Một số hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

4.2. Một số hàm ý quản trị

4.2.1. Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp

Như đã trình bày ở những nội dung trước, quy mơ DN được tìm thấy có tác động tích cực đến HQKD của các cơng ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. Dễ hiểu rằng các DN có quy mơ lớn sẽ có tiềm lực sản xuất lớn, vì vậy sẽ tận dụng được lợi thế về quy mơ để sản xuất nhiều hơn với chi phí rẻ hơn. Bên cạnh đó, DN có quy mơ lớn cũng thường có nguồn tài chính vững vàng, chủ động được trong việc tìm kiếm các dự án sinh lời cao hay thị trường mới. Đồng thời, các DN này cũng dễ tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng, đối tác hơn các DN nhỏ. Từ đó, DN lớn cũng dễ nâng cao HQKD hơn.

Vì vậy, tác giả cho rằng để nâng cao HQKD của các công ty ngành Y tế thì cần lưu ý đến quy mơ DN. Nếu các cơng ty Y tế đang có quy mơ vừa và nhỏ thì cần từng

bước cố gắng chứng tỏ năng lực và vị thế của mình trên thương trường, từ đó tích lũy dần lợi nhuận kinh doanh để mở rộng quy mô DN. Đối với các DN lớn thì cần nắm bắt cơ hội và tiềm lực đang có nhằm tận dụng và phát huy được lợi thế về quy mô để đầu tư những công nghệ sản xuất mới, tổ chức nghiên cứu, điều chế nhằm chế tạo ra những sản phẩm y tế khác biệt, chữa được những căn bệnh mà nền y tế hiện nay vẫn còn đang trăn trở. Lợi thế về quy mô này sẽ là điều kiện để các DN lớn chiếm lĩnh thị trường nhưng vẫn tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý quy mô DN trong nghiên cứu này được đo lường bằng logarit tự nhiên của tài sản cho nên trong quá trình hoạt động, các cơng ty ngành Y tế cũng cần phải rà soát lại các loại tài sản của mình để phát huy tốt hơn lợi thế quy mô và sử dụng tài sản hợp lý. Hạn chế đầu tư quá nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản thấp như hàng tồn kho hay khoản phải thu; cần dự trữ tiền hợp lý để gia tăng khả năng sinh lợi, tránh hiện tượng bị chôn vốn; thu hồi các khoản đầu tư nặng vốn nhưng ít sinh lời; nâng cấp, đầu tư TSCĐ mới để gia tăng năng lực sản xuất,... Có như vậy các DN mới phát huy được lợi thế quy mô tài sản lớn, tránh đầu tư dàn trải nhưng hiệu quả lại không cao.

4.2.2. Đối với nhân tố cấu trúc vốn

Theo kết quả nghiên cứu ở chương 3, CTV có tác động tiêu cực đến HQKD của các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam, nghĩa là nếu DN tăng cường vay nợ thì sẽ làm giảm sức sinh lợi của tài sản tức là giảm HQKD. Bởi lẽ khi các DN vay vốn từ bên ngồi sẽ phát sinh các chi phí lãi vay làm giảm lợi nhuận, đồng thời tăng áp lực thanh tốn và rủi ro nếu DN khơng có khả năng chi trả lãi vay và nợ gốc, từ đó khơng chỉ ảnh hưởng đến HQKD mà cịn có thể tăng rủi ro phá sản của DN. Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa đi qua, nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, nhiều DN rơi vào khó khăn thì các cơng ty ngành Y tế cũng khơng ngoại lệ. Đặc biệt, tình hình khách quan của nền chính trị kinh tế thế giới gần đây đã làm cho giá cả nhiều mặt hàng gia tăng chóng mặt, khiến chi phí của các DN bị đội lên rất nhiều, lợi nhuận bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó TTCK Việt Nam cũng đang gánh chịu nhiều cuộc khủng hoảng nặng nề, các dự án của DN trở nên khó khăn hơn trong việc tạo ra lợi nhuận.

Hiện nay, các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam sử dụng trung bình gần 49% NPT trong tồn bộ nguồn vốn của mình. Tỷ lệ nợ này là khá cao, cho thấy tính tự

chủ tài chính của các cơng ty này cịn thấp. Trước tình hình khó khăn nêu trên, trong thời gian tới, các công ty ngành Y tế cần xem xét, cân nhắc lại các khoản nợ vay, bao gồm cả nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn. Cụ thể, nên huy động VCSH nhiều hơn, hạn chế việc đi vay mượn từ bên ngoài. Việc sử dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài để đầu tư cho các dự án trong bối cảnh khó khăn hiện tại của các DN nói chung và DN hoạt động trong lĩnh vực Y tế nói riêng là khá mạo hiểm. Tuy nhiên, nếu buộc phải vay mượn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần có sự so sánh, cân nhắc giữa các loại nợ. Nếu nợ ngắn hạn có ưu điểm là chi phí sử dụng vốn thấp thì lại có nhược điểm là thời gian thanh toán ngắn, áp lực thanh tốn cao. Trong khi đó, nợ dài hạn mang tính ổn định, sử dụng lâu dài nhưng lại có chi phí sử dụng vốn lớn. Do đó, nếu DN cần đầu tư các dự án ngắn hạn, thu hồi vốn nhanh thì nên sử dụng nợ ngắn hạn để tiết kiệm chi phí lãi vay. Ngược lại, nếu dự án có thời gian hồn vốn và sinh lời lâu dài thì nên sử dụng nợ dài hạn để tránh được rủi ro và áp lực thanh toán trong ngắn hạn.

4.2.3. Đối với nhân tố số vòng quay tài sản

Số vòng quay tài sản đã được chứng minh là có tác động tích cực đến HQKD của các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam. Nhân tố này cũng được biết đến khá nhiều thơng qua phương trình Dupont của ROA, đó là:

ROA = Số vịng quay tài sản (Hiệu suất sử dụng tài sản) x Sức sinh lợi của doanh thu thuần

Nhân tố số vòng quay tài sản được đo lường bởi hệ số của doanh thu thuần với tài sản bình qn, phản ánh số vịng quay của tài sản trong kỳ hay nói một cách khác là phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản. Dễ hiểu là khi tổng tài sản của DN có tốc độ quay vịng nhanh thì sẽ tạo được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn trong kỳ, từ đó dẫn đến việc gia tăng sức sinh lợi của tài sản.

Do đó, các cơng ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam cần tập trung cải thiện nhân tố số vòng quay tài sản nếu muốn nâng cao HQKD của mình. Từ cơng thức của chỉ tiêu này cho thấy muốn tăng số vòng quay tài sản thì cần tăng được doanh thu và sử dụng tài sản tiết kiệm và hợp lý. Vì vậy, tác giả cho rằng trong thời gian tới, các công ty ngành Y tế cần cố gắng tăng doanh thu bằng cách tìm kiếm các thị trường mới, nhất là các thị trường tiềm năng từ trước đến giờ chưa khai thác; nghiên cứu các loại thuốc mới, các sản phẩm Y tế mới cũng như các phương pháp điều trị mới; áp dụng dây chuyền công nghệ

sản xuất hiện đại và tiên tiến để nâng cao được chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, cần rà sốt lại các loại tài sản hiện có của DN để xem có đang sử dụng tài sản tiết kiệm và hợp lý hay không. Đối với tài sản ngắn hạn, cần giải phóng bớt lượng hàng tồn kho, xây dựng mơ hình dự trữ hàng tồn kho hợp lý bởi lẽ đây là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản và khả năng chuyển đổi thành tiền thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn. Việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều so với nhu cầu sẽ làm DN dễ bị chơn vốn, từ đó ảnh hưởng đến HQKD. Tiếp theo, xem xét lại các khoản nợ phải thu khách hàng bởi lẽ nếu loại tài sản này có giá trị quá cao nghĩa là DN đang bị chiếm dụng vốn nhiều, có thể dẫn đến việc DN thiếu vốn hoạt động để đầu tư cho các dự án sinh lời. Vì vậy, DN cần rà sốt, phân loại khách hàng trước khi quyết định bán chịu, đồng thời áp dụng chính sách chiết khấu thanh tốn hợp lý nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hoặc trước hạn, kết hợp với việc theo dõi tuổi nợ, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Đối với tài sản dài hạn, cần xem xét các dự án đầu tư dài hạn, thận trọng khi đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn vốn và sinh lời. Riêng các loại TSCĐ thì DN cần thanh lý, nhượng bán bớt những tài sản khơng cịn tốt, kỹ thuật lạc hậu. Thay vào đó là đầu tư tài sản mới, hiện đại hơn để nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm được nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc cải thiện doanh thu cũng như sắp xếp lại các tài sản hiện có, chỉ đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao, năng suất tốt sẽ giúp các tài sản của DN được sử dụng hợp lý, tạo được nhiều doanh thu, lợi nhuận và cải thiện được HQKD.

4.2.4. Đối với nhân tố cấu trúc tài sản

Trong nghiên cứu này, cấu trúc tài sản được tìm thấy là có tác động tiêu cực đến HQKD của các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Do đó, nếu muốn nâng cao HQKD thì cần có sự điều chỉnh lại cấu trúc tài sản cho hợp lý. Trong đó, cấu trúc tài sản được đo lường bằng hệ số của giá trị còn lại của TSCĐ trên tổng tài sản, phản ánh tỷ trọng và mức độ đóng góp của TSCĐ vào quy mơ tổng tài sản.

TSCĐ vẫn thường được coi là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất, mức độ hiện đại hóa dây chuyền công nghệ sản xuất của DN. Tuy nhiên nếu DN có nhiều TSCĐ nhưng phần lớn đã cũ, lạc hậu về công nghệ, hay được sử dụng khơng hết cơng suất thì

sẽ dẫn đến việc mặc dù giá trị TSCĐ trong tổng tài sản khá cao nhưng không tạo ra được nhiều doanh thu và lợi nhuận, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và giảm hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung.

Do đó, theo tác giả, để nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ thì DN cần rà sốt lại các TSCĐ hiện có. Đối với những TSCĐ cịn đang dùng tốt nhưng chưa dùng hết cơng suất thì cần tận dụng thêm năng lực sản xuất của tài sản để tránh gây lãng phí. Đối với những TSCĐ không được dùng đến hay những TSCĐ đã dùng trong thời gian dài, lạc hậu về công nghệ khiến tiêu hao nguyên vật liệu nhiều và giảm năng suất lao động thì cần đưa ra các phương án để nâng cấp hoặc thanh lý, nhượng bán. Đồng thời nên đầu tư TSCĐ có cơng nghệ mới, hiện đại hơn, bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ trên thế giới. Từ đó mới có thể tạo ra được những sản phẩm y tế có chất lượng tốt, cơng nghệ hiện đại, tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất, nâng cao năng suất cho người lao động, tạo tiền đề để cải thiện HQKD cho DN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)