7. Kết cấu của đề tài
2.1. Tổng quan về huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử
Vân Canh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Bình Định, nằm cách trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Quy Nhơn 40 km về hƣớng Tây Nam. Ranh giới hành chính của huyện: Phía Đơng giáp huyện Tuy Phƣớc và Thành phố Quy Nhơn; Phía Tây giáp huyện Kơng Choro, tỉnh Gia Lai; Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên và phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và huyện An Nhơn.
Huyện Vân Canh đƣợc tái lập ngày 24/8/1981 do tách ra từ huyện Phƣớc Vân cũ, ban đầu gồm 04 xã Canh Hiệp, xã Canh Hòa, xã Canh Liên và xã Canh Thuận. Ngày 23/9/1981, chuyển 02 xã Canh Hiển và xã Canh Vinh (tách ra từ xã Phƣớc Thành) thuộc huyện Tuy Phƣớc về huyện Vân Canh quản lý. Ngày 19/4/2002, thành lập thị trấn Vân Canh - thị trấn huyện lỵ của huyện Vân Canh trên cơ sở 1.396,61 ha diện tích tự nhiên và 2.861 nhân khẩu của xã Canh Thuận; 599,26 ha diện tích tự nhiên và 2.334 nhân khẩu của xã Canh Hiệp.
Toàn huyện Vân Canh có 07 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vân Canh (huyện lỵ) và 06 xã Canh Hiển, xã Canh Hiệp, xã Canh Hòa, xã Canh Liên, xã Canh Thuận, xã Canh Vinh; với tổng 48 thôn làng. Trong đó có 46/48 thơn làng đặc biệt khó khăn đƣợc đầu tƣ theo các chƣơng trình phát triển KT-XH của Nhà nƣớc. Ngồi ra, xã vùng cao Canh Liên (đồng bào dân tộc Chăm, Bana chiếm trên 90% dân số ở xã này) huyện Vân Canh nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nƣớc.
Địa hình có độ cao chênh lệch giữa các vùng trong huyện rất lớn. Độ cao lớn nhất là 700 mét, trung bình là 200 mét, địa hình bị chia cắt mạnh, phần lớn là các sƣờn núi có độ dốc trên 250 mét. Địa hình núi thấp và thung lũng kiến tạo - xâm thực, chủ yếu là đất nông nghiệp và các khu dân cƣ xen kẽ, sông suối và các hồ đập. Do đó thế mạnh của huyện là phát triển lâm nghiệp, phát triển trồng trọt.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Giai đoạn 2017 - 2021, tốc độ tăng GTSX (theo giá SS 2010) bình quân hàng năm đạt 17,29%, trong đó, tăng cao nhất là ngành công nghiệp - xây dựng đạt 26,0%, tiếp theo là ngành thƣơng mại - dịch vụ đạt 23,37%, ngành nông, lâm, thủy sản (NLT) đạt 13,39%.
Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Vân Canh từng bƣớc có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ. Tuy ngành NLTS vẫn tăng trƣởng qua các năm, nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế đã giảm dần. Tỷ trọng ngành NLTS giảm từ 67,3% xuống 60,4%, tƣơng ứng tỷ trọng ngành CN-XD tăng từ 26,7% lên 31,8% và ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng nhẹ từ 6,0% lên 7,8%. Cơ cấu bình qn tồn giai đoạn ngành NLTS đạt 64,1%; ngành CN- XD đạt 29,2% và ngành thƣơng mại - dịch vụ đạt 6,7%.
2.1.2.2. Về xã hội
* Đặc điểm dân cƣ, nguồn lao động và xóa đói giảm nghèo
Năm 2021, dân số của huyện là 28.563 ngƣời, đứng thứ 10/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Giai đoạn 2017 - 2021 tỷ lệ dân số trung bình ở khu vực thành thị là 24,1% và nông thôn là 75,9%. Huyện Vân Canh có 3 dân tộc chính, trong đó kinh chiếm 57,2%, Chăm 22,19%, Ba Na 19,9%, dân tộc khác 0,9%. Cho thấy tỷ lệ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tƣơng đối cao 42,8%.
Dân số trong độ tuổi 15 trở lên chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số, bình quân giai đoạn 2017 - 2021 là 60,26% tổng số dân; Nguồn lao động phi
nơng nghiệp trên địa bàn huyện trung bình giai đoạn 2017 - 2021 là 40,23%. Cuối năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 32,04%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 23,98%, số hộ nghèo 2.783 hộ trong đó hộ nghèo là dân tộc thiểu số: 2.025 hộ chiếm (72,76%). Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn rất cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh, nhất là tỷ lệ hộ nghèo ngƣời dân tộc thiểu số.