Thời gian lịch sử và những va chạm văn hoá

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.2. Thời gian nhìn từ lí thuyết Đavăn hoá

2.2.2. Thời gian lịch sử và những va chạm văn hoá

Trong cuốn Văn học và thời gian, khái niệm thời gian lịch sử được xác định: “Văn học thế kỉ XX đã phong phú lên với nhiều hình thức thời gian mới gắn liền với tư duy liên tưởng chiều sâu văn hố và ý thức về q trình lịch sử sơi động của thế kỉ chúng ta trên lĩnh vực cách mạng xã hội và khoa học kĩ thuật. Chẳng hạn sự xáo trộn các bình diện thời gian, tăng cường vai trị của thời gian hồi tưởng và thời gian tâm lí, sự mở rộng khái niệm thời gian lịch sử” [117]. Từ đó, nếu đối chiếu với quan điểm của Massey về những mâu thuẫn nội tại của địa điểm, có thể nhận ra trong Khúc quanh của dịng sơng, đó chính là thay đổi nhức nhối về mặt lịch sử, xã hội nhức nhối của “châu lục đen”. Vậy nên, thời gian trong tiểu thuyết là dòng thời gian lịch sử của những xung đột văn hoá Âu – Phi.

Lấy bối cảnh ở Châu Phi thế kỉ XX tại một quốc gia không được đặt tên, Khúc quanh của

dịng sơng là cuộc hành trình của Salim, khi bắt đầu mua một cửa tiệm ở Trung Phi từ người

bạn Nazruddin. Cuộc hành trình đó vượt qua nhiều thử thách của Salim nằm trong một giai đoạn lịch sử thăng trầm đầy biến động của một quốc gia châu Phi. Dịng sơng chính là

dịng lịch sử, và khúc quanh của dịng sơng là lịch sử đang trong q trình chuyển hướng, giống như những đám lục bình ngày đêm sinh sơi, trơi nổi từ phía nam lên. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, hình ảnh lục bình đại diện cho cái mới, vẫn tiếp tục xi dịng sơng, ám chỉ nhữngthay đổi mới trong dòng chảy của lịch sử, đánh dấu một sự phát triển “nhanh hơn con người có thể phá hủy nó bằng các cơng cụ họ có” [107,64].

Đầu tiên phải kể đến lịch sử của quốc gia Trung Phi trong cuốn tiểu thuyết là lịch sử

thuộc địa, kết quả của q trình văn minh hố của thực dân, ẩn chứa rất nhiều mâu thuẫn văn hố nội tại. Trong thời kì thuộc địa, người châu Âu đã áp đặt ý thức lịch sử của riêng họ lên

châu Phi, và nói rộng ra là thế giới. Ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết, Salim đã phát biểu về tất cả những kiến thức lịch sử của dân tộc và lịch sử của Ấn Độ Dương, là “có được từ những cuốn sách do người châu Âu viết... Nếu khơng có người châu Âu, tơi cảm thấy, tất cả q khứ của chúng ta sẽ bị cuốn trơi...” [107,11-12]. Chính những người châu Âu đã dạy châu Phi nhìn mình dưới một ánh sáng mới, từ những con tem có tên là “thuyền buồm A rập” khiến cho Salim bắt đầu học cách quan sát cảnh vật xung quanh, bởi nó là “cái gì đó người nước ngồi nhận ra”. Hay bộ sưu tập mặt nạ của ông cha xứ Huismans cũng vậy. Với hi vọng bảo tồn một “Châu Phi đích thực”, một nơi “sắp chết”, cha Huismans đã đầu tư sưu tầm các mặt nạ theo kiểu bảo tàng châu Âu. Tuy nhiên, Salim đã nhận thức được sự giả dối của người châu Âu trong q trình văn minh hố đó, bởi họ vừa có nơ lệ, vừa dựng tượng mình như những người làm việc tốt cho nơ lệ. Sự giả dối đó tất yếu dẫn đến những cuộc nổi loạn, phá bỏ những biểu tượng đế quốc: kéo đổ các bức tượng, đốt nhà thờ, và lật đổ chính quyền; và thậm chí giết Cha Huismans, người đã từng tuyên bố rằng mình “hiểu” và “yêu” châu Phi. Thế giới vẫn như thế, nhưng một phần lịch sử cũ đã chết. Ở đây, tại khúc quanh đặc biệt này của con sông, như lời của Nazruddin nói, lịch sử vẫn “tiếp tục vận động. Nhiều người đã bị thổi bay. Khơng có tiền mới, khơng có tiền thật, và điều đó làm cho mọi người trở nên tuyệt vọng hơn. Chúng ta đến đây vào một thời điểm sai

59

lầm. Nhưng đừng để ý đến điều đó. Chúng ta cũng đến sai thời điểm ở mọi chỗ khác thôi” [107,146]. Sự ám ảnh của thời gian đó bao trùm khắp cuốn tiểu thuyết, gợi lên những day dứt, trăn trở về sự thay da đổi thịt của một châu Phi hậu thực dân, sự biến động chính trị khiến hơn một nửa thành phố bên khúc quanh dịng sơng đã bị phá huỷ.

Ngoài ra, những va chạm văn hố khơng chỉ tồn tại trong thời kì thuộc địa, mà còn hiện lên rõ nét trong xã hội hậu thuộc địa. Người dân châu Phi có thể đập nát những biểu tượng hữu hình của đế quốc, nhưng không dễ dàng thoát khỏinhững tàn dư hậu thuộc địa, đặc biệt là cái bóng văn hố châu Âu, “của những thành phố khổng lồ, những nhà kho khổng lồ, những toà nhà khổng lồ, những trường đại học khổng lồ” và là thiên đường chỉ dành cho “những người được ưu tiên hoặc được thiên phú mới đến được”. Bản thân Salim cũng nhận ra những xáo trộn, băn khoăn về khái niệm thời gian khi chính mình ở giữa đống đổ nát của thị trấn ma sau những cuộc bạo loạn. “…ở giữa đống đổ nát thời gian của bạn trở nên vơ định. Bạn cảm thấy như mình là một con ma, đến từ tương lai chứ không phải từ quá khứ. Bạn cảm thấy cuộc đời bạn và tham vọng của bạn đã sống ở bên ngoài bạn và bạn đang nhìn vào những phế tích của cuộc đời đó. Bạn đang ở tại một nơi mà tương lai đã đến và cũng đã đi” [107,17]. Với một chàng trai trẻ quyết tâm thay đổi số phận như Salim lúc đầu, khi đến thị trấn của Nazzuddin, cũng phải nhận ra những “gánh nặng của những ngày tháng vô nghĩa. Cuộc sống của tơi khơng hề bị gì ngăn trở, nhưng lại chật hẹp hơn bao giờ hết, sự cô đơn của những buổi tối giống như một cơn đau” [107,19]. Cảm thức thời gian đã bị chi phối bởi cảnh vật xung quanh và tâm trạng chán chường, mệt mỏi, mất động lực sống của Salim. Salim nhận ra bản chất thực sự của cuộc đời mình khơng phải là những thứ Âu hố như cặp kính rẻ tiền hay cái máy ảnh đem ra khoe mẽ với Ferdinand, mà “thực sự cuộc đời tôi nằm dưới sự tầm thường vô vị của những ngày, những đêm của tôi” [107,29]. Tinh thần rối loạn, đầy âu lo của Salim là hệ quả tất yếu khi sống trong môi trường đầy mâu thuẫn và biến động như thị trấn bên khúc quanh dịng sơng và ở chiều ngược lại, “hình tượng thời gian cũng đồng thời biểu lộ cách nhìn của con người về thế giới” [95,183]. Mối tương quan giữa thời gian và quan điểm sống trong một xã hội lịch sử với rất nhiều biến thiên, đã tạo nên một nhịp điệu rất đặc sắc cho tác phẩm, làm cho người đọc cảm nhận được sâu sắc nỗi niềm suy tư của nhân vật Tôi trước những va chạm văn hố trong hồn cảnh thuộc địa và hậu thuộc địa. Giải thưởng Nobel mà Viện Hàn lâm Thụy Điển trao cho ơng, chính là nhờ những cống hiến của ơng khi viết về những nền văn hố đó, những “lịch sử của các dân tộc bị đàn áp” [3], đóng góp tiếng nói cho các nền văn hố “bên lề”. Khúc quanh của dịng sơng đã thành cơng trong việc góp thêm một tiếng nói như vậy.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w