Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Bối cảnh các công ty ngàn hY tế ở Việt Nam hiện nay

1.2.2. Kết quả đạt được

Trong hai năm vừa qua, Việt Nam được xem là điểm sáng trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19. Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì Ngành y tế cũng đã có vai trị to lớn trong việc tham mưu cho Đảng, Chính phủ triển khai thực hiện chủ động, hiệu quả, linh hoạt, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với thực tiễn và thực lực của đất nước. Nhờ vậy, nước ta đã cơ bản ngăn chặn và kiểm soát được dịch Covid-19, điều trị có hiệu quả các ca bệnh nặng, hiểm nghèo, được các tổ chức quốc tế và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Đồng thời, ngành cũng đã thực hiện đạt các chỉ tiêu chủ yếu được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2020 như số giường bệnh trên vạn dân giao 28, đạt 28; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế giao 90,7%, đạt 90,85%. Đạt 6/7 chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020.

Tiếp theo, các thể chế, tổ chức, quản lý nhà nước về y tế tiếp tục được cải thiện - Đã trình và được Quốc hội thơng qua ngay trong một kỳ họp Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phịng, chống HIV/AIDS; Chính phủ ban hành 04 Nghị định và 01 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 08 Chỉ thị và 21 Quyết định, trong đó có nhiều chính sách quan trọng đối với ngành y tế.

Về y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe nhân dân, ngành y tế cũng đã chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là dịch bệnh bạch hầu ở khu vực Tây nguyên, bệnh Whitmore ở miền Trung, bệnh sốt mò ở một số tỉnh miền Bắc. Dịch bệnh HIV/AIDS tiếp tục được kiểm soát. Việt Nam cùng với Anh, Đức, Thụy Sỹ là 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bước đầu triển khai có hiệu quả. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, tầm vóc người dân được cải thiện, chiều cao trung bình của thanh niên: nam đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2009; nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm so với năm 2009. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi của Việt Nam là 19,6%, được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ngành cũng đã đẩy mạnh triển khai Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Đổi mới hoạt động của y tế cơ sở theo nguyên lý y học gia đình, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tổng thể hoạt động trạm y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử. Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở được nâng lên thông qua tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư từ nhiều nguồn vốn: ngân sách địa phương, dự án ODA do EU, WB, ADB,… tài trợ.

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 được tổng kết, đánh giá, đề xuất cho giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo các hoạt động chung của chương trình khơng bị gián đoạn. Chương trình đã đạt được 56/75 (74,67%) mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đóng góp quan trọng vào thực hiện thành công các mục tiêu y tế, dân số quốc gia.

Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường y tế, an toàn thực phẩm. Tỷ lệ chất thải rắn y tế và nước thải y tế tại bệnh viện được xử lý đều tăng so với các năm trước. Các cơ sở y tế duy trì xanh - sạch - đẹp, tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên, tỷ lệ mắc mới một số bệnh học đường giảm đi so với năm 2019. Người lao động được khám bệnh nghề nghiệp tăng 80% so với năm 2015. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đề cao trách nhiệm của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm; cơ bản hoàn thành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Tiếp tục thực hiện thí điểm việc thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm và thanh tra chuyên ngành tại một số địa phương. Tình hình ngộ độc thực phẩm được kiểm soát, giảm về số vụ, số mắc và số tử vong.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp về dân số và phát triển: Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2020 là 73,7 tuổi (tăng 0,1 tuổi so với năm 2019). Duy trì 14 năm liên tiếp từ năm 2006 đạt mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2020 ước tính là 2,12 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính khi năm 2020 là 112,1 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ước đạt 66%. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh ước tính là 50%. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng được mở rộng từ 39,15% năm 2019 lên ước đạt 44% năm 2020.

Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm tử vong bà mẹ, trẻ em, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Hướng dẫn tạm thời dự phịng và chăm sóc phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai ≥ 4 lần trong 3 thời kỳ tăng từ 69,6% lên ước đạt 72% năm 2020. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ tiếp tục duy trì 96%. Tỷ lệ bà mẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc sau đẻ tại nhà trong tuần đầu duy trì 86,5%. Số tai biến sản khoa giảm từ 5,5‰ năm 2019 xuống khoảng 5‰ năm 2020. Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 14‰ năm 2019 xuống 13,9‰ năm 2020.

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/12/2019. Xây dựng Đề án “Phát triển các loại hình dịch vụ Y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch”. Mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ổn định và phát triển với 66 Bệnh viện y học cổ truyền, 88% các bệnh viện thành lập khoa y học cổ truyền, 83,2% trạm y tế có tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tỉ lệ khám bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trên tổng số khám chữa bệnh chung tại tuyến tỉnh chiếm 8,4%, tại tuyến huyện là 13,8%, tại tuyến xã là 30,3%.

Đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, an toàn về chất lượng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế với giá hợp lý phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, phịng chống dịch bệnh, thiên tai. Tiếp tục triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc; Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020. Hệ thống cung ứng thuốc phủ rộng khắp tồn quốc, mật độ trung bình đạt khoảng 1.600 người dân có 1 cơ sở bán lẻ thuốc. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường tiến hành

thường xuyên; tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng trong các năm được duy trì ở mức thấp dưới 2%. Các nhà máy sản xuất vắc xin trong nước đã cung ứng được 10 trong tổng số 11 vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Thay đổi 02 hội đồng cấp phép ngành dược, trang thiết bị y tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư cho ngành dược, ngành trang thiết bị. Tiếp tục ban hành các hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị y tế, đặc biệt là các thiết bị, vật tư phòng chống dịch Covid-19. Đẩy mạnh đầu tư, tạo điều kiện cho các DN trong nước sản xuất, cung ứng, xuất khẩu các sinh phẩm, trang thiết bị y tế. Ban hành Thông tư quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế cơng lập; tiếp tục hồn thiện Đề án “Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế sản xuất trong nước”.

Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế, xây dựng các văn bản pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia, Trung tâm thi đánh giá năng lực hành nghề. Tăng cường giám sát, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Tiếp tục xây dựng chuẩn năng lực cơ bản các ngành khoa học sức khỏe. Triển khai nghiên cứu và sản xuất thành công Kit realtime RT-PCR, Test Elisa phát hiện SARS-CoV-2; các sinh phẩm xét nghiệm, máy thở; đánh giá tính an tồn, hiệu quả của thuốc nhằm xây dựng phác đồ điều trị Covid-19; nghiên cứu và đang thử nghiệm lâm sàng vắc xin phục vụ phòng chống Covid-19.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân: tăng cường trao quyền tự chủ, phân cấp cho các đơn vị nhưng có kiểm sốt về khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhân lực làm việc tại các cơ sở xã hội hóa. Xây dựng giá dịch vụ y tế tính đúng tính đủ chi phí quản lý và khấu hao để chuẩn bị ban hành khi điều kiện kinh tế xã hội cho phép; xây dựng giá dịch vụ y tế dự phòng. Đẩy mạnh đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương, đàm phán giá thuốc, hồn thành thí điểm đấu thầu tập trung cấp Bộ một số vật tư y tế để giảm giá thuốc, vật tư khám chữa bệnh cho người dân. Công bố công khai kết quả trúng thầu, giá bán trang thiết bị, vật tư y tế để các đơn vị tra cứu và tăng cường minh bạch trong công tác đấu thầu. Phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định mua sắm. Xây dựng Nghị định xã hội hóa, liên doanh liên kết. Trong bối cảnh tác động của dịch bệnh, Bộ Y tế vẫn phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

nỗ lực phấn đấu vượt mục tiêu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, giao 90,7%, đạt 90,85%. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thông tuyến tỉnh trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 01/01/2021. Giải quyết các vướng mắc trong thanh quyết toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, khám chữa bệnh, giám định thanh toán bảo hiểm y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc. 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện; nhiều bệnh viện đã ứng dụng bệnh án điện tử, 8 bệnh viện đã công bố sử dụng bệnh án điện tử thay bệnh án giấy, 20 bệnh viện sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) khơng in phim. Xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa - telemedicine, kết nối vạn vật y tế - IoMT. Bộ Y tế được xếp hạng thứ 4 về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019.

Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tích cực tham dự các hội nghị quốc tế và đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, giải quyết các vấn đề y tế khu vực và toàn cầu. Trong đại dịch toàn cầu, ngành y tế đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, nhất là Tổ chức Y tế thế giới, trong nghiên cứu, triển khai, hoàn thiện phác đồ điều trị, nghiên cứu vắc xin, kêu gọi hỗ trợ vật chất, trang thiết bị y tế cần thiết. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với nhiều nước trong phòng chống dịch Covid-19. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan xây dựng dự án thành lập Trung tâm ASEAN đáp ứng với các tình huống y tế cơng cộng khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm mới nổi, đề xuất đặt tại Việt Nam; thành lập Kho vật tư y tế ASEAN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)