Tài liệu tiếng Anh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.2.2. Tài liệu tiếng Anh

Việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu về V.S. Naipaul đến thời điểm này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu từ tiếng Anh. Theo thống kê của Từ điển bách khoa Columbia, “các tác phẩm của V.S. Naipaul được nghiên cứu rộng rãi trên khắp thế giới” [68], bởi ngoài tài năng bậc thầy về phong cách văn xuôi tiếng Anh, ông được coi là nhà văn của sự lạc lõng, lưu vong và những vấn đề hậu thuộc địa. Các cơng trình nghiên cứu về con người và sự nghiệp của V.S. Naipaul trên thế giới khá đa dạng, một số tác phẩm của ông được giới thiệu trong chương trình văn ở bậc phổ thơng và đại học, như cuốn V.S. Naipaul nằm trong bộ sách về 41 tiểu thuyết gia hiện đại của Bruce King, do nhà xuất bản Macmillan phát hành năm 2003 [69]. Các cuốn tiểu thuyết và các bài tiểu luận có phong cách điêu luyện và am tường tâm lí học, ơng thường tập trung vào thời thơ ấu, q trình viết văn và những chuyến đi khắp các châu lục.

Nếu sắp xếp theo trục thời gian lịch đại, các nghiên cứu về văn nghiệp của

V.S. Naipaul có thể tạm chia thành ba giai đoạn chính: 1950-1970, 1970-2000, và 2000-2018; tương ứng với các cơng trình nghiên cứu về ơng. Trong thời gian 1950 đến 1970, V.S. Naipaul cho ra mắt ba cuốn sách, đó là The Mystic Masseur (1957), The Suffrage of Elvira (1958) và

Miguel Street (1959), trong đó The Mystic Masseur đã nhận được giải thưởng tưởng niệm John

Llewellyn Rhys. Trong thời gian 1950 đến 1970, thế giới mới bắt đầu chú ý đến cái tên V.S. Naipaul, nên hầu như khơng có nghiên cứu chun sâu nào về các tác phẩm của ơng trong giai đoạn này. Chỉ có một vài cuốn phê bình giới thiệu tác giả, tác phẩm một cách ngắn gọn, chứ chưa diễn giải và phân tích các tác phẩm của ơng.

Trong giai đoạn thứ hai từ 1970 đến 2000, tên tuổi của V.S. Naipaul đã thu hút sự chú ý của độc giả và giới phê bình. Chuyên khảo đầu tiên về V.S. Naipaul là cuốn V.S. Naipaul: Giới

thiệu tác phẩm của nhà phê bình người Mỹ, Paul Theroux xuất bản ở London vào năm 1972.

Cuốn sách này giới thiệu tương đối toàn diện về cuộc đời của V.S. Naipaul và các tác phẩm của ơng, có thể được xem là một trong những cơng trình tiên phong trong nghiên cứu về V.S. Naipaul [70]. Tiếp theo, là các cơng trình nghiên cứu khác bổ sung các diễn giải về V.S. Naipaul. Một trong những những cuốn quan trọng nhất là cuốn V.S. Naipaul của Bruce King xuất bản năm 1993. Trong sách này, Bruce King dành nhiều lời khenngợi cho thành tựu văn học của V.S. Naipaul và phân tích tổng hợp các nền văn hóa thể hiện trong các tác phẩm của V.S. Naipaul [71]. Liên tiếp sau đó là các cuốn phê bình như V.S. Naipaul của Michael Thorpe, năm 1976, cuốn V.S. Naipaul: một cách đọc tài liệu (V.S. Naipaul: A material reading) của Selwyn Reginald Cudjoe ra mắt năm 1988. Khẳng định vị trí quan trọng của ơng trong văn học Anh ngày nay, tác giả Cudjoe đã nêu vấn đề tìm hiểu quan điểm cũng như cách viết của nhà văn hậu hiện thực. Cùng thời gian đó có rất nhiều bài phê bình tạp chí, điển hình như năm 1998 một bài báo có tựa đề Ngôi nhà mà Jack không xây dựng: Chiến lược đọc văn bản “Bí ẩn khi

tới” của V.S. Naipaul của Tarantino, phân tích cách nhà văn miêu tả phong cảnh và sự kiện

trong Bí ẩn khi tới, khám phá phong cách thể hiện trực tiếp và gián tiếp trong các tác phẩm của V.S. Naipaul [72,169-184]. Bên cạnh những đánh giá cao từ giới phê bình, V.S. Naipaul cũng vấp phải sự cơng kích, phê phán. Từ năm 1970 đến năm 2000, V.S. Naipaul và các tác phẩm

32

của ông đã trở thành mục tiêu của những lời chỉ trích gay gắt. Ơng bị coi là “kẻ lừa đảo đáng khinh bỉ của chủ nghĩa tân thực dân (neo- colonialism)” [73,155] và là “một nhà tiên tri lạnh lùng và châm biếm” [74,30]. Hầu hết các quan điểm của các nhà phê bình từ các nước đang phát triển thì chỉ trích, khơng đồng tình với quan điểm của ơng. Cịn trong con mắt của các nhà phê bình phương Tây, V.S. Naipaul đã xây dựng được văn phong mô tả xã hội và con người của Thế giới thứ ba một cách đáng tin cậy và khách quan.

Trong giai đoạn thứ ba, từ sau năm 2000 trở đi, đặc biệt là sau khi nhận được giải thưởng Nobel Văn học năm 2001, tên tuổi V.S. Naipaul đã được cơng nhận trên tồn thế giới, là nhà văn xuất sắc với một tài năng văn chương vĩ đại. Từ đó, ngày càng có nhiều nhà phê bình tham gia nghiên cứu về V.S. Naipaul và các tác phẩm của ông từ những quan điểm và lí thuyết đa dạng. Một trong các hướng nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của V.S. Naipaul là từ quan điểm hậu thực dân. Năm 2003, Bruce King tái bản có bổ sung cuốn V.S. Naipaul lần 2. So với bản đầu tiên của mình, King phân tích sâu hơn về tiểu thuyết V.S. Naipaul trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 2001. Cuốn sách mô tả các đặc điểm đa văn hóa được thể hiện trong bối cảnh hậu thuộc địa của các tác phẩm, chỉ ra rằng V.S. Naipaul tập trung vào “cá nhân trong các xã hội thuộc địa”, trong khi nhiều nhà văn hậu thuộc địa lại chủ yếu “quan tâm đến các ý tưởng và các nhóm người”[69,28]. Đồng tình với quan điểm đó của King, trong cuốn Những

người lạ củaV.S. Naipaul, xuất bản năm 2003, Dagmar Barnouw (2003) tiếp tục thảo luận về đa

nguyên văn hóa và giá trị văn hóa trong tác phẩm của V.S. Naipaul, mà theo tác giả, là “thử thách quan trọng và khó khăn nhất đối với thời hiện đại [75,1]. Một trong những chuyên khảo mới nhất liên quan đến bản sắc và văn hóa trong các tác phẩm của V.S. Naipaul, là cuốn Quan

điểm triết học trong tiểu thuyết của

V.S. Naipaul (Philosophic Vision in the Novels of V.S. Naipaul), của tác giả của Ganjewar, được

xuất bản lần đầu tiên vào năm 2008 [76,26].

Có thể thấy, V.S. Naipaul có một sự nghiệp văn chương đồ sộ, được thế giới ghi nhận với rất nhiều công trình nghiên cứu khơng thể khơng nhắc tới con người và sáng tác của ông. Qua số lượng lớn các bài phê bình, phân tích, mổ xẻ tác phẩm, phong cách sáng tác, trích dẫn tác phẩm của V.S. Naipaul trên diễn đàn văn học thế giới, có thể thấy Nailpaul nổi lên một nhà văn có tài năng đặc biệt, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ nhà văn và độc giả. Theo thống kê của trang questia.com, nghiên cứu về nhà văn và tác phẩm của V.S. Naipaul tính đến thời điểm tháng 12/2020 có 724 cuốn sách, 877 bài báo, tạp chí chuyên ngành và 3 mục trong từ điển bách khoa tồn thư. Trong số hàng nghìn đề này, chúng tôi tạm thời thống kê các chủ đề được nghiên cứu về V.S. Naipaul chủ yếu bao gồm: dòng văn học Caribe, chủ nghĩa thuộc địa, chủ nghĩa hậu thuộc địa, nhà văn lưu vong, người nhập cư, phê bình văn chương xa xứ (diaspora criticism), du kí…

Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích chính của luận án, là tìm hiểu tiểu thuyết của ơng từ lí thuyết Đa văn hố, chúng tơi chỉ tập trung quan tâm đến các bài viết có liên quan hoặc có tính gợi mở hướng nghiên cứu của luận án. Trong đó, nếu sắp xếp theo hướng nghiên cứu về V.S.

Naipaul, có thể tạm chia thành bốn hướng nghiên cứu nổi bật: dòng văn học hậu thuộc địa, văn

33 (multicultural literature). Thứ nhất, tên tuổi V.S. Naipaul thường xuyên được xếp vào dòng văn học hậu thuộc

địa cùng các nhà văn khác. Đáng chú ý có cuốn Hậu đế quốc: Scott,

V.S. Naipaul và Rushdie (After Empire: Scott, V.S. Naipaul and Rushdie của Michael Gorra,

chuyên về lịch sử và phê bình văn học Anh - Ấn, quá trình giải thực dân (decolonialization) và chủ nghĩa đế quốc (imperialism), Ấn Độ trong văn

chương của ba tác giả nổi bật [77]. Hay cuốn Hiệp ước thế giới truyện: Kinh tế học và tự truyện hậu thuộc địa (The storyworld Accord: Econarratology and Postcolonial Narratives)

của Erin James in tại nhà xuất bản Đại học Nebraska, 2015 tập trung vào phê bình và diễn giải văn học Caribe (viết bằng tiếng Anh) theo hướng lịch sử và phê bình sinh thái, chủ nghĩa hậu thực dân trong văn chương, trong đó chương 4 là về Thị giác và các nhân vật trong các cuốn sách du kí của V.S. Naipaul [78,122-165]. Thêm vào đó là một số bài tạp chí chun ngành tập trung vào việc so sánh giữa V.S. Naipaul và các nhà văn hậu thuộc địa khác như bài của tác giả Catherine Lanone, Đàm phán mâu thuẫn thuộc địa: những cảnh quan tiêu cực trong sáng tác

của E.M. Foster và V.S. Naipaul (Negotiating Colonial Contradition: E.M. Foster’s and V.S.

Naipaul’s Negative Landscapes) năm 2011 và Weihsin Gui Tự sự hậu di sản: Di cư và lí thuyết

du lịch V.S. Naipaul trong “Bí ẩn khi tới” (Post-heritage narratives: Migrancy and travelling

theory in V.S. Naipaul’s The Enigma of Arrival) và “Quả của cây chanh” (Fruit of the Lemon) của Andrea Levy năm 2012. Các nghiên cứu so sánh giữa V.S. Naipaul và các nhà văn khác như E. M. Forster, Andrea Levy,... cũng mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho việc nghiên cứu. Cuốn tiểu luận Người li hương và đa văn hóa: lịch sử vấn đề và những bước tiến mới của Monika Fludernik tổng hợp, chia thành hai khía cạnh: chủ nghĩa li hương kiểu cũ và kiểu mới. Tác giả so sánh tác phẩm Một Ngôi nhà dành cho ông Biswas của V.S. Naipaul và hai tác phẩm của nhà văn khác, nhằm chỉ ra những đặc điểm của loại tiểu thuyết này có sự hiện diện của thế hệ những người xa quê lâu dài [79]. Các nghiên cứu trên đều có điểm chung là khẳng định những đóng góp của V.S. Naipaul trong việc phản ánh hiện thực bi thảm của các xã hội hậu thuộc địa, quá trình lai ghép và tính da dạng văn hố.

Một mảng nghiên cứu nữa đáng chú ý là nghiên cứu V.S. Naipaul từ hướng phê bình tiểu sử nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và thời đại. Tác giả Mahabir viết bài V.S.

Naipaul: Tuổi thơ và kí ức (V.S. Naipaul: Childhood and Memory) trên Tạp chí Văn học Caribe

năm 2008, chứng minh rằng mối quan hệ của

V.S. Naipaul với cha mình và trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đối với motif trốn thoát trong hầu hết các sáng tác của ơng [80,16]. Trong cuốn bình giảng tái bản có bổ sung năm 2003, tựa đề V.S. Naipaul, Bruce King phân tích tiểu thuyết của V.S. Naipaul ở khía cạnh cấu trúc, tầm quan trọng và phong cách viết của tác giả, đặttrong bối cảnh xã hội, chính trị, thuộc địa và hậu thuộc địa. King nhận thấy V.S. Naipaul đã có những cách tân sáng tạo cho văn học cổ điển phương Tây và Ấn Độ ở Tây Ấn và sau đó mở rộng ra cả thế giới để trở thành một nhà văn tầm cỡ quốc tế, bao quát các chủ đề về Caribe, Anh, Ấn Độ, Châu Phi, Hoa Kì, Argentina và Hồi giáo đương đại. Có thể thấy, chính sự tiếp xúc với các xã hội đa văn hóa đã trang bị cho nhà văn V.S. Naipaul một nhận thức và cảm quan đa văn hoá, thể hiện rõ nét trong các sáng tác của ông, đặc

34 biệt là ở thể loại tiểu thuyết.

Hướng nghiên cứu thứ ba về V.S. Naipaul là những cách tân nghệ thuật. Nghệ thuật tự

sự của V.S. Naipaul cũng thu hút rất nhiều cuộc phê bình thảo luận. Chẳng hạn, cuốn Quyền lực

và quyền tác giả trong các tác phẩm của V.S. Naipaul do Imraan Coovadia xuất bản năm 2009, tập

trung vào các đặc điểm tu từ trong tác phẩm của ông như: motif ám chỉ và nghệ thuật châm biếm lạnh lùng [81,4] khi phản ánh các vấn đề thuộc địa. Tác giả lập luận rằng các xã hội hậu thuộc địa trong các cuốn tiểu thuyết như Khúc quanh dịng sơng hoặc Du kích qn có sự tồn tại mong manh của quyền lực mới thành hình. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng ca ngợi tài năng

ngôn từ của V.S. Naipaul. Từng theo học chuyên ngành lịch sử ngôn ngữ Anh tại đại học Oxford,

V.S. Naipaul là một nhà văn có kiến thức uyên thâm, dày dặn kinh nghiệm viết đặc biệt là lối dùng từ. Ông từng phải viết thư cho tổng biên tập của Nhà xuất bản Knopf là Sonny Mehta, khi chỉnh sửa bản thảo cuốn Ngã rẽ ở phía Nam (A Turn in the South) của ơng q đà, theo các quy tắc quý tộc kiểu Pháp: “Vinh quang của tiếng Anh là nó khơng có các quy tắc q tộc: đó là ngơn ngữ được tạo nên bởi những người viết. Tơi có tên trên sách của mình. Tơi chịu trách nhiệm về cách lắp ghép từ ngữ. Đó là một lí do tại sao tơi trở thành một nhà văn” [82]. Lúc sinh thời, tên tuổi V.S. Naipaul đã từng được tờ The New York Times – tờ thời báo danh tiếng của Mĩ ca ngợi: “là tiểu thuyết gia hàng đầu trưởng thành từ vùng Caribe, là một bậc thầy về văn xuôi Anh đương đại nổi tiếng …”. Tuy không phải là người Anh gốc nhưng nghệ thuật ngôn từ của V.S. Naipaul đã khiến cả người Anh cũng thán phục. Lối viết của ơng giản dị nhưng chính xác và tinh tế. Ơng lựa chọn từ ngữ đa dạng, linh hoạt, biến đổi để phù hợp với nhân vật và hồn cảnh. Ngơn ngữ trần thuật của V.S. Naipaul rất phong phú, đan xen như một bản hợp âm nhiều chất giọng; từ ngôn ngữ hài hước của vùng Trinidad, đến phong cách triết lí trong những sáng tác sau này về thế giới rộng lớn, về cuộc đời và những chuyến đi.

Bên cạnh đó, với mong muốn hiểu được căn nguyên, cội nguồn của những đặc trưng đa văn hoá trong tiểu thuyết của nhà văn này, chúng tơi tập trung vào cuốn phê bình nghiên cứu

về nhà văn V.S. Naipaul có nhan đề là V.S. Naipaul: Sự dịch chuyển và tự truyện của Judith Levy, xem xét tác phẩm của V.S. Naipaul dưới góc nhìn hậu thuộc địa, và khám phá ảnh hưởng của các quan điểm của nhà văn đối với của văn bản. Qua việc đi sâu phân tích năm tác phẩm mà V.S. Naipaul trải nghiệm các phong cách khác nhau trong suốt sự nghiệp sáng tác, nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của văn hoá đối với sự lựa chọn về thể loại và cách kể chuyện, cụ thể là sự dịch chuyển văn hoá và cách viết tự truyện, theo ranh giới thể loại và lí thuyết phân tích tâm lí học Lacan [83].

Về chủ đề đa văn hóa trong sáng tác của V.S. Naipaul, nhiều nhà nghiên cứu chủ yếu khai thác quá trình tìm kiếm bản sắc của ơng, trong đó nhiều cuốn nhắc tới đóng góp của V.S. Naipaul trong dòng văn học lưu vong. Trong cuốn Sự chuyển dịch của dòng văn học lưu vong: Tiểu

thuyết của V.S. Naipaul (Diasporic Transformations: Novels of V.S. Naipaul), Sanjiv Kumar đi sâu

vào nghiên cứu hành trình trải nghiệm của bản thân tác giả. Cuốn sách khảo cứu những trải nghiệm trưởng thành và sự mẫn tiệp của một người nghệ sĩ đã định hình sự nghiệp sáng tác của ơng: sự am tường, nhạy cảm của nhà văn khi lớn lên trên mảnh đất khơng bình thường mà ơng coi chỉ là “một chấm nhỏ xíu trên bản đồ thế giới” rồi trong cuộc phiêu lưu đầy đam mê, rong ruổi

35

khắp thế giới, văn chương của V.S. Naipaul hướng vào việc tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của cuộc sống lưu vong. Dựa trên khung lí thuyết của Homi K. Bhabha, các tác phẩm của ông phần nào lột tả được những mâu thuẫn giằng xé, sự bắt chước và cảm giác chơi vơi, lạc lõng của những người sống xa tổ quốc, những người nhận ra mình đã đánh mất nửa cuộc đời vì mất đi bản sắc văn hố của chính mình.

Đáng chú ý có một số cơng trình nghiên cứu nhằm giải mã tác phẩm của V.S. Naipaul trong quá trình đi tìm kiếm bản ngã, như các bài báo chuyên ngành về các tác phẩm Half a Life (Nửa đời) và

Magic Seeds (Hạt giống ma thuật) của các nhà nghiên cứu Yurong Wang và Li Lin [84,187-191]; hay Sự hồi niệm qua lăng kính lưu vong trong cuốn “Một Ngơi nhà dành cho ông Biswas” của V.S. Naipaul của tác giả Ghanshyam Pal [85]. Trong cuốn Tình huống hậu thuộc địa trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul (Postcolonial Situation in the Novels of V.S. Naipaul) của Mohan có chương ba nhắc tới

sự hịa tan văn hố và việc tìm kiếm bản ngã trong tập truyện Miguel Street và Một Ngôinhà dành

cho ông Biswas, chương bốn nghiên cứu về xã hội hậu thuộc địa và những nghịch lí về tự do trong tác

phẩm Những kẻ bắt chước và Ở một đất nước tự do” [86].

Bài báo V.S. Naipaul, Tôn giáo và “Mặt nạ châu Phi”: Sự giao thoa giữa tôn giáo và văn

học trong thời kì hậu thuộc địa (V.S. Naipaul, Religion, and “The Masque of Africa”:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 33)