Nhân vật Tơi trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự nghiệp

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.2. Kiểu nhân vật dấn thâ n chủ động đi tìm bản ngã

3.2.1. Nhân vật Tơi trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự nghiệp

Đầu tiên phải kể đến nhân vật Tôi trong tiểu thuyết Bí ẩn khi tới, chính là tác giả V.S. Naipaul thuật lại quá trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời của mình. Trong thời gian về ở ẩn ở Wiltshire, rất nhiều lần, nhà văn đặt ra rất nhiều câu hỏi về lẽ sống, mục đích sống của những người xung quanh. Chẳng hạn như ông nhận thấy cả ông chủ nhà và bản thân mình đều đang ở ẩn, đều đang tìm kiếm sự an n trong tâm trí. Kể cả ông bà quản gia Phillips cũng kiếm tìm và tơn trọng sự bình n của trang viên. Với nhà văn, ơng không ngừng chiêm nghiệm về những giá trị hằng thường của cuộc sống, tự vấn về ý nghĩa sự tồn tại của bản thân. Đáng chú ý là sự liên tưởng và phát hiện độc đáo của nhà văn giữa hai khái niệm “ở ẩn” (refuge) và “chối từ” (refuse). Theo từ vựng học thì đây là hai từ hồn tồn khơng liên quan, nhưng khi nhà văn thấy những hố gom rác trong vườn của Pitton, mà anh gọi là “hố ẩn rác” (garden refuge), ông nhận thấy từ “refuge” (ở ẩn) đã bao hàm nghĩa của cả hai từ. “Ở ẩn” hay tị nạn, ẩn nấp, gần như trốn tìm, cũng mang nghĩa là “chối từ” - để mọi thứ ra khỏi tầm mắt và tâm trí. Đây là một phát hiện rất thú vị về một kiểu sống ẩn dật, khước từ mọi bon chen, cũng là một lối sống mà nhà văn đã chọn trong suốt quãng thời gian sáng tác cuốn tiểu thuyết.

80

Trong q trình sống ẩn dật đó, V.S. Naipaul nhận ra mình chỉ là một kẻ xa lạ, mất phương hướng khi “ý nghĩ về sự đổ nát và vô chủ, sự vô duyên với cảnh vật xung quanh, cũng là điều tơi cảm thấy về bản thân mình, cứ ám ảnh tôi: một người đến từ một bán cầu khác, một hoàn cảnh khác, đến đây nghỉ dưỡng tuổi trung niên trong một ngôi nhà trên một mảnh đất hoang vu, toàn gợi lên quá khứ lịch sử từ thời vua Edward, với rất ít sự hiện diện của thời hiện tại” [110,15]. Ông cảm thấy xa lạ trong thung lũng, và bản thân sự hiện diện của ông cũng lại thêm một sự kì quặc nữa cho mảnh đất này. Từ những ý nghĩ ám ảnh ấy, cảm giác xa lạ ấy lớn dần lên khi quan sát cảnh vật trên đường đi bộ hàng ngày, đến nỗi nhà văn cảm thấy việc mình có mặt trong thung lũng cổ đã phần nào làm thay đổi lịch sử của đất nước Anh. Sau giai đoạn “trăng mật” đầu tiên, tràn đầy mới mẻ, phấn khởi, và quyết tâm, người chuyển dịch văn hoá như Naupaul sẽ vấp phải những áp lực, choáng váng và thất vọng về cuộc sống mới. Mặc dù nhân vật tôi trong cuốn tiểu thuyết không gặp phải phản ứng tiêu cực từ những người Anh xung quanh mình, nhưng chính ơng nhận ra các chuẩn mực văn hóa và lối sống ở Trinidad trước kia khơng cịn phù hợp nữa. Là một người lạ ở một vùng đất xa lạ,

V.S. Naipaul thất vọng vì nhận ra mình đã “đến quá muộn để thấy nước Anh, trái tim của đế chế, như trong tưởng tượng của mình” [110,130]. Hậu quả chính là những cảm giác chơng chênh, lạc lõng ở môi trường phương Tây, ngay cả ngôi nhà trong khu dinh thự của người quý tộc già, cũng trở thành biểu tượng của sự hồn hảo, khơng phải là chỗ dành cho dân nhập cư. Nỗi niềm xót xa ngày càng tăng lên khi ông ngẫm lại lịch sử của khu dinh thự và cảm thấy sự hiện diện của mình nơi này thật khác thường. “Có lẽ khu điền trang có ngơi nhà mà tơi đang sống đã q hồn hảo từ bốn mươi hay năm mươi năm trước... Nhưng trong sự hồn hảo đó, vào thời điểm hồng kim, sẽ khơng có chỗ cho tôi” [110,52]. Một lần, khi nhận được thư của người bạn cũ, Angela, nhân vật Tôi “đọc bức thư này trong ngơi nhà nhỏ của mình. Tơi cảm thấy mơi trường xung quanh tôi rất sâu sắc, cảm thấy cái xa lạ ngoại quốc, cảm thấy rằng sự hiện diện của tơi ở đó chẳng có gì liên quan” [110,178]. Những dịng tâm sự chân thực ấy khiến có lúc độc giả có cảm giác như đang đọc nhật kí của một người bình thường đang thuật lại những gì đang diễn ra xung quanh mình, nhưng có lúc lại như đang dấn sâu vào thế giới nội tâm đầy phức tạp theo cách nhìn của một nhà tâm lí học. Người đọc bắt gặp một cái “tôi” vỡ tan

81

thành nhiều mảnh và “những mảnh này liên tục đối thoại nhau trong đó đối thoại thường trực là giữa cái tơi giá trị và cái tôi giải giá trị của cái tơi đó” [36,16]. Liệu đây có phải là một nỗi niềm day dứt về một thế giới cũ bị mất trong sự trôi đi không ngừng của con người và vạn vật hay nỗi niềm của một con người mất phương hướng trong quá trình truy tìm bản ngã và một nơi thực sự gọi là nhà? Hoặc cũng có thể là cả hai. Cuộc truy tìm ý nghĩa của sự tồn tại là một cuộc đấu tranh hết sức hiện sinh của nhà văn li hương V.S. Naipaul trong Bí ẩn khi tới.

Trong cơng cuộc truy tìm ý nghĩa của sự tồn tại đó, cũng khơng ít lần nhà văn băn khoăn về điểm đến cuối cùng của cõi phù sinh: cái chết. Salman Rushdie cho

rằng cuốn tiểu thuyết “là một cuốn sách kì lạ, mang tính chất thiền hơn là tiểu thuyết, tự truyện theo nghĩa nếu đưa ra một bức chân dung về tầm vóc trí tuệ của một người từ lâu đã nâng tầm “đời sống nội tâm” lên trên tất cả các dạng sống khác. Chủ đề cuốn sách viết về ý thức của người kể chuyện, những biến động trong tâm trí khi di cư, sự “đến nơi”, và sự chuyển dịch dần đến “một thứ đặc biệt”… cái Chết” [128]. Ngay từ phần đầu, Khu vườn của Jack, khơng khó nhận ra cảm quan về cái chết, về sự suy tàn qua hình ảnh nơng trại Jack và khu vườn mộc mạc, bình dị của anh. Có một thời, nó đã từng là một khu vườn đẹp, có tiểu cảnh phát triển theo những đường nét và ý tưởng hơn. Nhưng rồi sức khỏe của Jack suy sụp, khu vườn của anh khơng cịn người coi sóc, anh qua đời, rồi những người mới đến đã bê tơng hố khu vườn đó. Nhà văn nhận ra thời gian là hữu hạn, và “Thay đổi là bất biến. Người ta chết; người ta già đi; người ta đổi nhà; người ta bán nhà” [110,32]. Nhìn xung quanh, ơng chỉ thấy những thay đổi và sự tàn lụi. Dần dần, cái chết xuất hiện rõ ràng hơn, “không phải là một hoạt cảnh hay một câu chuyện, như trong giấc mơ trước đó; mà là cái chết, như là sự kết thúc của sự vật, như một góc tối trong con người, rình rập trái tim anh ta, khi anh ta yếu nhất, trong khi anh ta ngủ” [110,103]. Cái chết hiện diện rất nhiều lần trong tác phẩm, sự ra đi của người làm vườn Jack, của nhà văn bị trầm cảm tên Alan, của người em họ của già Phillips 65 năm trước, của ông quản gia Phillips, và đặc biệt là sự ra đi của Sati, em gái tác giả. Bản thân V.S. Naipaul cũng bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về sụ đổi thay và sự kết thúc. Sự thất vọng và kiệt sức trong những năm cuối của tuổi 30 đã khiến ông cảm giác như đầu sắp nổ tung và mình khơng thể sống sót; nghĩ rằng mình sắp chạm tới cái chết. Rồi khi bước sang tuổi 50, khi

82

bệnh tật đã bắt đầu viếng thăm, sự suy sụp, bệnh tật, kiệt quệ khiến V.S. Naipaul rời ngôi nhà thuê trong khu dinh thự, chấm hết một phần cuộc đời mình ở đó, và bắt đầu thực sự suy nghĩ về cái chết, sự kết thúc của sự vật. “Nỗi sầu muộn này len vào tâm trí tơi trong lúc ngủ, và rồi khi tỉnh dậy… tơi đã bị nó đầu độc… đến nỗi mất cả những lúc quý nhất trong ngày để rũ bỏ nó” [110,364].

Cả cuốn truyện đều tốt lên một nỗi u hồi man mác, những trăn trở về sự lụi tàn của cảnh quan, sự thoái trào của những lối sống cũ, xói mịn theo năm tháng theo thời gian “entropy” (hỗn mang) của cuộc sống. Mọi thứ sinh ra, rồi sẽ mất đi, khơng có gì tồn tại mãi mãi, nhưng sự lụi tàn của đế chế, sự ra đi của những người xung quanh đã gợi lên rất nhiều ám ảnh, day dứt khiến tác giả bắt tay vào viết Bí ẩn khi tới, và câu chuyện đã trở thành cuộc hành trình khám phá cái Tơi nội tâm. Nhân vật

chính thường xuyên tự vấn bản thân bằng vô số câu hỏi tu từ, chẳng hạn như “để tìm lối đi đó, liệu tơi phải rẽ trái hay phải?” hay “liệu có chỗ cho tơi”. Đây là những câu hỏi độc thoại nội tâm dày đặc, khiến cho những ám ảnh, u buồn dường như được kéo dài mãi, miên man qua các trang viết.

Cuộc hành trình trở về Trinidad dự đám tang của em gái của nhà văn ở cuối tác phẩm cũng nằm trong mạch tìm kiếm bản ngã. Trong chuyến hành trình trở về Trinidad, V.S. Naipaul đã có dịp nhìn nhận lại q khứ, đất thiêng và các vị thần, những nét văn hoá truyền thống đặc trưng của Trinidad qua lễ cúng sau tang lễ của Sati. Đối với nhân vật Tơi, đó là một thế giới thiêng liêng của những thánh lễ được tổ tiên truyền lại, gắn bó mật thiết với nhiều điều kì diệu của tuổi thơ và trí tưởng tượng, nhưng cùng với thời gian, những tập tục đang dần đần phai nhạt. Và tác giả nhận ra “chúng ta tái tạo nên một thế giới cho chính mình; thế hệ nào cũng đều làm điều đó, như chúng tơi nhận ra khi tụ họp gia đình vì cái chết của em gái tơi và cảm thấy cần phải tôn trọng và ghi nhớ” [110,354]. Có thể nói đó là một hành trình trở về khơng hề dễ dàng, 30 năm sau tang lễ của cha tác giả, một cuộc hành trình trở về “cho tôi thấy cuộc sống và con người là bí ẩn, tơn giáo thực sự của lồi người, nỗi đau buồn và cả những vinh quang” [110,354]. Ơng chợt bừng tỉnh vì khơng có con tàu cổ nào đưa mình quay ngược dòng thời gian để trở lại, và cũng khơng cịn nơi nào khác để đi. Hành trình của ơng là chuyến đi đã thực hiện từ năm 18 tuổi, bước chân đi du học và theo đuổi nghiệp văn. Nhưng cịn một chuyến hành trình lớn hơn mà ơng cần thực hiện: đó là hành trình khám

83

phá bí ẩn của sự tồn tại của bản thân mình trong sự nghiệp viết lách cũng như trong cõi nhân sinh. Đó có lẽ cũng là một lớp ý nghĩa của nhan đề: Bí ẩn khi tới, thể hiện sự chín chắn, trưởng thành trong nhận thức, một q trình giác ngộ bí ẩn của con người. Ở đó, “sự phá vỡ mối dây liên hệ rồi kết nối của người li hương - mất tổ quốc, vài lần quay lại, những mối liên quan và mạng lưới kết nối toàn cầu” là những yếu tố cơ bản tạo nên trải nghiệm bản địa của người tha hương [129,201]. Bên cạnh đó, nhân vật Tơi cũng ln đặt câu hỏi về cái Tôi - nhà văn và cái

Tôi - bản thể của mình. Cuốn tiểu thuyết dẫn dắt người đọc theo dọc hành trình sáng

tác và sự trưởng thành trong nhận thức đến năm ông 55 tuổi, ở cái tuổi đã chín của một nhà văn chuyên nghiệp. Cũng giống như người khách du mà V.S. Naipaul tưởng tượng trong bức tranh của danh hoạ Chirico, đã đi hết bến cảng cuộc đời, để nhận ra một bí ẩn: sự biến mất của con tàu cổ; V.S. Naipaul cũng trải qua gần một đời văn nghiệp, chỉ để nhận ra chân lí “Con người và nhà văn là một. Đây là phát giác lớn lao nhất của nhà văn. Phải mất thời gian – và biết bao là chữ viết! – mới nhập lại làm một được như vậy” [110,110]. Phải chăng sự phát hiện tưởng chừng như giản đơn ấy đánh dấu một tầm cao nhận thức mới: chỉ khi sống thật với chính mình, nhà văn mới thực sự sáng tác? Chính V.S. Naipail đã từng tâm sự rằng trong suốt những năm tháng sáng tác, ông từng viết khá nhiều phần mở đầu cho nhiều cuốn sách, nhưng phải đến khi có một động lực thực sự, xuất phát từ chính bản thân ơng mong muốn hướng tới, thì lúc ấy sáng tác mới thực sự định hình. “Và điều đó vẫn cịn bí ẩn – bỏ qua những thứ kĩ thuật, nhà văn nên chạm đến và khuấy động những gì sâu kín nhất trong tâm hồn, trái tim, kí ức của con người” [130]. Ở điểm này, cái bí ẩn ln hiện hữu trên con đường sáng tạo cái Đẹp của người nghệ sĩ và nhà văn có sự giao thoa rõ nét, bởi một hoạ sĩ tài năng, ngoài kĩ thuật vẽ ra, cũng luôn mong muốn hướng đến cái tận cùng của cái Mỹ, tìm được tiếng lịng đồng điệu của người thưởng tranh, và chạm đến tận cùng của cuộc sống. Từ quan điểm của V.S. Naipaul, dễ nhận thấy đối với nhà văn khi thực hiện sứ mệnh sáng tạo của mình, cũng sẽ nỗ lực khơng mệt mỏi đưa văn chương đến gần với cuộc sống, và vì vậy, “mới nhập lại làm một”. Hai bản thể: nhà văn được định nghĩa bởi những khám phá bằng ngôn từ, bằng điểm nhìn, và bản thể Con người với những chuyến phiêu lưu, đã tách ra từ đầu cuộc hành trình để rồi “nhập lại làm một trong một cuộc đời thứ hai, ngay trước khi nó kết thúc”. Ẩn sau

84

phơng nền một câu chuyện của người khách du đặt trong thế giới cổ điển của hội họa siêu thực, hoàn tồn khơng giống bất cứ thứ gì V.S. Naipaul từng viết, là sự đốn ngộ trong tư duy của nhà văn. Hoá ra, chỉ khi con người và nhà văn có thể nhập lại làm một thì khi đó người khách du mới “sống hết cuộc đời mình”. Cuốn tiểu thuyết kết thúc lại với một dư vị buồn mênh mang về những kiếp người, về những trăn trở nhân sinh, sự lạc lõng trong xã hội và ý nghĩa thực sự của một nhà văn. Những mâu thuẫn tâm lí phức tạp của nhân vật Tơi đã được khắc hoạ tỉ mỉ và chân thực đến độ xoá nhồ ranh giới giữa cái Tơi của cuộc đời và của tác phẩm, giữa tự sự và tiểu thuyết. Đó chính là tài năng mà Proust đã nói “ở bên trong chúng ta, khơng rõ ràng, giống như kí ức của một giai điệu khiến chúng ta thích thú mặc dù chúng ta khơng thể nắm bắt lại đường nét của nó...” [131,15].

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 81 - 86)