Thuận lợi và thách thức trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Bối cảnh các công ty ngàn hY tế ở Việt Nam hiện nay

1.2.4. Thuận lợi và thách thức trong thời gian tới

1.2.4.1. Thuận lợi

Thứ nhất, chương trình số hóa tại các bệnh viện và phòng khám đang được

thúc đẩy trên cả nước. Đặc biệt là các giải pháp thông minh như cơng nghệ dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện tốn đám mây và cơng nghệ di động đang được khuyến khích sử dụng để giúp giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện cơng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh cũng như chất lượng ngành Y tế.

Thứ hai, ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi số 61/2020/QH14 gồm 7 chương và 77 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nhằm khuyến khích đầu tư vào 5 lĩnh vực trọng điểm, trong đó có lĩnh vực Y tế. Các dự án thuộc các lĩnh vực này sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế thu nhập DN, miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng. Điều này mở ra hy vọng về một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời đáp ứng được nhu cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phát triển.

Thứ ba, Việt Nam hiện đang có quy mơ dân số lớn với trên 97 triệu dân

nhưng lại có dấu hiệu già hóa nhanh; đồng thời tình trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn,... dẫn đến nhu cầu về dược phẩm và các trang thiết bị y tế là rất lớn. Đây phần nào cũng là động lực để các cơng ty dược phẩm nói riêng và Y tế nói chung tiếp tục tìm kiếm và cho ra đời các loại thuốc mới, nâng cao chất lượng địch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới trong 5 năm sắp tới.

1.2.4.2. Thách thức

Thứ nhất, hầu hết các bệnh viện công trong nước đã được xây dựng từ lâu và

đến nay vẫn hoạt động theo phong cách truyền thống. Điều này dẫn đến một số tồn tại như cơ sở hạ tầng đã cũ và lạc hậu; thói quen sử dụng tài liệu giấy; các quy trình hành chính rườm rà và phức tạp làm chậm việc áp dụng kỹ thuật số; các bệnh viện cũng sử dụng những giải pháp, phần mềm khác nhau nên khó khăn trong việc kết nối dữ liệu,...

Thứ hai, lĩnh vực y tế số tại Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với

tiềm năng của nó, vốn đầu tư thu hút được ít hơn đáng kể so với các lĩnh vực liên quan như thanh toán hoặc thương mại điện tử.

Thứ ba, các công ty dược phẩm Việt Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được

khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân, còn lại phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa phát triển cũng như áp dụng được cơng nghệ hóa dược hiện đại, cũng chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn, chưa kể chi phí đầu tư cơng nghệ và nghiên cứu tốn kém.

Thứ tư, Việt Nam hiện đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập

khẩu cho sản xuất dược phẩm, có tới 90% nguyên liệu phải nhập khẩu. Phần lớn DN tập trung sản xuất những loại thuốc thơng thường, chưa có nhiều DN đầu tư sản xuất các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt và thuốc chuyên khoa đặc trị. Do đó, rất khó để cạnh tranh với các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Theo SSI, các cơng ty dược trong nước có thể phải đối mặt với việc giá nguyên phụ liệu tăng cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)