Nhân vật Indar trong hành trình truy tìm bản thể

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.2. Kiểu nhân vật dấn thâ n chủ động đi tìm bản ngã

3.2.3. Nhân vật Indar trong hành trình truy tìm bản thể

Nhân vật Indar, bạn thưở niên thiếu của Salim trong Khúc quanh của dịng

sơng cũng là một nhân vật phụ rất độc đáo với những tâm tư, chiêm nghiệm, và đặc

biệt là hành trình đi tìm bản ngã. Giống như Salim, Indar cũng lớn lên bên bờ biển Đông Phi. Sinh ra trong một gia đình giàu có và có tầm ảnh hưởng địa phương, Indar rời châu Phi để theo học tại một trường đại học danh tiếng ở Anh. Trong thời gian anh đi du học, quê nhà đã bị tàn phá bởi một cuộc nổi dậy của dân địa phương. Indar cảm thấy mất phương hướng hơn bao giờ hết sau khi tốt nghiệp đại học, khi nhận ra rằng mơ ước làm nhà ngoại giao, “một người của hai thế giới” sẽ khó thực hiện được. Khi ngắm nhìn những bức ảnh của Gandhi và Nehru tại hội đồng tối cao Ấn Độ, anh nhận ra một cách đau đớn một “dị giáo”

89

của những người xung quanh đều đang cúi người trước vị lãnh tụ của họ, mọi người sẵn lịng làm mình bé nhỏ đi để tơn vinh thêm nữa người lãnh đạo. Đó chính là cái bẫy lớn nhất khi người ta bị dắt lối vào nơ lệ, và có sự thiên lệch về chính mình, và khúm núm trước người khác. Indar nhận thức được một sự thật mỉa mai vì trong cuộc sống, chỉ “những người ăn mày là những người duy nhất có thể lựa chọn” [107,95] và anh quyết khơng hạ thấp nhân cách của mình trước bất kì ai, được sống với chính nhân tính của mình.

Từ sự bừng ngộ đó, Indar quyết tâm xây dựng con đường riêng, sống cuộc sống của chính mình. Anh cả quyết rằng mình “biết chính xác mình là ai” và “đứng ở đâu trong thế giới này” và giờ đây, anh “muốn chiến thắng, chiến thắng, chiến thắng”. Niềm khao khát được sống đúng nghĩa với con người thật của Indar đã giúp anh trở thành một giảng viên đại học, đi thỉnh giảng khắp nơi về các vấn đề chính trị và triết học liên quan đến một châu Phi mới hiện đại hóa. Indar đã toả sáng trong các buổi tranh luận ở Khu nhà công vụ của Tổng thống, anh muốn “giẫm thẳng lên quá khứ” mà bàn đến tương lai quan hệ Trung Quốc và Đài Loan. Có cảm giác Indar đã thành cơng trong việc truy tìm bản ngã, có cách thức riêng để hồn thiện bản thân, xây dựng hình ảnh một giảng viên mạnh mẽ, tự tin, khiến Salim có phần bất mãn về cuộc sống hạn chế của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là vỏ bề ngoài của một Indar đang bị trầm cảm và hồi nghi về tình trạng chính trị châu Phi, để rồi mang tâm trạng u uất và cáu kỉnh quay trở lại London. Có thể thấy Indar là một điển hình cho thế hệ những người trẻ có hồi bão, có ý chí muốn khám phá thế giới, muốn nắm bắt thế giới theo cách riêng của mình, khơng để ai quyết định cuộc sống của mình. Nhưng cũng giống như ơng lão Santiago trong Ông già và biển cả là “con người mang khát vọng lớn lao bỗng chốc trở thành nạn nhân hoặc nơ lệ cho chính khát vọng đó” [2,312], nhân vật Indar đã thất bại trong công cuộc đi tìm lí tưởng sống và bản ngã của chính mình.

Dù chỉ xuất hiện thoáng qua trong lời kể của Salim, nhưng quan điểm sống của Indar lại rất rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ của Salim. Sự ra đi của Indar là để khẳng định sự tồn tại của anh, là một cách thức vượt lên sự vô nghĩa, tầm thường mà Salim cho là “để có kinh nghiệm rộng hơn, để lại tôi trong cuộc đời nhỏ bé này tại một nơi lại lần nữa khơng cịn ý nghĩa gì hết” [107,102]. Như vậy, Indar cũng có thể được coi là một đại diện cho lối sống hiện sinh chủ nghĩa,

90

góp một tiếng nói đa dạng cho kiểu nhân vật truy tìm ý nghĩa của bản thể.

Như vậy, qua ba nhân vật: Tôi, ông Biswas, và Indar, ta có thể thấy ba cuộc hành trình biệt lập, mỗi chuyến đi đều có cách thức và đặc điểm riêng. Tuy nhiên, có thể thấy hành trình đi tìm bản ngã của những nhân vật trên chính là những “phép thử” để qua đó, con người ngẫm nghĩ, suy xét, kiểm chứng lại những chân giá trị, những khát vọng sống chính đáng. Điểm chung của cả ba nhân vật chính là nỗi cơ đơn, vơ phương thấu hiểu của người đời, sự trăn trở khôn ngi về việc đi tìm câu trả lời cho “Tơi là ai?” để từ đó tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Sự dấn thân với mong muốn hồn thiện bản thân đó có thể là sự vẫy gọi của lương tâm, của bản năng, nhưng nhìn rộng ra, là hệ quả tất yếu của một xã hội đầy biến thiên, “một thế giới mà hiện thực đã bị mất ổn định đến độ khơng cịn đảm bảo chất liệu nào cho kinh nghiệm nữa, nhưng lại có đủ cho việc tìm tịi và thử nghiệm” [135,18].

Kiểu nhân vật dấn thân không phải hiếm gặp trong nền văn chương nhân loại. Nói đến kiểu nhân vật này, người ta khơng thể không nhắc đến ông già Santiago của Hemingway, hay nhân vật cô đơn, u buồn như Wanatabe của Murakami. Tuy nhiên, với V.S. Naipaul, những con người dấn thân trong tác phẩm của ông vẫn để lại một ấn tượng sâu đậm, bởi họ là những nhân chứng sống của một thời kì lịch sử hậu thực dân. Họ mang trong mình những nỗi ưu tư, băn khoăn về nhân thế, mà rất ít tác giả khai thác được chiều sâu nội tâm đó. V.S. Naipaul không tạo ra những cách tân lớn khi xây dựng nhân vật, nhưng bằng lối viết giản dị, ông để cho nhân vật tự phát biểu và khẳng định mình một cách thành thực, tự nhiên nhất. Nhà nghiên cứu Louis Simpson nói: “Đây là những gì mang lại cho tiểu thuyết V.S. Naipaul sức hấp dẫn. Ơng ln đặt bóng tối sau lưng mình. Khi ơng thốt khỏi những sự hỗn độn, đầu tiên là thông qua giáo dục, rồi thông qua viết lách, trong các tiểu thuyết và truyện của ông, các nhân vật cố gắng thốt ra. Có lúc họ thốt ra được và có lúc họ khơng” [136]. Ba nhân vật Tôi, ông Biswas và Indar đều là những con người cố gắng dấn thân, không ngừng cố gắng học hỏi, và tìm con đường phát triển bản thân từng ngày. Họ đại diện cho chủ thể của những diễn ngơn thiểu số và cất lên tiếng nói của những phận người nhỏ bé trong nền văn hoá đa số.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 90 - 92)