- Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt
2.2.5.3 Kiểm tra cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh
Khi tiến hành nghiên cứu về cơ cấu tín dụng, KTV cần yêu cầu ngân hàng cung cấp báo cáo về tình hình hoạt động tín dụng, tình hình dư nợ tín dụng của các khách hàng tại ngày 31/12/2009. Cơ cấu nghiệp vụ tín dụng có thể được phân chia theo lĩnh vực hoạt động, theo thành phần kinh tế hoặc theo thời hạn. Từ những số liệu đó, KTV sẽ tiến hành phân tích quy mô, mức độ tập trung tín dụng để từ đó xác định các rủi ro tiềm ẩn.
BẢNG 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 GT TT GT TT +/- % Tổng DN theo thời hạn 336.035 100 430.285 100 94.250 28,05 Ngắn hạn 209.022 61,33 230.843 62,2 21.821 10,44 Trung, dài hạn 127.013 38,67 199.442 37,8 72.429 57,02 Tổng DN theo TPKT 336.035 100 430.285 100 94.250 28,05 Cá nhân 195.932 58,31 247.869 57,61 51.937 26,51
Doanh nghiệp tư nhân 88.859 26,44 108.089 25,12 19.230 21,64 CTCP, công ty TNHH 50.068 14,9 73.276 17,03 23.208 46,35 TPKT khác (hợp tác xã) 1.176 0,35 1.051 0,24 -125 -10,6
Tổng DN theo ngành kinh tế 336.035 100 430.285 100 94.250 28,05
Nông, lâm, ngư nghiệp
161.490 48,06 194.393 45,18 32.903 20,37
Công nghiệp 8.935 2,66 29.265 6,8 20.330 227,5
Xây dựng 6.454 1,92 13.811 3,21 7.357 114
Phân phối điện 209 0,06 976 0,23 767 367
Thương nghiệp, dịch vụ 138.318 41,16 167.728 38,98 29.410 21,26
Ngành khác 20.629 6,14 24,122 5,6 3.493 16,93
(Nguồn: Phòng kinh doanh) Sau khi tiến hành tính toán, phân tích các số liệu do Phòng kinh doanh cung cấp, KTV nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm có sự tiến triển tốt, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn đạt kế hoạch đề ra, dư nợ đều không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2009 tổng dư nợ cho vay tăng đáng kể so với năm 2008, cụ thể là tổng dư nợ năm 2009 đạt 430.285 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 94.250 triệu đồng, tương
ứng với tỷ lệ tăng là 28,05% trong khi đó kế hoạch năm 2009 là tổng dư nợ tín dụng tăng 18% so với thực hiện 2008, tức là theo kế hoạch dư nợ năm 2009 là 396.521 triệu đồng. Qua đó, KTV nhận thấy kết quả thực hiện của tổng dư nợ vượt quá nhiều so với kế hoạch đề ra (vượt hơn 33 tỷ đồng), vì vậy KTV sẽ tập trung vào kiểm toán các khoản cho vay nhiều hơn bằng cách tiến hành kiểm tra, đối chiếu chi tiết giữa số liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính với số dư chi tiết các tài khoản cho vay.
Với phương châm “đi vay để cho vay”, Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc đã không ngừng khai thác, huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng bao gồm cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, công ty... thuộc tất cả các ngành kinh tế nhưng trong đó khách hàng truyền thống của ngân hàng là các hộ nông dân. Bằng chứng là trong tổng dư nợ phân loại theo thành phần kinh tế thì cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất 57,61% (năm 2009) do đó KTV sẽ chú trọng vào kiểm toán hồ sơ cho vay hộ sản xuất cũng như kiểm tra việc theo dõi cho vay hộ sản xuất trên phần mềm IPICAS. Do số lượng hồ sơ hộ sản xuất thường rất nhiều nên KTV phải chọn mẫu để kiểm tra nhưng tối thiểu phải kiểm tra được 50% số hồ sơ. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ nhưng CTCP, công ty TNHH lại có tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn nhất, năm 2009 tăng 46,35% so với năm 2008. Đây là một biến động bất thường mà KTV phải lưu ý, nếu các khoản vay này gặp rủi ro thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi vì hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thường lớn hơn so với các TPKT khác do đó trọng tâm cuộc kiểm toán là tập trung vào kiểm tra 100% hồ sơ cho vay doanh nghiệp: kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ kinh tế, hồ sơ pháp lý và hồ sơ đảm bảo tiền vay nhằm phát hiện ra những giấy tờ còn thiếu để yêu cầu bổ sung hoặc đưa ra những kiến nghị khác nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc thì cho vay ngắn hạn là loại hình tương đối ổn định. Trong suốt nhiều năm, đối tượng cho
vay ngắn hạn chủ yếu của ngân hàng là để mua nguyên vật liệu, dự trữ hàng hoá, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản đảm bảo. Những năm về trước, Chi nhánh thường hạn chế cho vay trung và dài hạn vì thiếu các công cụ quản lý rủi ro và nhất là thiếu vốn huy động dài hạn. Nhưng những năm trở lại đây, để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, ngân hàng đã chú ý đến phần thị trường cho vay trung, dài hạn nên dư nợ trung, dài hạn tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng cụ thể tăng 199.442 triệu đồng so với 2008, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 46,35% trong tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ cơ cấu cho vay đã được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, góp phần gia tăng dư nợ. Để đánh giá về mức độ hợp lý của các khoản vay trung, dài hạn thì KTV tập trung kiểm tra, đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng vay vốn trung và dài hạn đồng thời tiến hành đối chiếu trực tiếp với khách hàng để kiểm tra mục đích sử dụng vốn có đúng như hợp đồng tín dụng đã ký kết không?
Việc kiểm toán cơ cấu tín dụng sẽ giúp KTV có những nhận định bước đầu về tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Qua đó, KTV xác định được những trọng tâm, trọng yếu của cuộc kiểm toán. Đây là cơ sở để chọn mẫu kiểm tra chi tiết về sau.