CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.3. Kiểu nhân vật bên lề
3.3.1. Salim, người quan sát ngoại đạo
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương nhân giữa một cộng đồng Ấn ở bờ biển Đông Phi, Salim đã tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ bé và tự phát triển một thói quen nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, bắt đầu từ những con tem, rồi bến cảng có con tàu. Gia đình bố mẹ Salim là gia đình bn bán, cũng khơng tranh luận về chính trị, và có niềm tin tơn giáo, họ “chấp nhận số phận không chỉ đơn thuần là sự sẵn sàng, đó là một lịng tin trầm tĩnh và sâu sắc về sự phù phiếm của đời người”. Trong khi đó Salim lại ln bi quan và bất an, vì khơng có một niềm tin tơn giáo để dựa vào, và vì tình hình chính trị bất ổn. Salim tự cho rằng “đó là cái giá dành cho thái độ duy vật của tơi, sự tìm kiếm của tơi để chiếm lĩnh được trạng thái trung hoà, giữa sự thẩm thấu vào cuộc sống và bay lơ lửng phía trên mặt đất” [107,16]. Như vậy, từ khi còn bé, cách suy nghĩ của nhân vật Salim là cách nghĩ của kiểu người đứng ngoài cuộc, lặng lẽ quan sát nhân tình thế thái. Thói quen sẽ tạo nên tính cách, và thói quen này đã tạo nên một Salim trưởng thành đi kiếm tìm sự dung hồ, một điểm trung bình trước sự biến động.
Salim là một nhân vật dung hồ, ít phản đối. Từ những việc như gia đình anh gửi Metty đến, anh cũng khơng từ chối, khi Zabeth gửi con trai là Ferdinand đến chỗ Salim để học hỏi thêm, Salim cũng khơng sung sướng gì với u cầu này, nhưng vẫn tặc lưỡi làm theo. Sự cam chịu này cũng giống như cách cha Huismann học cách chấp nhận những thay đổi của thị trấn châu Âu. Ơng khơng thấy tổn thương hay bực bội, cũng “Khơng phải bởi vì ơng sẵn lịng tha thứ hơn người khác, hoặc hiểu hơn về những gì đã được làm cho người châu Phi. Với ông sự phá huỷ thị trấn châu Âu, thị trấn mà những người đồng bào của ông đã xây dựng, chỉ là một bước lùi tạm thời” [107,40]. Cha Huismann, và rất có thể cả Salim đều cho rằng đó là một giai đoạn tạm thời của lịch sử, cho đến khi một cái gì đó mới mẻ sẽ xuất hiện. Thái độ trung lập,
92
chọn cách sống cân bằng ở giữa của Salim trở nên ngày càng rõ ràng hơn khi quân đội bắt đầu đến vùng cây bụi. Salim cảm thấy “bị cả hai phía đe doạ. Tơi khơng muốn thấy qn đội ăn chơi sa đọa. Và dù thông cảm với người trong vùng, tôi không muốn thấy thị trấn bị phá huỷ lần nữa. Tôi không muốn bên nào thắng hết, tôi muốn sự cân bằng cũ được giữ nguyên” [107,43]. Thái độ của Salim thậm chí đến mức thờ ơ, và coi những người già thờ ơ trước thời cuộc là những bầu bạn, “để được trở lại làm đứa trẻ, được sự khôn ngoan người già bảo vệ, và để tin tưởng rằng họ ln nhìn nhận đúng vấn đề” [107,44]. Thái độ có phần thờ ơ, lãnh cảm trước thời cuộc này của Salim cũng rất hợp lí nếu xét bản thân Salim là người ngoại quốc ở quốc gia Trung Phi này, với mong muốn duy nhất là duy trì cơng việc làm ăn ổn định và mơi trường sống ổn định.
Xét về khía cạnh văn hoá, Salim cảm thấy bị “lơ lửng” giữa các nền văn minh châu Phi và châu Âu. Bối cảnh tiểu thuyết Khúc quanh của dịng sơng diễn ra vào những năm sau khi chủ nghĩa đế quốc châu Âu tan rã, khi các quốc gia châu Phi mới thành lập bước những bước độc lập đầu tiên. Là một người nước ngoài lớn lên dưới chế độ thực dân châu Âu và hiện đang sống ở châu Phi độc lập, Salim đã bị ảnh hưởng bởi cả hai nền văn minh. Tuy nhiên, quá trình giáo dục và trải nghiệm cá nhân thường khiến anh coi thường châu Phi và đặc quyền cho châu Âu. Lớn lên trong một cộng đồng người Ấn khép kín và vốn khơng thích sự pha trộn chủng tộc, Salim đã phát triển thành kiến chống người châu Phi ngay từ khi còn nhỏ, cho rằng các sản phẩm vật chất của châu Âu như sách và hình ảnh giúp khẳng định bản sắc Ấn Độ của ông. Trong suốt cuốn tiểu thuyết, Salim ngày càng nghi ngờ về cả hai nền văn minh. Trò chuyện tại Miền mới về Châu Phi mới khiến anh ấy bị tách rời khỏi Châu Phi thực một cách nguy hiểm. Đồng thời, những người châu Âu mà anh gặp tại Miền mới cuối cùng khiến anh thất vọng, và khi anh đến London để thăm Nazruddin, anh chỉ thấy tuyệt vọng hơn. Cuối cùng, khơng có gì chắc chắn rằng Salim sẽ tìm thấy sự thỏa mãn hơn ngay cả khi cuối cùng anh ta xoay sở để từ bỏ châu Phi để đến một cuộc sống mới ở châu Âu. Cảm giác lạc lõng, khơng thuộc về bất cứ nơi nào có lẽ là cảm thức bao trùm lên tồn bộ tác phẩm, tạo nên một bầu khơng khí khá bi quan, như nhận định của nhà
93
nghiên cứu Jason Cowley cho rằng “V.S. Naipaul có một cái nhìn tương đối bi thảm về lịch sử, có lẽ bởi vì, giống như Conrad, ơng đã đi rất xa và nhìn thấy q nhiều. Ơng hiểu biết một phần nào của thế giới - sự tàn nhẫn và đấu tranh, sự thờ ơ đối với nỗi đau khổ của con người” [138]. Trước Khúc quanh của dịng sơng, trong sự nghiệp viết của mình, V.S. Naipaul đã có những sáng tác đi sâu khám phá những mảnh ghép cuộc sống của những quốc gia mới giành độc lập, những cộng đồng trong xã hội hậu thuộc địa đang loay hoay với nền độc lập non trẻ vừa giành được, mà ở đó con người cảm thấy lạc lõng giữa thế giới xung quanh mình. Nếu ở hai sáng tác trước đó của ơng In a Free State (Ở một đất nước tự do, 1971), giành giải Booker Prize của Anh, lấy bối cảnh ở nhiều quốc gia khác nhau; tập truyện ngắn Guerrillas (Du kích quân, 1975) kể về thất bại của cuộc nổi dậy trên một hịn đảo Caribe; thì Khúc quanh của dịng sơng (A Bend in the River, 1979) đưa ra một cách nhìn bi quan về tương lai bấp bênh của một quốc gia mới giành độc lập ở Trung Phi.
Khơng phải là vơ tình khi cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng một câu dài đầy chiêm nghiệm, thể hiện quan điểm sống của Salim (và có lẽ của chính nhà văn) “Thế giới vẫn chỉ là thế giới; ở đó con người chẳng là gì, tự cho phép mình chẳng là gì và do đó khơng hề có vị trí cho mình” [107,4]. Đây có thể coi là một lời tuyên ngôn đầy
ưu tư và hồi nghi của Salim về thế giới mình đang sống cũng như vị trí của mình
trong thế giới đó, một “nền móng để suy nghĩ về cuộc đời” như cựu Tổng thống Mỹ, Barack Obama từng nói về câu văn mở đầu này: “Và tơi ln ln nghĩ về câu văn đó, về những cuốn tiểu thuyết của ơng, mỗi khi nghĩ đến những khó khăn trên thế giới này, đặc biệt trong chính sách đối ngoại, tơi đã trăn trở và đấu tranh với thái độ hoài nghi và thực dụng ấy. Tuy nhiên, có những lúc tơi lại cảm thấy đó mới chính là sự thật” [6]. Nhà nghiên cứu Patrick French khi viết tiểu sử về V.S Naipaul cũng đã lấy nhan đề cuốn sách là “Thế giới vẫn chỉ là thế giới – Một cuốn tiểu sử được V.S. Naipaul uỷ quyền”. Một sự thật khó phủ nhận: đó là thế giới đã, vẫn và ln là như thế, dù cho con người có làm gì để thay đổi đi chăng nữa. Vậy nên thái độ thờ ơ, hoài nghi của Salim trong một thế giới đa chiều và đa dạng âu cũng là dễ hiểu.
Salim ln coi mình là một người ngoại đạo vĩnh viễn, chưa bao giờ thuộc về cộng đồng Hồi giáo của Ấn Độ (đức tin của gia đình anh) và cũng chưa bao
94
giờ là người châu Phi. Khi chuyển đến một thị trấn thuộc địa cũ ở một quốc gia vô danh sâu trong lục địa châu Phi, anh dành cả ngày để điều hành một cửa hàng bn bán nhỏ, chơi bóng quần và thỉnh thoảng ghé thăm một hộp đêm địa phương. Anh ln tự đặt mình như một người quan sát tách biệt, chỉ theo dõi những gì đang xảy ra xung quanh mình mà khơng tham gia. Chính vị thế tách biệt này khiến cho Salim ln có cảm giác bất an sâu sắc. Không thể kết nối tốt với những người khác, Salim cảm thấy bị cô lập, thường xuyên phải chịu đựng sự tủi thân và dễ chìm đắm trong những suy nghĩ lo lắng về tương lai vơ định của mình. Mặc dù Salim hình dung mình là người cuối cùng sẽ thành công, nhưng nỗi sợ hãi và bất an đã xâm chiếm, làm tê liệt anh và khiến anh không đạt được bất kì tiến bộ đáng kể nào trong cuộc sống. Gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của Salim đều phụ thuộc vào người khác: mối tình với Yvette phụ thuộc vào những ảo tưởng hạnh phúc mà họ tự huyễn hoặc bản thân; cuộc sống hiện tại của anh phụ thuộc vào ý tưởng bất chợt của Tổng thống và vào việc Nazruddin đề nghị anh ta tiếp quản cơng việc kinh doanh của mình; tương lai của anh phụ thuộc vào việc kết hôn với con gái của Nazruddin; và quá khứ của anh ấy phụ thuộc người Châu Âu bởi họ mang đến những con tem và cả ngôn ngữ. Cuối cùng, việc trốn thoát khỏi châu Phi phụ thuộc vào một ân huệ của Ferdinand. Trong suốt câu chuyện, Salim hiện ra là một tuýp người quan sát, mưu cầu sự bình yên nhưng cũng bị chao đảo, ảnh hưởng bởi một thế giới đang đổi thay hàng ngày và sự lệ thuộc nhiều vào những nhân vật khác. Điểm đặc biệt nhất có lẽ là những dịng ý thức của Salim thể hiện những trăn trở, hoài nghi về thế giới hậu thuộc địa.
Trong cuộc hành trình của Salim vào trung tâm châu Phi, cùng một lãnh thổ được khai phá trong Giữa lòng tăm tối của Joseph Conrad gần tám mươi năm trước đó, Salim phát hiện ra rằng di sản bạo lực của quốc gia vẫn tồn tại, thông qua sự trỗi dậy của một nhà độc tài tự xưng là vị cứu tinh của nhân dân nhưng chế độ được xây dựng trên sự sợ hãi và dối trá. Salim cũng có lúc muốn đấu tranh, muốn vượt qua số phận, để giữ cửa hàng và cơng việc kinh doanh của mình trong một bối cảnh xã hội hỗn loạn, xung đột, thiếu hiểu biết và đói nghèo. Có những lúc anh cũng giống Indar, cảm thấy mệt mỏi khi ở bên thua cuộc, anh biết chính xác mình là ai và đang đứng ở đâu trong cuộc đời này
110
nhưng phải chiến thắng. Salim đã từng có cảm giác chinh phục và chiến thắng, và cuộc tình của anh với Yvette là một chiến thắng “Tất cả sức lực và tâm trí của tơi đều dành cho mục đích mới là chiến thắng người đó” [107,106]. Nhưng rồi cuộc tình đó cũng tan vỡ vì cả thị trấn đang trải qua những ngày sợ hãi và nguy hiểm. Salim bắt đầu coi Yvette là một kẻ bại trận, bị mắc kẹt trong thị trấn, như một kẻ ốm yếu, anh quyết định rời bỏ thị trấn để bay sang Anh đính hơn với con gái của Nazzuddin. Ở phần kết truyện, Salim lên con tàu hơi nước rời khỏi thị trấn cũng giống như những đám lục bình trơi về phía biển. Hình ảnh con tàu hơi nước rời đi trong làn sương mờ đã khép lại một câu chuyện về một nhân vật bỏ cuộc, tự coi mình đứng ngồi thế giới. Tuy vậy, về mặt kinh doanh, Salim có thể là người ngồi cuộc, nhưng anh hiểu người dân châu Phi hơn bất kì chuyên gia nào, kể cả cha Huisman và bởi vậy anh có thể sống thành thực mà khơng cần phải đeo một chiếc mặt nạ.