Hoàn thiện phương pháp kiểm toán

Một phần của tài liệu Báo cáo “Nâng cao chất lượng KTNB hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc” pptx (Trang 66 - 68)

- Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt

3.2.3Hoàn thiện phương pháp kiểm toán

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của các NHTM nói chung cũng như đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc nói riêng, nhưng hoạt động tín dụng thì luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro tín dụng chỉ chấm dứt khi hợp đồng tín dụng kết thúc. Rủi ro tín dụng không chỉ bao gồm rủi ro trong quy trình tác nghiệp mà còn có cả rủi ro về mặt đạo đức, hành vi của khách hàng, của cán bộ tín dụng hay của chính lãnh đạo...Vì vậy, khi tiến hành KTNB đối với hoạt động tín dụng không thể chỉ tuân theo một chuẩn mực chung nào đó mà cần phải có những cách thức linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Việc lựa chọn cách thức KTNB đúng đã thể hiện sự thành công bước đầu của công tác KTNB tại đơn vị.

Cán bộ KTNB cần kết hợp hiệu quả giữa phương pháp kiểm toán cơ bản (chi tiết) và phương pháp kiểm toán hệ thống. Phương pháp kiểm toán hệ thống sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí thời gian, nhân lực và vật lực. Nhưng đem lại hiệu quả cao hơn vì các KTV khoanh vùng được rủi ro, có cái

nhìn tổng thể về hoạt động, vì thế mà kết quả kiểm toán tốt hơn và có những đánh giá cũng như kiến nghị giải pháp điều chỉnh xử lý đạt hiệu quả cao hơn. Cũng từ điều chỉnh này thì đòi hỏi các cán bộ làm công tác KTNB cần có năng lực cao hơn, có hiểu biết sâu rộng hơn nữa về các hoạt động quản lý điều hành cũng như nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. KTV cần tận dụng khai thác triệt để các phần mềm hỗ trợ để dùng phân tích đánh giá rút ra những nhận xét chính xác hơn về các sai phạm. Đồng thời, các KTV cũng phải xây dựng cho mình phương pháp thu thập bằng chứng một cách khách quan, khoa học và việc thiết lập các hồ sơ công tác.

Các cán bộ làm công tác KTNB phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng cơ cấu tín dụng, quy trình cấp phát tín dụng, để từ đó có những đánh giá đúng đắn về rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của đơn vị. Không chỉ dừng lại ở đó, KTNB còn phải tiến hành kiểm toán giữa các bộ phận nghiệp vụ có mối quan hệ ràng buộc với nhau.

Vì thế, trước hết là KTNB cần lên kế hoạch kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ, bố trí thời gian kiểm toán phù hợp để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai, sử dụng phương pháp chọn mẫu hợp lý để phù hợp với từng mục tiêu kiểm toán. Mặt khác, trong từng cuộc kiểm toán phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp đối chiếu so sánh; phương pháp xây dựng bảng hỏi... để thu thập được thông tin nhiều chiều, thu thập được những số liệu, những căn cứ để phân tích, đánh giá, phát hiện rủi ro và tiềm ẩn rủi ro. Bảng câu hỏi để phỏng vấn nhằm đánh giá mức độ am hiểu của CBTD về quy trình tín dụng, quy trình xếp hạng khách hàng có thể bao gồm các nội dung như:

- Có quy định rõ ràng từng loại giấy tờ phải có khi khách hàng vay tín dụng hay không?

- Có quy định những loại giấy tờ cần phải bổ sung trong trường hợp đặc

biệt hay không?

- Có quy định tổng dư nợ tín dụng tối đa cho từng loại khách hàng của ngân hàng không? (Mức dư nợ do ngân hàng quy định riêng trong khuôn khổ luật pháp).

- Có các tiêu chí để xếp hạng khách hàng không?

- Có quy định ai là người đánh giá lại kết quả xếp hạng khách hàng của CBTD không?

- Ngân hàng có quy định việc định giá tài sản thế chấp cần phải được thực hiện bởi một bộ phận chuyên môn hay không?

- Việc phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng được ngân hàng quy định bằng các văn bản có đúng và đủ hay không?

- Việc tiến hành giám sát đối với khoản vay của khách hàng có được tiến hành sâu sát và thường xuyên hay không?

- Có thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hay không?

Một phần của tài liệu Báo cáo “Nâng cao chất lượng KTNB hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc” pptx (Trang 66 - 68)