Tình hình chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Bối cảnh các công ty ngàn hY tế ở Việt Nam hiện nay

1.2.1. Tình hình chung

Theo ước tính từ hãng nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, năm 2019, giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế là hơn 17 tỉ USD, tương đương 6,6% GDP [13]. Con số trên cho thấy tiềm năng Y tế Việt Nam nói chung và Y tế số (digital healthcare) là rất lớn. Công ty này cũng dự báo rằng chi tiêu cho y tế vào năm 2022 sẽ đạt 23 tỉ USD với mức tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm khoảng 10,7%. Cũng theo kết quả đánh giá của Fitch Solutions, việc áp dụng công nghệ viễn thông vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, giúp người dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Theo Asean Briefing [13], hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.531 bệnh viện, trong đó hơn 86% là bệnh viện cơng và gần 14% là bệnh viên tư, chủ yếu tập trung ở các khu vực đơ thị lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Mặc dù số lượng bệnh viện lớn nhưng thực tế cho thấy vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện chuyên khoa sâu hay một số bệnh viện nổi tiếng đầu ngành dẫn đến thực trạng là các bác sĩ và y tá bị quá tải, phải phục vụ số lượng lớn bệnh nhân, làm việc nhiều giờ trong điều kiện căng thẳng với mức lương khá thấp. Do đó, hệ thống bệnh viện tại Việt Nam cần được nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ.

Bên cạnh các bệnh viện Nhà nước, khu vực tư nhân cũng nhanh chóng tận dụng lợi thế của sự chuyển dịch sang các dịch vụ chăm sóc sức khỏe số. Nhiều cơng ty khởi nghiệp đã nhảy vào lĩnh vực này ở Việt Nam trước khi dịch Covid-19 bùng

phát. Một số công ty cung cấp dịch vụ đặt lịch cho phép bệnh nhân đặt lịch hẹn với bác sĩ mà không cần đến bệnh viện, do đó giảm thời gian xếp hàng và nguy cơ lây nhiễm. Bệnh nhân có thể trao đổi và nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế về các mối quan tâm sức khỏe. Tương tự như vậy, các công ty y tế kỹ thuật số cũng có nhiều cơ hội góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe chất lượng cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn ở Việt Nam.

Theo một báo cáo của YCP Solidiance, các bệnh viện tư nhân hiện có hệ thống quản lý y tế tương đối tiên tiến, hiện đại so với các bệnh viện cơng [1]. Vì vậy, các bệnh nhân có thu nhập cao hơn sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và chất lượng cao hơn. Với số hóa là một lợi thế cạnh tranh, các bệnh viện tư nhân đã đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của họ. Các bệnh viện này được trang bị các sản phẩm và dịch vụ của các công ty công nghệ và thông tin hàng đầu như Oracle hoặc SAP với các hệ thống tiêu chuẩn hóa. Do đó, việc triển khai các công cụ số tại bệnh viện tư nhân ít phức tạp hơn so với các bệnh viện công.

Ngoài ra, Việt Nam hiện nay đã trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số người dân Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người trong năm 2022 và nhóm 65 tuổi trở lên sẽ tăng gần 7,9% trong tổng dân số cả nước năm 2022 và 18,1% năm 2049 (tăng nhanh với mức 7,1% năm 2014). Khi tốc độ già hóa nhiều thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và tuổi thọ trung bình, do đó ngành Dược cũng có cơ hội phát triển nhanh hơn. Theo Song Minh [7], thị trường dược phẩm Việt Nam được định giá khoảng 10 tỉ USD vào năm 2020, so với 5 tỉ USD vào năm 2015. Theo hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô của ngành dược Việt Nam có thể đạt 16,1 tỉ USD vào năm 2026. Ngành này cũng có mức tăng trưởng 2%, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6% trong giai đoạn 2018-2020. Trang Vietnam Briefing cho hay, ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất trong khu vực nhờ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng và dân số già.

Hiện nay, hệ thống sản xuất kinh doanh dược phẩm ngày càng mở rộng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 43.000 đại lý bán buôn, hơn 62.000 đại lý bán lẻ. Trong đó, nhiều DN sản xuất dược lớn như dược Hậu Giang, dược Bình Định, Imexpharm, Pymepharco,… đang tiến hành đầu tư nâng cấp nhà máy, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2022, hứa hẹn sẽ tạo những bước phát triển mới cho sản phẩm dược trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm nhập khẩu. Mới đây, tỉnh Hải Dương cũng đã xác nhận hợp tác với đối tác Ấn Độ để xây dựng Công viên dược phẩm quy mô lớn trị giá 10-12 tỉ USD do DN Ấn Độ đầu tư. Dự án Cơng viên dược phẩm Việt-Ấn có diện tích hơn 900 ha tại huyện Bình Giang và Thanh Miện, lớn nhất tỉnh Hải Dương. Đối với Hải Dương nói riêng, dự án sẽ giúp chào đón các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Đối với Việt Nam nói chung, điều này báo hiệu sự phát triển của ngành dược phẩm trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)