- Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt
2.2.5.2 Kiểm tra quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh
Theo quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về quy trình tín dụng cho các TCTD chung và Luật các TCTD đã nêu ra trong Chương 3 mục 2 thì một quy trình tín dụng về cơ bản có 6 bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Phân tích tín dụng
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Bước 4: Giải ngân
Bước 5: Giám sát tín dụng
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Trên cơ sở hướng dẫn chung đó, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/ QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 hướng dẫn cụ thể về quy trình tín dụng chung làm cơ sở cho CBTD, quản lý tín dụng thực hiện và kiểm tra. Bên cạnh đó còn ban hành quy trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư và quy trình cho vay và quản lý tín dụng doanh nghiệp trong “Sổ tay tín dụng”.
Quy định về quy trình cấp tín dụng được NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra mang tính khuôn mẫu và được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng sẽ phải tuân theo, thực hiện đúng theo các bước đã nêu trên. Mỗi một bước trong quy trình cấp tín dụng sẽ chính là căn cứ để cán bộ làm công tác KTNB kiểm tra đánh giá về mức độ tuân thủ quy trình cũng như việc cài đặt các chốt kiểm soát trong quy trình có được thực hiện hữu hiệu không? Từ đó tạo ra sự thuận tiện hơn trong công việc của KTNB.
Bên cạnh các quy định về quy trình cấp tín dụng cụ thể trên, NHNo&PTNT còn ban hành Cuốn “ Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT” giúp cho các CBTD căn cứ vào đó thực hiện công việc của mình. Và đặc biệt là bộ phận làm công tác KTNB căn cứ vào đó để đưa ra nhận định đúng đắn khách quan, trung thực về các hồ sơ tín dụng được kiểm toán.
Quy trình tín dụng chung được NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra và Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc đã áp dụng tiến hành theo các bước cụ thể sau đây:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn: CBTD làm đầu mối trực tiếp hướng dẫn thủ tục cho khách hàng có nhu cầu. Giải đáp những thắc mắc bước đầu cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế của khách hàng vay.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn: CBTD phân tích năng lực tài chính của khách hàng vay vốn để xác định khả năng trả nợ, đánh giá các phương án/dự án sản xuất kinh doanh để xác định tính khả thi của dự án, thời gian hoàn vốn... Từ đó, chuyển hồ sơ vay vốn, lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay/không cho vay cho lãnh đạo Phòng kinh doanh.
Bước 3
- Phê duyệt cho vay: trên cơ sở tờ trình kiêm báo cáo thẩm định của CBTD kèm theo hồ sơ vay vốn, trưởng Phòng kinh doanh xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập và cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định. Giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng kinh doanh để quyết định về việc cho vay/không cho vay. Nếu cần thiết, Giám đốc chi nhánh có thể thành lập tổ tái thẩm định bao gồm ít nhất 2 thành viên để thẩm định lại phương án/dự án. Nếu giá trị giao dịch vượt thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc chi nhánh trình lên ngân hàng cấp trên quyết định. Khi được ngân hàng cấp trên đồng ý (thông báo bằng văn bản), ngân hàng cấp dưới mới được thực hiện.
- Ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan:
+ Đối với khách hàng, hợp đồng tín dụng phải được khách hàng vay hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp ký. Đối với ngân hàng, hợp đồng do Giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp ký.
+ CBTD ngân hàng cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
- Ngân hàng tiến hành giải ngân sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng và nhập thông tin vào hệ thống IPICAS.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng vay và khoản vay sau khi cho vay: căn cứ hợp đồng và hệ thống IPICAS, CBTD theo dõi, thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi theo đúng quy định tại hợp đồng. Định kỳ, Trưởng phòng kinh doanh thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng cấp trên.
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí, xử lý phát sinh, điều chỉnh tín dụng: bao gồm việc điều chỉnh lại cơ cấu, thời gian trả gốc, lãi.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ, đây là bước cuối cùng của quy trình cấp tín dụng khi khoản vay được tất toán.
Sơ đồ 2.4: Quy trình tín dụng tại Chi nhánh
Nhu cầu tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn Thẩm định các điều kiện tín dụng
Xét duyệt cho vay, ký duyệt hợp đồng tín
dụng Giải ngân, theo dõi, giám
sát việc sử dụng vốn vay
Thu nợ, lãi, phí và xử lý nợ phát sinh
Qua kiểm tra việc thực hiện quy trình tín dụng tại Chi nhánh, KTV đã rút ra một số nhận xét sau:
Chi nhánh đã tổ chức triển khai tốt các cơ chế, quy định của ngành về nghiệp vụ cho vay, tuân thủ quy trình tín dụng chung của hệ thống NHNo. Các bước thực hiện trong quy trình đều bám sát Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Việc xét duyệt cho vay thực hiện theo đúng phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng trên cơ sở Điều 16 Quyết định số 72/ QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của HĐQT NHNo. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế:
Tại Chi nhánh, chưa có tổ thẩm định do đó CBTD phải đảm nhận từ khâu tiếp xúc với khách hàng đến lập hồ sơ và thẩm định, giám sát sau cho vay; do khối lượng công việc nhiều và áp lực cho nên đôi khi có thể rút gọn bớt một số thủ tục như không thẩm định lại đối với những khách hàng quen thuộc nên rủi ro tín dụng có thể gia tăng. Đây chính là điểm yếu trong quy trình.
Việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp được thực hiện theo phương pháp định giá theo giá trị thị trường nhưng không có bộ phận chuyên môn đảm trách, do đó có thể giá trị tài sản thế chấp được định giá không phù hợp.