, vậy ta cần soi chiếu lí thuyết Đa văn hố nào để góp phần làm nổi bật đặc trưng đa văn hố của tác phẩm? Chúng tơi dựa trên những đặc điểm nhân vật như trên và tiến hành đọc tài liệu về đa văn hố nhằm chọn lọc một lí thuyết xác đáng nhất, khả dĩ khi phân tích hệ thống nhân vật từ nhiều nền văn hoá khác nhau và đam mê xê dịch. Sau khi cân nhắc giữa Lí thuyết du hành
(Travelling Theory) của nhà phê bình văn hóa nổi tiếng Edward Said và thuyết Căn tính văn hố và sự li hương (Cultural Identity and
72
Diaspora) của Stuart Hall, và chúng tôi quyết định chọn quan điểm của Hall làm
điểm tựa lí thuyết cho nghiên cứu chương 3 vì hai lẽ. Thứ nhất, lí thuyết của Said đề cập đến khơng gian và địa lí trong văn học và suy xét sự khác biệt trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Trong một bài luận về Lí thuyết du hành, trong thế giới,
trong văn bản và trong phê bình, ông đi sâu khám phá các ý tưởng hoặc lí thuyết có
thể “du hành - từ người này sang người khác, từ tình huống này sang hồn cảnh khác, từ thời kì này sang thời kì khác” mặc dù “sự ln chuyển ý tưởng” có những hình thức khác nhau, bao gồm “ở một mức độ nào đó được biến đổi bởi những cách sử dụng mới và vị trí mới của nó trong thời gian và địa điểm mới” [122,226]. Tuy nhiên, bản thân Edward Said là người chống lại khái niệm đa văn hóa trong xã hội thuộc địa, bởi ơng bảo vệ quan điểm rằng những người dân thuộc địa bị coi thường, bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị coi là thấp kém. Thêm vào đó, Edward Said đã từng cơng kích cuốn tiểu thuyết Bí ẩn khi tới của V.S. Naipaul là “thù địch với Hồi giáo, với người Ả Rập”. Do vậy, chúng tơi khơng sử dụng lí thuyết du hành của Said cho chương này.
Thứ hai là quan điểm của Stuart Hall về căn tính văn hố và cảnh li hương có nhiều điểm phù hợp để nghiên cứu căn tính của người tha hương hơn. Trong bài tiểu luận của ông xuất bản năm 1996 với tựa đề “Bản sắc văn hóa và cộng đồng li hương” (Cultural Identity and Diaspora) [63], chúng tơi chọn lọc ba luận điểm có khả năng giúp định hình và khám phá những nét đặc trưng đa văn hoá của các nhân vật như sau:
❶ Bản sắc văn hóa là “một loại chân ngã (one true self)... của một cộng đồng người có chung lịch sử và tổ tiên” [63,223]. Theo quan điểm này, bản sắc văn hóa cung cấp một “hệ quy chiếu ổn định, bất biến và liên tục” qua những thăng trầm, biến thiên lịch sử. Đó là quan điểm sống của những con người nhập cuộc, hồ mình
vào bản sắc chung của cộng đồng văn hố.
❷ Cách hiểu thứ hai, ưu việt hơn, cho rằng các bản sắc văn hóa “trải qua sự biến đổi liên tục” trong suốt lịch sử vì chúng “chịu sự “xoay vần” liên tục của lịch sử, văn