Khái niệm biểu tượng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 101 - 103)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

4.1. Biểu tượng – sự kết tinh Đavăn hoá

4.1.1. Khái niệm biểu tượng

Về khái niệm biểu tượng, Macionis trong cuốn Xã hội học cho rằng biểu tượng “là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết” [140,83]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), biểu tượng là “khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [95,23]. Như vậy, biểu tượng xuất hiện khi con người có khả năng trừu tượng hố, tượng trưng hố các hình ảnh để diễn tả một ý nghĩa, thơng điệp nhất định. Trong kí hiệu học, các nhà nhân học xã hội như Margaret Mead, Levi-Straus và Malinowski coi văn hóa là một tập hợp các hệ thống xã hội, biểu tượng, đại diện và thực hành ý nghĩa do một nhóm nhất định nắm giữ. Như vậy, từ góc độ này, một nền văn hóa được định nghĩa là một hệ thống các lí tưởng hoặc cấu trúc có ý nghĩa biểu tượng. Nói cách khác, theo quan điểm này, văn hóa nên được hiểu như một hệ thống biểu tượng, đến lượt nó là một phương thức giao tiếp đại diện cho thế giới. Hình thức giao tiếp này dựa trên các biểu tượng, cấu trúc cơ bản và niềm tin hoặc các nguyên tắc tư tưởng. Đồng tình với quan điểm này về văn hóa, Bikhu Parekh cũng cho rằng “cuộc sống con người được tổ chức bởi một hệ thống ý

115

nghĩa và ý nghĩa được tạo ra trong lịch sử và đến lượt nó, đây là cái mà chúng ta gọi là văn hóa” [35,139]. Nhà nghiên cứu Taylor [142] cũng nhận định rằng con người là động vật tự giải thích, tức là, danh tính của con người phụ thuộc vào cách mỗi cá nhân nhìn nhận về bản thân và ngơn ngữ, là kết quả của sự tương tác của các cá nhân với cộng đồng văn hóa của chính họ. Chính xác hơn, ý nghĩa ngôn ngữ và sự tự diễn giải có nguồn gốc từ cộng đồng ngơn ngữ của mỗi cá nhân. Nếu như trong diễn ngôn học, nơi người đọc phải giải thích ý nghĩa của một văn bản thì trong văn hóa, người ta phải giải thích logic nội tại bên trong của nền văn hố đó [143]. Một ví dụ về việc giải thích logic bên trong của một nền văn hóa có thể được đưa ra qua câu chuyện được kể bởi Quine (1960) [144] về một người bản địa nói “Gavagai!” bất cứ khi nào anh ta nhìn thấy một con thỏ. Quine cho rằng có thể có nhiều nghĩa liên quan đến hành động này; nó có thể có nghĩa là “con thỏ”, “thức ăn”, “một bộ phận thỏ chưa được rửa sạch”, “sẽ có bão tối nay” (nếu người bản xứ mê tín), v.v.

Từ đó, có thể thấy biểu tượng có mối tương quan mật thiết với ngơn ngữ, sự tự diễn giải, và logic nội tại của mỗi nền văn hố. Văn hóa là một hệ thống các ý nghĩa biểu tượng và khó có một nền văn hố nào thiếu đi hệ thống biểu tượng, một yếu tố hạt nhân trong quá trình tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng – dân tộc. Tác phẩm văn học khơng thể nằm tách biệt khỏi dịng chảy văn hoá cộng đồng, nên khi đi tìm và giải mã các biểu tượng văn hố trong tác phẩm tức là phần nào làm sáng tỏ những ý nghĩa, giá trị của bản sắc, định vị được phong cách sáng tác của nhà văn.

Bên cạnh đó, Lê Huy Bắc nhận định rằng “Đa văn hố là thuộc tính tất yếu của bất cứ nền nghệ thuật ngơn từ nào. Bản thân kí hiệu ngơn ngữ trong giao tiếp đã gợi dẫn nhiều đặc tính đa văn hố. Chưa kể đến việc vay mượn ngôn ngữ mà ngay đến ngôn ngữ độc lập của một dân tộc trong q trình sử dụng thì ln có sự chuyển nghĩa dựa trên nguyên tắc tương đồng nhất định” [145]. Ví dụ, những từ “nhà” hay “ơng xã” có hàm ý ám chỉ “vợ” hoặc “chồng”. Nhờ đặc tính văn hố và trong thời đại tồn cầu, là tính đa văn hố mà văn học có thể “vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn” (Nam Cao). Những nét văn hoá của các dân tộc có thể tương tác, tạo nên một mơi trường văn hố tồn cầu, nơi những quy tắc ứng xử, những yếu tố văn minh được nhấn mạnh, đề cao và được mọi người tuân thủ. Trên

116

hành trình giao lưu này, kí hiệu hình tượng và những giá trị văn học đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. V.S. Naipaul đã từng tuyên bố: “Ngôn ngữ vẫn là của tôi, và nghiên cứu về sự phát triển của ngơn ngữ khiến tơi cảm thấy thích thú. Thế là đủ đáp ứng cho tình u ngơn ngữ của tôi; và là chuyến phiêu lưu đầy bất ngờ” [146]. Trong chuyến phiêu lưu đó, chắc chắn khơng thể khơng nói đến biểu tượng như là một kí hiệu thẩm mĩ đa văn hố.

Tóm lại, khi nghĩ về q trình sinh thành một biểu tượng, khơng khó có thể thấy biểu tượng xuất hiện khi con người có khả năng trừu tượng hố, tượng trưng hố các hình ảnh để diễn tả một ý nghĩa, thông điệp nhất định. Khi nghĩ về mối

quan hệ giữa biểu tượng và văn hố thì văn hóa là một tập hợp các hệ thống xã hội,

biểu tượng, đại diện và thực hành ý nghĩa do một nhóm nhất định nắm giữ. Như vậy, từ góc độ này, một nền văn hóa được định nghĩa là một hệ thống các lí tưởng hoặc cấu trúc có ý nghĩa biểu tượng. Nói cách khác, theo quan điểm này, văn hóa nên được hiểu như một hệ thống biểu tượng, đến lượt nó là một phương thức giao tiếp đại diện cho thế giới. Vậy nên, khi tìm hiểu biểu tượng, tức là được chạm tới những câu chuyện văn hố, những lớp trầm tích văn hố được cơ đọng, lưu giữ trong đó, là tìm kiếm ý nghĩa, bức thơng điệp mà biểu tượng đó truyền tải, vượt lên trên một hình ảnh cụ thể, một sự tri giác cụ thể. Bản thân mỗi biểu tượng tự thân nó đã mang tính đa văn hố, hiểu theo nghĩa khi được sống trong một mơi trường văn hố, xã hội khác nhau, nó lại có một đời sống riêng. Nhưng chương 4 của luận án khơng tiếp cận tính đa văn hố của biểu tượng theo cách hiểu này.

Tính đa văn hố của hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul được hiểu theo nghĩa: trong tác phẩm của ông, các biểu tượng tập trung vào một ý nghĩa, một thơng điệp chính: đó là tính đa văn hố (sự giao thoa, chuyển dịch, chung sống, đấu tranh…..) giữa các căn tính văn hố. Như thế, Đa văn hoá ở đây được hiểu như một nội dung ý nghĩa, một bức thông điệp, một ấn tượng mà hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul chuyển tải.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 101 - 103)