6. Kết cấu của khoá luận
2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phú Lộc
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Thực hiện Nghị định 53/NĐ-HĐBT, cùng với sự ra đời của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở tách từ NHNN tỉnh Bình Trị Thiên cũ. Từ ngày 22/02/1990, Chi nhánh NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế là một chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam với 8 chi nhánh cấp huyện và Ngân hàng cơ sở có liên quan. Cũng từ thời điểm này do Quyết định của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phân lại địa giới hành chính tỉnh, huyện Phú Lộc đã được hình thành với tổng diện tích tự nhiên là 728.175 ha, gồm 16 xã và 1 thị trấn, với đặc thù kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Từ đấy, NHNo&PTNT huyện Phú Lộc ra đời.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc là chi nhánh ngân hàng cấp 2, hoạt động theo quy chế điều hành của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, theo Luật các TCTD và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 210/NHNo-QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc NHNo. Ngân hàng hoạt động kinh doanh tiền tệ, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán kinh tế nội bộ, có quyền đề nghị Ngân hàng cấp trên thành lập phòng giao dịch ở những nơi cần thiết. Sự có mặt của NHNo&PTNT huyện Phú Lộc đã cung ứng vốn cho 1 thị trấn và 16 xã, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy tiềm năng ở nông thôn, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân.
Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Phú Lộc có trung tâm hội sở tại thị trấn Phú Lộc và 4 phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực: PGD Truồi, PGD Thừa Lưu, PGD Lăng Cô và PGD Khu Ba. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh là 44 người, trong đó 73% có trình độ đại học cao đẳng, 27% có trình độ
P.GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÒNG KINH DOANH
trung cấp. Quá trình hoạt động của ngân hàng trong 20 năm qua là quá trình kiên trì đi theo định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thị trường hoạt động được xác định chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, từng bước mở rộng kinh doanh đa năng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng thông qua các biện pháp đổi mới toàn diện về nghiệp vụ, đổi mới công tác điều hành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, phục vụ cho nền kinh tế thị trường, năng động nhạy bén với quan hệ cung cầu, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu kinh doanh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh
Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng P.GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÍN DỤNG PHÒNG GD TRUỒI PHÒNG GD THỪA LƯU TRUNG TÂM HỘI SỞ PHÒNG GD LĂNG CÔ PHÒNG GD KHU III PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ GIÁM ĐỐC Bộ phận kiểm tra, KTNB
Nguyên tắc tổ chức: Bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc hiện nay được tổ chức theo mô hình quan hệ trực tuyến, chức năng. Với mô hình này, bộ máy quản lý gọn gàng, năng động và hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời việc áp dụng mô hình này cũng không tách rời các nguyên tắc, chính sách, chế độ của NHNo&PTNT Việt Nam.
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng trước Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Có trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý, giúp bộ máy này hoạt động một cách nhịp nhàng, an toàn, hiệu quả.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo công tác kế hoạch, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ trên địa bàn; Là người được Giám đốc ủy quyền điều hành đơn vị khi Giám đốc đi công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được Giám đốc ủy quyền.
- Phó Giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ: Có trách nhiệm giúp Giám đốc trong công tác kế toán – ngân quỹ và các công việc hành chính; Đảm bảo an toàn tài sản không để thất thoát.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo cáo chuyên đề tín dụng, thực hiện phân tích tình hình tài chính của khách hàng để xác định chương trình tín dụng; Thẩm định các dự án tín dụng lập hồ sơ cho vay, phòng ngừa và xủ lý rủi ro tín dụng…
- Phòng giao dịch: Có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực thi theo yêu cầu của Giám đốc ngân hàng cấp trên quản lý.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ chuyên sâu các hoạt động hạch toán kế toán: trực tiếp hạch toán kế toán, mở tài khoản giao dịch với khách hàng, lưu giữ
hồ sơ, lập báo cáo tài chính, chuyển tiền qua ngân hàng, thanh toán bù trừ và làm các dịch vụ khác…
- Tổ kho quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố, thế chấp và các tài sản có giá trị khác, quản lý an toàn kho quỹ, thu đổi ngoại tệ…
- Bộ phận kiểm tra, KTNB: thuộc biên chế của Phòng kiểm tra, KTNB NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế, đóng tại Chi nhánh. Có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra - kiểm toán theo kế hoạch của đơn vị, phát hiện những thiếu sót cũng như những tiềm ẩn rủi ro, định kỳ báo cáo kịp thời cho cấp trên để từ đó đưa ra hướng khắc phục.
2.1.3 Tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
2.1.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc từ 2007-2009 Lộc từ 2007-2009
Qua bảng số liệu, ta thấy giá trị tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Chi nhánh qua các năm đều tăng lên cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối. Điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động của Ngân hàng là khả quan và tiến triển tốt. Về số tương đối, trung bình các chỉ tiêu của năm 2008 tăng 27.5% so với năm 2007, năm 2009 tăng 26.49% so với năm 2008. Cụ thể:
Tổng tài sản năm 2008 tăng 76.490 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 27,5%; năm 2009 tăng 93.935 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng
26,49%. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay, uy tín và vị thế của ngân hàng ngày càng nâng cao. Trong tổng tài sản năm 2008 thì khoản mục tiền lãi cộng dồn dự thu tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tỷ lệ tăng cao nhất (142.86%) nếu xét về số tương đối; tuy nhiên đến năm 2009, khoản mục này giảm so với 2008 là 1.990 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 16,22%, nguyên nhân của việc sụt giảm này là do lãi suất cho vay năm 2009 giảm theo chủ trương của Nhà nước về hỗ trợ lãi suất dẫn đến tiền lãi cộng dồn dự thu giảm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là khoản mục cho vay trong nước, năm 2008 tăng 25,62% so với năm 2007, năm 2009 tăng 28,05% so với 2008. Chỉ tiêu này cho thấy công tác tìm đầu ra cho ngân hàng có biến chuyển tốt, sự tích cực của CBTD trong việc tiếp cận khách
BẢNG 2.1: Quy mô và cơ cấu tài sản - nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I. TÀI SẢN 278.177 100 354.667 100 448.602 100 76.490 27,5 93.935 26,49
1. Tiền mặt & tiền gửi tại NHNN 2.573 0,92 2.406 0,68 1.754 0,39 -167 -6,49 -652 -27,1 2. Cho vay trong nước 267.509 96,17 336.035 94,75 430.284 95,92 68.526 25,62 94.249 28,05 3. Tiền lãi cộng dồn dự thu 5.051 1,82 12.267 3,46 10.277 2,29 7.216 142,86 -1.990 -16,22 4. Bất động sản và thiết bị 2.857 1,03 3.781 1,07 4.761 1,06 924 32,34 980 25,92 5. Tài sản Có khác 187 0,06 178 0,04 1.526 0,34 -9 -4,81 1.348 757,3
II. NGUỒN VỐN 278.177 100 354.667 100 448.602 100 76.490 27,5 93.935 26,49
1. Tiền gửi và các khoản vay 125.541 45,13 157.492 44,41 178.362 39,76 31.951 25,45 20.870 13,25 2. Giấy tờ có giá đã phát hành 329 0,12 767 0,22 10.184 2,27 438 133,13 9.417 1227,77 3. Tiền gửi cộng dồn dự trả 4.093 1,47 5.915 1,67 3.445 0,77 1.822 44,52 -2.470 -41,76 4. Tài sản Nợ khác 141.804 50,98 179.754 50,68 244.776 55,41 37.950 26,76 65.022 36,17 5. Vốn và quỹ của NHNo 6.410 2,3 10.739 3,02 11.835 1,79 4.329 67,54 1.096 10,21
hàng, khuyến khích các tầng lớp dân cư vay vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thường xuyên có quan hệ với ngân hàng. Mặc dù khoản mục tài sản Có khác năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 có sự tăng trưởng vượt bậc tăng đến 757,3% so với năm 2008. Đó là kết quả tất yếu của việc ngày càng đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ và mở rộng công cụ kinh doanh của ngân hàng. Khoản mục còn lại trong tổng tài sản là tiền mặt&tiền gửi tại NHNN đều giảm, song tỷ lệ giảm là không đáng kể và điều này ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh bởi vì đây là những khoản mục chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 1% trong tổng tài sản.
Về nguồn vốn, khoản mục giấy tờ có giá đã phát hành tuy về lượng tuyệt đối chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn nhưng lại có tỷ lệ tăng cao nhất: năm 2008 tăng 133,13%, năm 2009 tăng đến 1227,77% so với năm 2008, nguyên nhân là ngân hàng đẩy mạnh việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là tài sản Nợ khác, khoản mục này liên tục tăng qua các năm, đặc biệt năm 2009 có sự tăng trưởng vượt bậc tăng 68.815 triệu đồng so với năm 2008, đó là do các khoản phải trả tăng. Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn là tiền gửi và các khoản vay, năm 2008 khoản mục này tăng 31.951 triệu đồng xét về tương đối tăng 25,45% so với năm 2007 điều này có được là do lượng tiền gửi của khách hàng tăng mạnh; tuy nhiên năm 2009 tốc độ tăng của khoản mục này chỉ đạt 13,25% so với năm 2008. Đó là do lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng là không đáng kể bởi vì những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá vàng, xăng dầu tăng gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó lãi suất huy động vốn giảm trong năm 2009 làm cho khoản mục tiền gửi cộng dồn dự trả giảm.
2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009 Lộc qua 3 năm 2007-2009
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng. Thu nhập không ngừng tăng lên qua các năm: Trong năm 2008, thu nhập tăng 22.142 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 66,75%, đến năm 2009,
tăng 3.753 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,78%. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, năm 2008 thu nhập từ hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng cả về giá trị và tỷ trọng, năm 2008 tăng 23.764 triệu đồng, xét về tương đối tăng 78,64% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1.783 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 3,3%. Chiếm tỷ trọng thứ hai trong thu nhập là thu khác, năm 2007 là 2.695 triệu đồng chiếm 8,13% trong tổng thu nhập; năm 2008 giảm mạnh xuống còn 861 triệu đồng chỉ chiếm 1,56% trong tổng thu nhập. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì trong năm này mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng được đặt lên hàng đầu. Đến năm 2009, thu khác lại tăng mạnh cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối, điều đó là do sự điều chỉnh cơ cấu nguồn thu của Chi nhánh để phù hợp với tình hình thị trường. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn thu là thu từ hoạt động dịch vụ. Nguồn thu này đều gia tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cả về giá trị lẫn tỷ trọng, tuy nhiên thu từ dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập bởi vì địa bàn hoạt động của Chi nhánh là khu vực nông thôn nên đời sống của người dân chưa cao và hoạt động của các doanh nghiệp còn ở quy mô vừa và nhỏ nên các dịch vụ này vẫn chưa phổ biến.
Về chi phí, muốn có thu nhập tạo ra từ hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần chi trả cho hoạt động huy động vốn thông qua việc chi trả lãi suất tiền gửi. Đây là nguồn chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Trong năm 2008, chi huy động vốn đạt 37.604 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 18.372 triệu đồng. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc của Chi nhánh trong chính sách thu hút khách hàng, khẳng định sự thành công của Chi nhánh trong việc tạo uy tín và thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn chủ yếu là từ nguồn tiền gửi dân cư, năm 2009 trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì lượng tiền gửi tăng nhưng không đáng kể dẫn đến chi huy động vốn chỉ tăng 1.117 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,97% so với năm 2008.
Lợi nhuận của Chi nhánh cũng liên tục tăng lên trong 3 năm 2007 – 2009 trong đó năm 2008 lợi nhuận của Chi nhánh đạt được là cao nhất. Có thể nói rằng đây là năm mà ngân hàng rất thành công trong công tác tín dụng cũng như huy
BẢNG 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
I. THU NHẬP 33.172 100 55.314 100 59.067 100 22.142 66,75 3.753 6,78
1. Thu từ hoạt động tín dụng 30.217 91,09 53.981 97,59 55.764 94,41 23.764 78,64 1.783 3,3 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 260 0,78 472 0,85 517 0,86 212 81,54 45 9,53 3. Thu khác 2.695 8,13 861 1,56 2786 4,73 -1.834 -68,5 1.925 223,58
II. CHI PHÍ 27.336 100 44.755 100 47.437 100 17.419 63,72 2.682 5,99
1. Chi về hoạt động huy động vốn 19.232 70,35 37.604 84,02 38.721 81,63 18.372 95,53 1.117 2,97 2. Chi về dịch vụ 114 0,42 140 0,31 182 0,38 26 22,8 42 30 3. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 29 0,11 54 0,12 62 0,13 25 86,2 8 14,81 4. Chi cho nhân viên 3.603 13,18 4.294 9,59 4.163 8,76 691 19,18 -131 -3,05 5. Chi hoạt động quản lý và CCDC 1.096 4,01 1.130 2,52 1.323 2,79 34 3,1 193 17,08 6. Chi về tài sản 481 1,76 699 1,56 780 1,64 218 45,32 81 11,59 7. Chi về dự phòng, bảo hiểm tiền gửi 2.781 10,17 834 1,88 2.206 4,67 -1.947 -70,01 1.372 164,51
III. LỢI NHUẬN 5.836 10.559 11.630 4.723 80,92 1.071 10,14
động vốn. Ngân hàng đã tận dụng cuộc cạnh tranh chạy đua lãi suất và đưa ra những chính sách hợp lý, dựa vào uy tín của mình nên thu nhập của chi nhánh đã tăng 66,75% và chi phí tăng 63,72% so với năm 2007. Thu nhập với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận năm 2008 tăng mạnh đạt 10.559 triệu đồng, tăng 80,92%; năm 2009, lợi nhuận đạt 11.630 triệu đồng với tỷ lệ tăng