Quan điểm tiếp cận biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 103 - 107)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

4.1. Biểu tượng – sự kết tinh Đavăn hoá

4.1.2. Quan điểm tiếp cận biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul

Tính đa văn hố trong tiểu thuyết của V.S. Naipaul được thể hiện qua các vỉa tầng văn hoá đa dạng, cùng với hệ thống các hình ảnh biểu tượng phong phú. Đa số các tác phẩm của V.S. Naipaul đề cập đến những mâu thuẫn của thế giới

117

hậu thuộc địa, từ cả hai phía: những người thực dân kiêu ngạo khi khai phá nền văn minh cho một vùng đất khác, và người dân thuộc địa loay hoay trong tình thế tiến thối lưỡng nan, đấu tranh khẳng định chủ quyền và bản sắc. Ông chuyên sâu vào các biểu tượng nhằm nêu bật chủ đề tác phẩm: những cuộc di cư, những điều trớ trêu của cuộc sống lưu vong và xung đột niềm tin thời hậu thuộc địa. Thế giới biểu tượng trong tác phẩm của ơng có thể là sự kiện, nhân vật, địa điểm để khắc họa những hỗn loạn và mâu thuẫn, những thay đổi và khác biệt văn hóa, sự lạc lõng và mất phương hướng. Ngay từ những cuốn tiểu thuyết đầu tay của ơng như Gã tẩm quất bí hiểm

(The Mystic Masseur), xuất bản năm 1957, đã được nhận Giải thưởng John

Llewellyn Rhys, cuộc đời của nhân vật chính, Ganesh Ramsumair có thể coi là biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho danh tiếng và của cải. Ganesh là một giáo viên thất bại và một gã tẩm quất q mùa, khơng đàng hồng nhưng đã leo lên địa vị của một nhà thần bí được tơn kính, một doanh nhân phát đạt và là chính trị gia được yêu mến nhất ở Trinidad. Nghề giáo của gã tượng trưng cho sự thất bại trong những nỗ lực làm việc chuyên nghiệp. Ban đầu gã chọn trở thành một giáo viên nhưng gã bắt đầu mất đi sự hứng thú với nghiệp nên bỏ việc. Việc lựa chọn và đấu tranh giữa các ngành nghề của gã đại diện cho những quan điểm sống trái ngược nhau, mà chính bản thân V.S. Naipaul cũng phải đối mặt trong cuộc đời mình. Chuyển sang làm nghề đấm bóp kết hợp với tâm linh, và nhất là sau khi kết hôn với Leela, Ganesh đọc sách để bồi dưỡng kiến thức rồi cuối cùng tự viết sách để xuất bản. Cuốn sách 101 câu hỏi

và câu trả lời về tơn giáo Hindu và cuốn tự truyện có tiêu đề Những năm tội lỗi là

biểu tượng cho sự thông tuệ, kinh nghiệm và hiểu biết thế giới của con người. Ngồi ra, cịn có một biểu tượng trung tâm - việc xoa bóp, tượng trưng cho khả năng chữa lành. Đối với Ganesh, biểu tượng này có tác dụng dẫn dắt anh ta đi đúng hướng trong học tập và chinh phục những đỉnh cao mới. Hơn thế, biểu tượng này cũng phản ánh nhu cầu chữa một căn bệnh trầm kha hơn, chính là thói đạo đức giả của lồi người.

Trong tiểu thuyết Những kẻ bắt chước (The Mimic Men) của V.S. Naipaul xuất bản năm 1967 thì nhà máy đóng chai nước có tên The Bella Bella Bottling Works là một biểu tượng cho sự giàu có, quyền lực và các yếu tố kinh tế của chủ nghĩa thực dân. Đó là một nhà máy đóng chai lớn trên đảo Isabella mà bà ngoại

118

của Singh từng sở hữu trước khi bà qua đời, và sau đó con trai bà, Cecil thừa kế. Nhà thầu chính của nhà máy là tập đồn quốc tế Coca-Cola, đại diện cho ảnh hưởng của các lợi ích kinh doanh của người phương Tây đối với nền kinh tế của Isabella. Mặc dù nhà máy có ảnh hưởng rộng rãi đến nền kinh tế của hòn đảo, nhưng lại thuộc sở hữu và quản lí bởi những người ngồi, gợi lên sự bất bình đẳng và những rạn nứt trong thế giới hậu thuộc địa về chủng tộc và chính trị.

Ngồi ra, những tác phẩm khác của V.S. Naipaul như Du kích quân (Guerillas),

Rẽ về phía Nam (A Turn in the South), Nửa đời (Half a Life) đều khai thác khá nhiều

biểu tượng, motif và chủ đề xoay quanh những mâu thuẫn và đấu tranh của thế giới hậu thuộc địa và những cuộc di cư của nhân loại. Với hệ thống những biểu tượng phong phú như trên, có thể thấy phần nào những trầm tích văn hố sâu rộng của V.S. Naipaul.

Từ các biểu tượng mang tính đa văn hố đó, chúng tơi đề xuất việc nghiên cứu thế giới biểu tượng của V.S. Naipaul qua hai quan điểm tiếp cận như sau. Thứ nhất, đối với mỗi biểu tượng, thao tác đầu tiên là nghiên cứu trong lịch sử văn hố nhân loại, có phải vốn dĩ chúng đã có sức mạnh biểu trưng cho tính đa văn hố hay khơng? Liệu có cội nguồn nào của tính đa văn hố trong ý nghĩa biểu tượng muôn đời của các biểu tượng này hay không? Bởi lẽ dĩ nhiên Naipaul không phải là người sinh thành nên những biểu tượng này, và ông không thể “hô biến” một ngôi nhà, một dịng sơng, một bức tranh thành biểu tượng. Chúng có thể trở thành biểu tượng bởi chúng đã có một đời sống từ khởi thuỷ của văn hoá nhân loại. Bức tranh đã được vẽ từ nghìn năm, ngơi nhà đã được dựng lên từ thời hang đá, hay dòng sơng đã chảy từ khi có nguồn… Bởi thế, trước khi chuyển tải những ý nghĩa biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul, thì bản thân những hình ảnh đó đã được hấp thụ ý nghĩa biểu tượng từ trong văn hoá nhân loại.

Thứ hai, phân tích các biểu tượng cụ thể trong tiểu thuyết Naipaul tức là để biểu trưng cho tính chất giao thoa, chuyển dịch, xung đột, chung sống, đấu tranh giữa các căn tính văn hố như thế nào. Ở đây, chúng tơi đã đi tìm một khung lí thuyết Đa văn hố với hi vọng có thể bóc tách các tầng bậc ý nghĩa hàm ẩn khác nhau đó. Đây là một cơng việc không dễ dàng, bởi lẽ thứ nhất, biểu tượng, tự thân nó đã thể hiện chiều sâu trong tư tưởng và cảm quan sáng tác của nhà văn. Thêm nữa, các lí thuyết Đa văn hố có nội hàm quá rộng, và khó có sự liên kết rõ ràng

119

hay quy chiếu về một hệ biểu tượng nào. Hệ thống biểu tượng này có sức hút và lan toả, hiểu theo nghĩa, những hình ảnh, chi tiết khác trong tác phẩm cũng châu tuần về tính biểu trưng đa văn hố này. Tuy vậy, trong phạm vi chương 4, chúng tôi lựa chọn những biểu tượng nổi bật, giàu sức biểu trưng và ấn tượng nhất ở các tiểu thuyết để phân tích. Đồng thời, mỗi biểu tượng được lựa chọn cũng lại biểu trưng cho một khía cạnh khác nhau của tính đa văn hố. Và thú vị là, ở mỗi trường hợp đó, chúng tơi có thể tìm thấy điểm gặp gỡ với ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger. Ba mơ hình này đã gợi lên khơng ít suy ngẫm về sự đấu tranh, va chạm, xung đột và chuyển hoá tất yếu giữa các hệ giá trị văn hố. Tính đối thoại của các giá trị văn hoá thiểu số với nền văn hoá đa số diễn ra trên nhiều phương diện, cấp độ khác nhau nhằm gìn giữ, bảo lưu những giá trị văn hố đặc sắc, đồng thời cũng thích nghi, biến đổi nhằm hoà nhập với xu thế mới. Đồng quan điểm đó với Anders Hanberger, các nhà nghiên cứu Sniderman và Hagendoorn (2007) trong nghiên cứu về chủ nghĩa Đa văn hoá ở Hà Lan cũng cho rằng tất cả các dạng thức (forms) khác nhau của Đa văn hóa đều chú ý đến sự khác biệt và cách duy trì sự khác biệt đó, nhưng mỗi dạng có điểm riêng về cấp độ duy trì sự khác biệt [147]. Chúng tơi nhận thấy hệ thống biểu tượng qua ba cuốn tiểu thuyết của V.S. Naipaul đã có những điểm khác biệt như vậy.

Một Ngơi nhà dành cho ơng Biswas phản ánh một góc bức tranh xã hội của

cộng đồng nhập cư gốc Ấn với lối viết súc tích, hàm ẩn mà nếu khơng phải người Ấn Độ hoặc Caribe, độc giả sẽ rất khó có thể nắm bắt được những kí hiệu thẩm mĩ đa văn hóa, đặc biệt là biểu tượng ngơi nhà ở một quốc gia hậu thuộc địa. Ngôi nhà gắn với nỗi ám ảnh khôn nguôi về sự độc lập, tự chủ trong hành trình khẳng định cái Tơi của nhân vật chính và ngơi nhà cịn là biểu tượng kết tinh của các giá trị văn hố truyền thống Ấn trong q trình hội nhập với thế giới mới ở Trinidad. Trong hai tác phẩm cịn lại, Khúc quanh của dịng sơng và Bí ẩn khi tới chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá đa dạng, gợi nhiều lớp nghĩa - kí hiệu, địi hỏi người đọc phải nâng cao tầm kiến thức, nhận thức văn hố mới có thể cảm thụ được phần nào ẩn ý, tư tưởng của tác giả và những cơ tầng văn hoá của thời đại, đặc biệt là những biểu tượng như bức tranh và khu vườn, dịng sơng và đám lục bình trơi. Đó là những hình tượng nghệ thuật đại diện cho những giá trị mới và cũ, vơ hình và hữu hình ẩn chứa những trải nghiệm cuộc đời, những quan niệm sống và

120

triết lí nhân sinh sâu sắc. Hệ thống biểu tượng đó thể hiện các chiều kích khác nhau của ba mơ hình Đa văn hố, đã góp phần tạo nên một V.S. Naipaul rất riêng, rất lạ trên văn đàn thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w