CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu
2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu
2.2.1.1. Quy mô doanh nghiệp
Zeitun và Tian [28] đã lập luận rằng vì chi phí phá sản giảm theo quy mơ DN nên trong nghiên cứu của mình, tác giả đã kỳ vọng rằng quy mơ của cơng ty có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các công ở Jordan. Kết quả đúng như tác giả mong đợi, quy mô DN thật sự là một trong những nhân tố quan trọng, có tác động tích cực đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các công ty trong mẫu nghiên cứu. Điều này được giải thích là do các cơng ty lớn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn so với các DN nhỏ hơn nhờ vào sự đa dạng hóa đầu tư và lợi thế kinh tế về mặt quy mô. Alarussi và Alhaderi [18] thì căn cứ vào lý thuyết dựa trên nguồn lực và cho rằng các DN càng có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính thì chi phí vốn càng thấp. Điều này là hoàn toàn áp dụng được cho các cơng ty có quy mơ lớn bởi quy mô tăng lên, công ty sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính hơn, từ đó dẫn đến chi phí vốn thấp hơn và lợi nhuận cao hơn. Và kết quả hồi quy hoàn toàn ủng hộ lập luận này của tác giả khi tìm thấy mối tương quan tích cực đáng kể giữa quy mơ DN và khả năng sinh lợi tại Malaysia.
Mối quan hệ tích cực giữa quy mơ DN và HQKD cịn được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác như Pouraghajan và cộng sự [25], Võ Thị Tuyết Hằng [5], Huỳnh Thị Tuyết Phượng [9], Trần Tiến Dũng [3],...
Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa kết quả của các nghiên cứu nêu trên cũng như căn cứ vào lý thuyết dựa trên nguồn lực để lập luận rằng, các cơng ty ngành Y tế tại Việt Nam có quy mơ lớn thì dễ dàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, chi phí sử dụng vốn thấp hơn các DN nhỏ. Đồng thời các công ty lớn cũng có sự đa dạng về thị trường để tiếp thị sản phẩm của mình, từ đó dễ nâng cao HQKD hơn. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết đầu tiên như sau:
Giả thuyết H1: Quy mơ DN có tác động tích cực đến HQKD của các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.
CTV là nhân tố được hầu hết các nghiên cứu đề cập đến khi điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN trong các nghiên cứu thực nghiệm. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, CTV có tác động tiêu cực đến HQKD của DN. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng thường xuyên chứng minh được sự đúng đắn của lý thuyết này. Pouraghajan và cộng sự [25] kết luận CTV có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơng ty niêm yết ở Iran. Trong đó, tác giả giải thích rằng các cơng ty có hệ số nợ cao do đi vay, chi phí phát sinh là chi phí tài chính sẽ làm giảm thu nhập rịng và do đó, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ giảm đi. Tương tự, Shahnia và cộng sự [27] khi thực hiện nghiên cứu tại các công ty ngành thương mại, dịch vụ và đầu tư ở Indonesia trong một giai đoạn gần đây cũng kết luận rằng CTV có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA. Trong đó, các tác giả cho rằng các cơng ty nắm giữ nợ càng cao để đáp ứng nhu cầu về vốn thì chi phí tài trợ càng lớn do các công ty phải trả lãi cho các khoản vay nên ROA sẽ càng nhỏ. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam như Zeitun và Tian [28], Alarussi và Alhaderi [18], Nguyễn Lê Thanh Tuyền [16], Võ Thị Tuyết Hằng [5], Hoàng Tùng [15], Huỳnh Thị Tuyết Phượng [9], Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng [6], Nghiêm Thị Thà và Phạm Duy Khánh [11],...
Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa lý thuyết trật tự phân hạng cũng như kết quả từ các nghiên cứu trước để lập luận rằng các công ty trong ngành Y tế nếu vay nợ càng nhiều thì chi phí lãi vay càng lớn, dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế và sau thuế của DN nên làm giảm HQKD. Từ đó, giả thuyết thứ hai được đưa ra như sau:
Giả thuyết H2: CTV có tác động tiêu cực đến HQKD của các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.
2.2.1.3. Khả năng thanh toán
Trong nghiên cứu của mình, Shahnia và cộng sự [27] chỉ ra rằng khả năng thanh tốn hiện hành có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA. Và các tác giả đã giải thích điều này là do các loại hàng tồn kho như ngun vật liệu thơ hay những hàng hố chưa sẵn sàng bán đã làm tăng tài sản ngắn hạn nhưng tạm thời chưa tạo ra lợi nhuận cho công ty, đồng thời các công ty cịn phải chịu chi phí để chế biến những nguyên vật liệu hay hàng hoá này thành những hàng hoá hoàn chỉnh sẵn sàng bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, dù khả
năng thanh toán hiện hành cao nhưng ROA lại giảm. Tại Việt Nam, Trần Tiến Dũng [3] cũng kết luận rằng tỷ số thanh toán ngắn hạn có tác động ngược chiều đến HQKD và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, tác giả lập luận rằng mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng mà nhà quản trị quan tâm, tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao chứng tỏ DN có quá nhiều tài sản ngắn hạn dẫn đến việc rất có thể DN sẽ sử dụng tài sản ngắn hạn kém hiệu quả. Và đây có thể là nguyên nhân gián tiếp làm giảm HQKD. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết tiếp theo như sau:
Giả thuyết H3: Khả năng thanh tốn có tác động tiêu cực đến HQKD của các công ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.
2.2.1.4. Tốc độ tăng trưởng
Zeitun và Tian [28] kết luận rằng tốc độ tăng trưởng cao đi kèm với chi phí sử dụng vốn thấp hơn và tỷ lệ ROA đại diện cho hiệu quả hoạt động cao hơn. Pouraghajan và cộng sự [25] cũng chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa cơ hội tăng trưởng và các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của DN. Tại Việt Nam, Võ Thị Tuyết Hằng [5] tìm thấy tốc độ tăng trưởng tài sản cao có ảnh hưởng tích cực đến HQKD. DN càng tập trung mở rộng đầu tư để hoạt động kinh doanh thì càng đạt hiệu quả và ngày càng phát triển.
Kế thừa kết quả của các nghiên cứu nêu trên, tác giả lập luận rằng trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, tốc độ tăng trưởng cao sẽ giúp DN trong ngành Y tế đảm bảo sự phát triển trong tương lai, có thể mở rộng quy mơ hoạt động, tăng tích lũy vốn, tạo được uy tín trên thị trường. Từ đó, DN có thể dễ dàng mở rộng thị trường, tăng được lợi nhuận và HQKD. Do đó, giả thuyết tiếp theo được đưa ra như sau:
Giả thuyết H4: Tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến HQKD của các cơng ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.
2.2.1.5. Số vòng quay tài sản
Pouraghajan và cộng sự [25] tìm thấy mối tương quan thuận chiều giữa số vịng quay tài sản với hiệu quả hoạt động kinh doanh đại diện bởi cả ROA và ROE tại mức ý nghĩa 1% ở các công ty niêm yết Iran. Tương tự, Alarussi và Alhaderi [18] cũng tìm thấy
mối quan hệ tích cực giữa số vịng quay tài sản và chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của DN.
Chỉ tiêu số vòng quay tài sản phản ánh tốc độ luân chuyển của các loại tài sản trong DN. Nếu tài sản quay vòng nhanh nghĩa là lượng tài sản đó tạo ra được nhiều doanh thu, và đây là tiền đề để tạo ra được nhiều lợi nhuận, từ đó có thể góp phần nâng cao HQKD của DN. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng các cơng ty ngành Y tế có số vịng quay tài sản cao thì sẽ nâng cao được HQKD và đưa ra giả thuyết tiếp theo như sau:
Giả thuyết H5: Số vịng quay tài sản có tác động tích cực đến HQKD của các cơng ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.
2.2.1.6. Thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động là nhân tố tiếp theo thường xuyên được chứng minh là có tác động đáng kể đến HQKD của DN. Bhayani [20] lập luận rằng các DN hoạt động lâu năm sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nên sẽ sắp xếp hợp lý các chính sách hoạt động của mình và giúp cải thiện việc quản lý DN. Kết quả thực nghiệm đã ủng hộ lập luận của tác giả khi chỉ ra tuổi của DN (thời gian hoạt động) là một trong những nhân tố quan trọng, tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của DN. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng cho ra kết quả tương tự như Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo [8], Trần Tiến Dũng [3],...
Trong nghiên cứu này, tác giả ủng hộ quan điểm của Bhayani [20] và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây để cho rằng các công ty ngành Y tế có thời gian hoạt động lâu sẽ có nhiều kinh nghiệm trong q trình kinh doanh, đồng thời các cơng ty này có thị trường và lượng khách hàng ổn định cũng như đã tạo được uy thế, vị trí trên thương trường. Đây là những điều kiện quan trọng để DN sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, tạo được doanh thu và lợi nhuận ổn định, nâng cao được HQKD. Do đó, tác giả tiếp tục đưa ra giả thuyết tiếp theo như sau:
Giả thuyết H6: Thời gian hoạt động có tác động tích cực đến HQKD của các cơng ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.
2.2.1.7. Cấu trúc tài sản
Tương tự như CTV, cấu trúc tài sản là nhân tố xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu điều tra các nhân tố tác động đến HQKD của DN. Trong số đó, có một số
ít nghiên cứu chỉ ra cấu trúc tài sản có tác động tích cực đến HQKD như Pouraghajan và cộng sự [25], Trần Tiến Dũng [3]; một số ít nghiên cứu tìm thấy cấu trúc tài sản khơng có tác động đến HQKD như Võ Thị Tuyết Hằng [5] hay Hoàng Tùng [15].
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu còn lại đều kết luận rằng cấu trúc tài sản có tác động tiêu cực đến HQKD ([6], [8], [9], [11], [16], [28],...). Chẳng hạn, Zeitun và Tian [28] tìm thấy rằng các cơng ty ở Jordan có tỷ lệ TSCĐ cao thì có hiệu quả hoạt động thấp hơn, điều này có nghĩa là các cơng ty này đầu tư nhiều TSCĐ nhưng không sử dụng TSCĐ của họ một cách hiệu quả. Tại Việt Nam, Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo [8] cũng kết luận tỷ lệ TSCĐ/tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động DN đo lường bởi cả hai chỉ tiêu là ROE và ROA với mức ý nghĩa tương ứng là 1% và 5%. Từ đó, hai tác giả cho rằng các DN phải tìm biện pháp hạ tỷ lệ này xuống bằng cách giảm bớt lượng TSCĐ hoặc làm tăng giá trị tổng tài sản của DN.
Trong nghiên cứu này, tác giả ủng hộ kết quả của Zeitun và Tian [28] và phần lớn các nghiên cứu trước đây để cho rằng các cơng ty có tỷ trọng TSCĐ cao nhưng sử dụng TSCĐ khơng hiệu quả như sử dụng máy móc thiết bị không hết công suất, nhiều TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời thì rất dễ làm giảm HQKD của DN. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết cuối cùng như sau:
Giả thuyết H7: Cấu trúc tài sản có tác động tiêu cực đến HQKD của các cơng ty ngành Y tế trên TTCK Việt Nam.